Cán bộ, công chức có được tiếp tục tư cách đại biểu hội đồng nhân dân khi đã được điều động công tác?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào luật sư, Tôi xin hỏi tôi là đại biểu Hội đồng nhân dân và cán bộ ở một địa phương vừa qua được xét tuyển vào làm công chức cấp xã và được điều động sang làm việc ở một xã bên cạnh giáp gianh với xã tôi,

Vì sáng tôi đi làm trưa tôi về, trưa đi chiều về vì từ xã tôi sang xã tôi làm cách nhau 500m, tôi có 2/3 thời gian sinh sống tại địa phương và các cuộc tiếp xúc cử tri, các cuộc họp của HĐND xã tôi đều tham gia đầy đủ. Theo Điều 101 Luật tổ chức chính quyền địa phương ” Trong nhiệm kỳ, nếu đại biểu hội đồng nhân dân không còn công tác và không cư trú tại đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu thì phải xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu” Vậy tôi xin hỏi tôi có được tiếp tục hoạt động là đại biểu HĐND xã tôi hay không ? Cụm từ “không còn công tác và không cư trú” ở đây được hiểu đúng là như thế nào ?

Tôi xin cảm ơn.

Người gửi : Nguyễn Hữu Thanh

nhưng tôi vẫn sinh sống và cư trú tại địa phương tôi được bầu làm đại biểu Hội đông nhân dân

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

  1. Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
  2. Luật cán bộ công chức năm 2008
  3. Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định vè tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

2. Nội dung tư vấn:

Trước tiên, theo thông tin bạn cung cấp, bạn được điều động sang làm việc tại xã khác. Theo khoản 10 Điều 7 quy định như sau:

10. Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.

Việc điều động công tác được quy định cụ thể tại như sau::

Như vậy, theo khoản 2 Điều 42 quy định như sau:

2. Việc miễn nhiệm đối với công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển, bố trí, phân công công tác khác mà không được kiêm nhiệm chức vụ cũ;

b) Không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý;

c) Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức;

d) Không đủ năng lực, uy tín để làm việc;

đ) Vi phạm quy định của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ chính trị nội bộ

Như vậy, theo quy định tại điểm a khoản 2 thì bạn đã được cấp có thẩm quyền điều động mà không kiêm nhiệm chức vụ cũ thì sẽ miễn nhiệm.

Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 101 Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định như sau:

Điều 101: Thôi làm nhiệm vụ đại biểu, tạm đình chỉ và mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân:

1. Trong nhiệm kỳ, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân không còn công tác và không cư trú tại đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu thì phải xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu. Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể đề nghị thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác.

Việc chấp nhận đại biểu Hội đồng nhân dân thôi làm nhiệm vụ đại biểu do Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.

2. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân bị khởi tố bị can thì Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân đó.

Đại biểu Hội đồng nhân dân được trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu và khôi phục các lợi ích hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với đại biểu đó hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên đại biểu đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự.

3. Đại biểu Hội đồng nhân dân bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

4. Đại biểu Hội đồng nhân dân đã thôi làm nhiệm vụ đại biểu hoặc bị mất quyền đại biểu thì đương nhiên thôi đảm nhiệm các chức vụ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân.

Như vậy, hiện bạn đang công tác tại xã khác không phải là xã mà bạn đã trứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong nhiệm kỳ, vì vậy, bạn sẽ phải xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Hội đông nhân dân

Như vậy, khi bạn được điều động đến vị trí làm việc mới, ở địa phương khác và bạn không được kiêm chức vụ cũ là đại biểu Hội đồng nhân dân thì khi đó bạn sẽ được miễn nhiệm đối với vị trí đại biểu hội đồng nhân dân.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *