Cách xử lý trường hợp xe máy tông vào ô tô gây thiệt hại cho ô tô ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Cháu chào Luật sư, sự việc của cháu như sau mong Luật sư giải đáp giúp cháu: chiều ngày 28/11/2017. Cháu có va chạm với 1 xe ô tô. Do xe ô tô rẽ từ nhánh bên phải đi sang, ô tô rẽ vào trước và cháu vào sau.

Nhưng ô tô bất ngờ dừng lại làm cháu không thể dừng kịp và có va chạm với phần gần lắp xăng của tô tô làm bị xước và móp chỗ gần nắp xăng. Trước đó 1 khoảng thời gian xe ô tô có va chạm vụ khác và có làm rớt đèn ở vị trí khác. Khi đó bên lái xe đã tranh thủ va chạm với cháu để sắp xếp tình huống và gọi cho bảo hiểm, cháu có nói bên ô tô cứ nhờ bảo hiểm giải quyết đi rồi cháu chịu trách nhiệm sau. Đến chiều hôm sau cháu nhắn tin hỏi tình trạng thì bên ô tô có nói là hết 6 triệu sửa chữa và bảo hiểm chỉ trả 4 triệu và anh ta phải bù 2 triệu. Anh ta kêu cháu phải đưa cho anh ta 1 triệu.

Nhưng vì trong phần sửa chữa có phần đèn bị rớt hỏng không phải do cháu làm nên cháu có nói với anh ta cho cháu xem hóa đơn nhưng bên kia không cho cháu xem. Vậy nên cháu không đồng ý chịu trách nhiệm 1 triệu như anh ta nói. Cháu yêu cầu có hóa đơn thì sẽ giải quyết tiếp và thế là anh ta bảo sẽ mang ra công an và nói cháu chờ giấy của bên bảo hiểm và chờ giải thích với công an. Giờ cháu muốn hỏi là cháu có nên giữ thái độ như vậy và chờ hóa đơn không ạ, vì lúc đó cháu không chụp lại hiện trường vụ việc ?

Rất mong giúp cháu.

Cháu xin chân thành cảm ơn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Giao thông của Minh Khuê.

 

Luật sư trả lời:

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì: “ô tô rẽ từ nhánh bên phải đi sang, ô tô rẽ vào trước và cháu vào sau.Nhưng ô tô bất ngờ dừng lại làm cháu không thể dừng kịp và có va chạm với phần gần lắp xăng của tô tô làm bị xước và móp chỗ gần nắp xăng”.

Như vậy, có thể xác định có thể khoảng cách giữ xe của bạn với xe ô tô khá nhỏ hoặc tốc độ xe của bạn lớn so với quy định của luật. Trong trường hợp này do bạn không nêu rõ khoảng cách và tốc độ xe của bạn với ô tô do đó chúng tôi giả sử khoảng cách và tốc độ xe của bạn không tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.

Theo quy định tại Điều 584 thì hành vi của bạn đã phát sinh ra trách nhiệm bồi thường, cụ thể:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Để xác định con số bồi thường cụ thể trước hết bạn cần phải xác định tài sản mà bạn hủy hoại, làm hư hỏng của bên kia. Bởi theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi tiến hành bồi thường bạn sẽ chỉ phải bồi thường về phần thiệt hại do mình gây ra.

“Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.”

Do đó, khi người chủ xe yêu cầu bạn phải bồi thường 1 triệu đồng bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bên người chủ xe đó xuất trình cho bạn xem những hóa đơn, chứng từ thể hiện việc sửa chữa, khắc phục thiệt hại.

Trong trường hợp nếu bên chủ xe ô tô yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thì với thông tin dữ liệu bạn đưa ra chúng tôi có thể thấy rằng bạn chưa đủ , có thể khi ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền bạn sẽ bị theo quy định tại Điều 6 và bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015 nêu trên.

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

c) Điều khiển xe chạy quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;…”

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận Giao thông

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *