Cán bộ, công chức hành hung người sẽ bị xử phạt như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hành vi hành hung, đe dọa người khác theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ bị xử lý như thế nào? Công chức nhà nước mà hành hung người khác thì có bị kỷ luật buộc thôi việc không? Luật sư tư vấn và giải đáp những quy định pháp luật liên quan:

Mục lục bài viết

1. Cán bộ, công chức hành hung người sẽ bị xử phạt như thế nào?

Thưa luật sư, tôi bị người khác dùng lời lẽ thô tục xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, còn bị hành hung (không để lại thương tích) và còn bị dọa đánh. Sau đó, tôi đã đến trình báo sự việc với công an phường.

Sự việc trên có bạn trai tôi đi cùng chứng kiến, nên bạn trai tôi đã ra làm chứng cho tôi. Vì bạn trai tôi làm việc trong cơ quan nhà nước nên phía bên kia đã làm đơn vu khống bạn trai tôi trước cơ quan nơi anh ấy đang công tác là anh ấy xông vào nhà hành hung người khác. Cơ quan bạn trai tôi có liên hệ với công an phường để xác minh vụ việc. Xin luật sư tư vấn giúp tôi các vấn đề sau:
– Công an phường cho rằng tôi và bạn trai tôi trong cả hai vụ việc đều không thể làm chứng cho nhau. Vậy ý kiến của công an phường là đúng hay sai?
– Do bên kia quen biết với công an phường, nên công an phường kết luận không đúng sự thật cho rằng bạn trai tôi cầm cái gương soi để bàn (vật được bên kia cho là bạn trai tôi đã dùng để hành hung) có ý định chọi nhưng được ngăn lại. Với kết luận như trên thì hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức nào sẽ được áp dụng với bạn trai tôi?
– Hiện nay bạn trai tôi đang được xem xét kết nạp Đảng, nếu bị xử lý kỷ luật như vậy thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc kết nạp?
Rất mong nhận được sự giải đáp của Luật sư. Tôi chân thành cảm ơn!

Người hỏi: TTHC

Tổng đài luật sư trực tuyến gọi: 0899456055.

Trả lời:

* Thứ nhất, về người làm chứng:

Khoản 1 và khoản 2 Điều 66 quy định về người làm chứng như sau:

Điều 66. Người làm chứng

1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

2. Những người sau đây không được làm chứng:

a) Người bào chữa của người bị buộc tội;

b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.”

Căn cứ theo quy định pháp luật trên thì bạn và bạn trai bạn được làm chứng cho nhau.

* Thứ hai về hình thức xử phạt cán bộ, công chức:

Theo như bạn trình bày thì: “do bên kia quen biết với công an phường, nên công an phường kết luận không đúng sự thật cho rằng bạn trai tôi cầm cái gương soi để bàn (vật được bên kia cho là bạn trai tôi đã dùng để hành hung) có ý định chọi nhưng được ngăn lại“, trong trường hợp này bạn có thể làm đơn khiếu nại, tố cáo gửi tới cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết.

Việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức còn phải căn cứ vào nội quy lao động, nội quy ngành nơi bạn trai bạn đang công tác, bạn có thể tham khảo điều 78, 79 :

Cán bộ vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

– Khiển trách;

– Cảnh cáo;

– Cách chức;

– Bãi nhiệm.

Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ. Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

– Khiển trách;

– Cảnh cáo;

– Hạ bậc lương;

– Giáng chức;

– Cách chức;

– Buộc thôi việc.

Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.

* Thứ ba về kết nạp Đảng:

Điều 1 Điều lệ Đảng quy định:

“1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.”

Như vậy, việc bị xử lý kỷ luật sẽ ảnh hưởng tới việc kết nạp Đảng của bạn trai bạn. Bạn trai bạn có thể không được kết nạp Đảng.

>> Tham khảo thêm nội dung:

2. Tư vấn về tội ?

Thưa luật sư: hiện tại, em chưa làm đơn nhưng chồng nhắn tin dọa nạt giết em và cả gia đình thì em làm thế nào? Em xin cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Với hành vi của chồng bạn rằng nhắn tin đe dọa giết bạn và người nhà bạn. Hành vi này được thể hiện qua hình thức tin nhắn khiến cho bạn lo sợ rằng hành vi này có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trường hợp nếu chồng bạn nhiều lần nhắn tin, đe dọa bạn và gia đình có thể bị coi là phạm tội đe dọa giết người nếu nội dung của tin nhắn có việc dọa giết, đồng thời nội dung và phương thức nhắn tin phải làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện sẽ cấu thành tội đe dọa giết người theo Điều 133 quy định như sau:

Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Do đó, nếu bạn có chứng cứ đầy đủ thì bạn sẽ trình báo với Cơ quan công an nơi sự việc xảy ra để kịp thời giải quyết vấn đề này cho bạn và gia đình. Trong trường hợp này, bạn có thể gửi đơn tố cáo đến công an phường nơi chồng bạn cư trú, để cơ quan công an tiến hành giải quyết. Tùy vào mức độ hành vi của chồng bạn mà anh có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

3. Phòng vệ chính đáng của nhân viên y tế khi bị người nhà bệnh nhân hành hung?

Xin chào Xin giấy phép, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Tôi là bác sĩ, công tác tại Phòng khám cấp cứu của bệnh viện. Gần đây, trên thông tin đại chúng, chúng ta thấy có những trường hợp người nhà bệnh nhân tấn công nhân viên y tế.

Tôi xin hỏi trong trường hợp nào thì tôi có thể phòng vệ mà không vượt quá giới hạn trong cương vị thầy thuốc nhưng cũng đồng thời là một người bình thường khi đứng trước kẻ côn đồ hung hãn. Ví dụ: khi người ta cầm ghế định phang tôi, hoặc xông đến để đánh tôi, tôi có thể tấn công lại người ta và tấn công một cách tích cực nhất có thể được không? Hoặc tấn công lại người ta đến mức nào? Xin chân trọng cảm ơn!

Người gửi: NK Cuong

>>

Tư vấn quy định về phòng vệ chính đáng ?

– Ảnh minh họa

Trả lời:

Để giải đáp được những điều bạn đang thắc mặc, bạn cần hiểu rằng điều bạn đang muốn hỏi ở đây chính là việc phòng vệ chính đáng”. Vậy để hiểu hơn về vấn đề này, bạn cần biết những điều sau:

Căn cứ Điều 22 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

Điều 22. Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

Theo đó, điều kiện để hành vi của bạn được coi là phòng vệ chính đáng có là:

Cơ sở pháp sinh quyền phòng vệ chính đáng: đó là sự tấn công đang hiện hữu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền hoặc lợi ích chính đáng của công dân.

Như vậy, chỉ có thể nói đến phòng vệ chính đáng khi có hành vi của con người đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội. Hành vi này có thể xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền hoặc lợi ích chính đáng của công dân khác mà không nhất thiết phải xâm phạm đến quyền hoặc lợi ích chính đáng của người phòng vệ. Quyền hoặc lợi ích chính đáng bị xâm phạm có thể là quyền nhân thân, quyền sở hữu. những quyền hoặc lợi ích này bị xâm phạm có thể của những hành động của người tấn công (như hành động cướp, hành động hiếp dâm,…) nhưng cá biệt cũng có thể không hành động (như hành vi không cấp cứu những người bị tai nạn của người bác sĩ mà không có lí do chính đáng).

Hành vi tấn công có thể có đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhưng đó không phải là điều kiện bắt buộc vì có hành vi tuy không cấu thành tội phạm nhưng vẫn đòi hỏi phải được ngăn chặn kịp thời để tránh thiệt hại như hành vi đâm, chém của những người không có năng lực trách nhiệm hình sự do mắc bệnh tâm thần. Hơn nữa, khi đứng trước sự tấn công, người bình thường không phải trong trường hợp nào cũng khẳng định được ngay đó là tội phạm hay không là tội phạm.

Hành vi tấn công của con người là cơ sở của quyền phòng vệ chính đáng nhưng nó chỉ là cơ sở chừng nào còn đang xảy ra hoặc đe dọa xảy ran gay tức khắc. Khi hành vi tấn công đã thực sự chấm dứt thì cũng có nghĩa không đòi hỏi phải có hành vi ngăn chặn. Sự phòng vệ lúc này hoàn toàn không đạt được mục đích của phòng vệ chính đáng. Đó có thể là sự trả thù.

Trường hợp phòng vệ này được luật hình sự gọi là phòng vệ quá muộn. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp này sẽ được giải quyết như trường hợp bình thường nếu đã cố ý phòng vệ quá muộn. Còn đối với trường hợp do nhầm tưởng thì vẫn được giải quyết như những trường hợp sai lầm khác. Ở đây, cần chú ý là có thể có hành vi phòng vệ xảy ra sau khi sự tấn công đã kết thúc vẫn được coi là phòng vệ chính đáng nếu phòng vệ đó đi liền ngay sau sự tấn công và có thể khắc phục được thiệt hại do sự tấn công đã gây ra. Ví dụ: người bị cướp giật đã đuổi theo và dùng vũ lực chống lại người cướp giật để lấy tài sản.

Khi hành vi tấn công chưa xảy ra nhưng đã có những biểu hiện đe dọa sự tấn công sẽ xảy ran gay tức khắc thì cũng cho phép được quyền phòng vệ chính đáng. Sự cho phép này là cần thiết khách quan nhằm tạo điều kiện chủ động cho người phòng vệ ngăn chặn sự tấn công được kịp thời và có hiệu quả. Nếu chưa có biểu hiện đe dọa sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc mà đã phòng vệ thì đó là trường hợp phòng vệ quá sớm và vấn đề trách nhiệm hình sự được giải quyết như trường hợp phòng vệ quá muộn.

Nội dung và phạm vi của quyền phòng vệ chính đáng:

Theo quy định tại Điều 22 thì sự chống trả của người phòng vệ phải nhằm vào chính người tấn công, vì có như vậy mới đạt được mục đích của phòng vệ chính đáng là ngăn chặn một cách tích cực sự tấn công, hạn chế thiệt hại do sự tấn công đó đe dọa gây ra. Sự chống trả này của người phòng vệ có thể trực tiếp nhằm vào người tấn công (tính mạng, sức khỏe, tự do) hoặc có thể chỉ nhằm vào công cụ, phương tiện phạm tội mà người đó đang sử dụng. Nhưng dù bằng hình thức nào thì sự chống trả đều có thể gây thiệt hại nhất định cho người tấn công.

Sự chống trả này sẽ phải là sự chống trả cần thiết. Điều này có nghĩa biện pháp chống trả của người phòng vệ (phương tiện, phương pháp, thiệt hại) đặt trong hoàn cảnh cụ thể phải là những biện pháp cần thiết để có thể ngăn chặn được sự tấn công, hạn chế những thiệt hại có thể bị người tấn công gây ra.

Theo đó, phòng vệ chính đáng đòi hỏi biện pháp chống trả nói chung (phương tiện, phương pháp và thiệt hại) là biện pháp cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công đặt trong hoàn cảnh cụ thể. Để đánh giá được sự cần thiết và phù hợp này, trước hết cần phải dựa vào những căn cứ:

+ Tính chất của quan hệ xã hội bị đe dọa xâm hại;

+ Mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra;

+ Sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tấn công;

+ Tính chất và mức độ nguy hiểm của phương pháp và phương tiện hay công cụ mà người tấn công sử dụng;

+ Sức mạnh và khả năng phòng vệ của người phòng vệ đặt trong hoàn cảnh cụ thể…vv

Việc đánh giá này trong thực tế là việc hết sức phức tạp. Điều đó đối với người phòng vệ lại càng không đơn giản… “… người phải phòng vệ có khi không thể có điều kiện bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương thức chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ”.

Do vậy, sự cần thiết trong phòng vệ chính đáng chỉ đòi hỏi là sự cần thiết tương đối. Những trường hợp không cần thiết nhưng sự không cần thiết đó không rõ rang cũng đều được coi là trường hợp cần thiết.

Từ những phân tích trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về phòng vệ chính đáng để có thể áp dụng khi gặp những trường hợp nguy hiểm, cần phải phòng vệ.

>> Tham khảo nội dung liên quan:

4. Bị hành hung vô cớ có kiện được không?

Thưa luật sư, bác tôi đang trên đường đi làm thì bị gia đình nhà anh A cả nhà (vợ, chồng, con, người ở) chặn đường lôi vào nhà đóng cửa đánh bị chấn thương phần mềm và chửi rủa, nhục mạ. Vậy theo luật sư thì tôi nên làm thế nào? Và nếu kiện thì tôi phải làm thế nào? Nếu đưa ra pháp luật thì tôi có cơ may thắng kiện không? Mong luật sư giúp đỡ, tôi xin chân thành cảm ơn!

Tên khách hàng: N.N.H

Bị hành hung vô cớ có kiện được không ?

Trả lời:

Căn cứ Điều 134 quy định:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

…”

Tùy theo mức độ thương tật của bác bạn thì gia đình anh A sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự. Ngoài ra còn phải chịu các trách nhiệm dân sự sau:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

+ Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

>> Xem thêm nội dung:

5. Hành hung người khác bị xử phạt như thế nào?

Luật Minh Khuê giải đáp các thắc mắc về hành vi hành hung người khác theo quy định của pháp luật hiện hành:

Hành hung người khác bị xử phạt như thế nào ?

Trả lời:

Mức xử phạt vi phạm hành chính căn cứ :

“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc ;

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.”

Điều 590 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Điều 134 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, đã được phân tích ở bài viết trên.

Thưa luật sư, tôi đang ngồi trong cửa hàng, thì có 1 nhóm thanh niên khoảng 5-6 người đi xe máy, bịt khẩu trang, tay cầm đao, kiếm. Hai người trong số đó xông vào nhà chém vào tay và chân tôi. Số còn lại thì đuổi theo những người làm cùng tôi ở ngoài cửa hàng. Nguyên nhân là do số thanh niên đó có xích mích với người làm cùng tôi. Hiện nay, tôi đã có giám định thương tật của Viện khoa học hình sự là 30% thương tật. Vậy, trong trường hợp người đã chém tôi và những người đi cùng phạm nhưng tội gì và bị xử phạt như thế nào?

=> Thì những người đó bị phạt tù từ hai năm đến sáu năm theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 134 .

Thưa luật sư, nhà cháu đi thu mua vải thiều và có gặp anh B đi bán vải, sau một hồi mặc cả giá với nhau thì anh B không đồng ý với mức giá đó và còn chửi bới nên tôi đã tát anh B, 20 phút sau anh B cùng 3 người khác đến nơi tôi thu mua vải, họ cầm 2 dao quắm và 2 gậy sắt hành hung và chém vào bả vai tôi khiến tôi nhập viện khâu 7 mũi. Trong trường hợp này ai đúng ai sai và người sai phải đền bù như thế nào?

=>Trường hợp này bạn và anh B đều sai vì bạn đã có hành vi tát anh B là đã có cử chỉ thô bạo, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm anh B. Sau đó, anh B và 3 người kia đánh bạn là đã có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của bạn. Vậy nên cả 2 bên phải đền bù và chịu xử phạt vì những hành vi vi phạm pháp luật này. Mức độ nhẹ sẽ bị xử phạt hành chính, mức độ nặng, đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 134 .

Thưa luật sư, bạn em có xích mích với một người, người đó vác dựa đuổi chém bạn em vào tay, thương tật 0,2%, trong khi đuổi chém bạn em người dó bị thương ở tay khâu 13 mũi. Sau đó, bạn em vớ được cây gậy đập người đó vào đầu may 2 mũi. Giờ người đó gửi đơn kiện bạn em làm sao bây giờ?

=> Bây giờ người đó gửi đơn kiện thì bạn bạn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với hành vi đập cây gậy vào đầu người đó may 2 mũi.

Thưa luật sư, mẹ chồng và chồng em bị anh trai của chồng em tức con trai của mẹ chồng em đánh. Mẹ em vừa bị bóp cổ vừa bị lấy dao dựa chém trượt và cầm dao đánh vào đùi và tay. Hiện nay, chồng em bị thương nhẹ và mẹ em bị hôn mê. Luật sư cho em hỏi em có thể khởi tố người anh đó đi tù được không?

=> Bạn có thể làm đơn tố cáo người đó lên công an hoặc khởi kiện lên Tòa án đều được.

Thưa luật sư, khoảng 18h-20h ngày 13/01/2019 H nhận được cuộc điện thoại từ bạn gái tên T mời đi uống cafe. Khi đến nơi thấy cửa phòng trọ chốt trong và tắt đèn, sợ bạn gái có chuyện gì không hay nên đã mở cửa sổ thì phát hiện T đang ân ái với một người con trai khác (chưa biết tên nên giờ tạm gọi là A). H thấy thế tức giận mắng vài câu rồi bỏ đi trong cơn tức giận và buồn. Trên đường về có ghé quán nhậu. Trong lúc đang ngồi nhậu có điện thoại của T gọi ra điểm hẹn, nơi vắng và tối. H hỏi Thằng đó đâu !! T chưa kịp trả lời thì H bị đâm từ phía sau lưng, chém đứt chân (bể xương bánh chè), hung khí là cây mã tấu, H vì biết khi đến điểm hẹn sẽ có chuyện không hay nên cũng đã chuẩn bị trong xe con dao thái lan nhỏ. Trong lúc giằng co H đâm vào A mấy nhát, sau đó H bất tỉnh và mất máu quá nhiều. Khi tỉnh dậy thì đã nằm tại bệnh viện sau đó nghe tin Người bị H đâm đã tử vong. Xin cho tôi biết H phải chịu mức xử phạt như thế nào? Tôi xin cảm ơn !

Thưa luật sư, cách đây 1 hôm trong cuộc nhậu bố và ông hàng xóm có xảy ra cãi vã, ông ta đánh bố em một cái, xong bố em bỏ về. Khi về nhà thì ông ta có gọi vào số điện thoại bố em để chửi rủa, thách thức, đe dọa… đòi đánh chém bố em, nhưng trong đêm không xảy ra việc gì đáng tiếc cả. Sáng hôm sau thì ông ta tiếp tục gọi điện liên tục chửi mắng, thách thức đánh nhau, đe dọa. Hiện tại, em có ghi âm lại những lời chửi rủa của ông ta. Gia đình em đang lo ngại việc không biết khi nào ông ta dở trò, có nghe nói ông ta đòi kêu người tới đánh. Vậy nên em mong anh chị tư vấn giúp em, giờ em phải làm gì và làm như thế nào?

=> Giờ bạn có thể làm đơn tố cáo gửi lên công an cùng với những bằng chứng đó hoặc bạn báo cáo lên UBND để yêu cầu giải quyết việc này.

6. Bị người yêu cũ hành hung khi có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Xin chào luật sư, tôi có một câu hỏi xin được giải đáp. Vấn đề của tôi như sau: Trong thời gian yêu nhau, A và M nhiều lần có hành vi quan hệ tình dục, A cũng nhiều lần dùng điện thoại chụp ảnh, quay video làm kỷ niệm, M biết nhưng không phản đối.

Khi chia tay nhau, M yêu cầu A xoá bỏ toàn bộ ảnh, phim và những gì liên quan đến kỷ niệm của hai người. Khoảng 01 tháng sau ngày chia tay, A hẹn gặp M để nói chuyện. Khi gặp M, A đòi M cho quan hệ tình dục, M không đồng ý liền bị A doạ đưa ảnh khoả thân của M lên mạng internet, M lo lắng và đành chấp nhận. Sau đó A đe doạ và yêu cầu M phải gửi vào tài khoản cho hắn 40 triệu đồng “coi như mua đứt số phim, ảnh”. M sợ hãi đành chấp nhận làm theo yêu cầu của A. Một lần A gặp M ở dọc đường yêu cầu M vào nhà nghỉ với hắn, M không đồng ý liền bị A đánh đập, giật điện thoại, túi xách của M và bỏ đi. Điện thoại, túi xách của M có tổng trị giá 7 triệu đồng. M tố cáo hành vi phạm tội của A trước cơ quan công an và A đã bị bắt. Tôi xin hỏi trong trường hợp này tội danh của A là gì và hình phạt như thế nào? Tôi xin cảm ơn.

Người gửi :LM

Trả lời:

Thông tin bạn đưa ra: A và M đã từng có quan hệ yêu nhau nhưng hiện tại đã chia tay. Khoảng 1 tháng sau ngày chia tay, A hẹn gặp M để nói chuyện. Khi gặp M, A đòi M cho quan hệ tình dục, M không đồng ý liền bị A doạ đưa ảnh khoả thân của M lên mạng internet, M lo lắng và đành chấp nhận.

Tội phạm cấu thành như sau:

+ Thứ nhất: Tội cưỡng dâm theo Điều 143 như sau:

Điều 143. Tội cưỡng dâm

1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, A đã lợi dụng những bức ảnh video của M để đe dọa tung lên mạng nhằm xúc phạm danh dự M, ép buộc M phải quan hệ tình dục. Sự lệ thuộc và quan hệ tình dục ngoài ý muốn dẫn chúng ta nghiên cứu về tội Cưỡng dâm.

Theo các hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, cưỡng dâm là hành vi của một người dùng mọi thủ đoạn để người lệ thuộc mình hoặc người đang trong trạng thái quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu với mình. Người phạm tội dùng rất nhiều thủ đoạn, trong đó có đe dọa làm hại, đe dọa làm mất danh dự, nhân phẩm của người bị hại để bắt người bị hại giao cấu ngoài ý muốn.

Đối với tội cưỡng dâm, giao cấu không chỉ là dấu hiệu khách quan cấu thành tội phạm mà là dấu hiệu cần và đủ để đánh giá có phạm tội hay không. Người bị lệ thuộc, có thể về tinh thần, có thể vì vật chất, ví dụ có quan hệ với nạn nhân trước đó về tình cảm, quan hệ gia đình bà con, quan hệ công việc… Dù quan hệ ở mức nào, có quan hệ tình dục ngoài ý muốn thì vụ án vẫn phải xem xét về tội Cưỡng dâm. Phạm tội Cưỡng dâm nhiều lần với một người mà những lần trước đó chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối chiếu với tất cả những hướng dẫn đó, chúng ta thấy, trong tình trạng M lệ thuộc vào A, sự lệ thuộc này còn thể hiện rất rõ với sự có mặt của những bức ảnh khỏa thân, video quan hệ giữa hai người, A đã dùng thủ đoạn đe dọa tung chúng lên mạng làm hại đến danh dự, nhân phẩm của M, buộc chị M phải quan hệ tình dục ngoài ý muốn. Hành vi này rõ ràng đã cấu thành tội cưỡng dâm.

+ Thứ hai: tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 :

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Sau khi A đe doạ và ép quan hệ, A yêu cầu M phải gửi vào tài khoản cho hắn 40 triệu đồng “coi như mua đứt số phim, ảnh”, do quá sợ hãi M đành chấp nhận làm theo yêu cầu của A. Như vậy để cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 thì hành vi khách quan của A dẫn đến tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:

– “Có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác” là sẽ gây thiệt hại về danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu về tài sản của người phạm tội. Hành vi này có khả năng khống chế ý chí của người bị đe dọa, mà chưa đến mức làm cho người bị đe dọa bị tê liệt ý chí. Hành vi uy hiếp tinh thần này có thể được thực hiện dưới dạng: Đe dọa công bố những tin tức thuộc đời tư mà người bị đe dọa muốn giữ kín… và mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi “đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác” là “nhằm chiếm đoạt tài sản”. Chính vì vậy, trong trường hợp của bạn, M có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 170 Bộ luật hình sự nếu như có đủ các yếu tố cấu thành nêu trên, và có căn cứ rõ ràng.

+ Thứ ba: tội cướp tài sản Điều 168 :

Điều 168. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

A đã có hành vi đánh M, sau đó, giật điện thoại, tài sản của M. Hành vi này của M đủ điều kiện cấu thành tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 .

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *