Cách lập bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích ? Thủ tục đăng ký sáng chế

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền đối với các sáng chế tại Việt Nam đòi hỏi nhà sáng chế phải tuân thủ những quy trình thẩm định, quá trình xét nghiệm về hình thức và nội dung hết sức chặt chẽ. xin giấy phép phân tích một số yếu tố cơ bản về việc đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam:

Mục lục bài viết

1. Cách lập bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích

Bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích (Bản mô tả) cần phải có các nội dung sau:

+ Tên sáng chế / giải pháp hữu ích;

+ Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập;

+ Tình trạng kỹ thuật của sáng chế / giải pháp hữu ích;

+ Mô tả bản chất kỹ thuật của sáng chế / giải pháp hữu ích;

+ Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo,nếu có;

Ví dụ thực hiện sáng chế, Giải pháp hữu ích,nếu cần;

Hướng dẫn viết bản mô tả cho tác giả sáng chế:

Yêu cầu bảo hộ sáng chế.

1. Tên sáng chế / giải pháp hữu ích:

Tên sáng chế / giải pháp hữu ích phải ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện vắn tắt dạng đối tượng, chức năng hoặc lĩnh vực kỹ thuật và bản chất của đối tượng đó và phải phù hợp với bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích như được thể hiện chi tiết ở phần “Mô tả bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích” của Bản mô tả.

2. Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập

Phải chỉ ra lĩnh vực kỹ thuật mà sáng chế/giải pháp hữu ích được sử dụng hoặc liên quan tới.

3. Tình trạng kỹ thuật của sáng chế/ giải pháp hữu ích

Phải nêu các thông tin về các giải pháp kỹ thuật đã biết tính đến ngày ưu tiên của Đơn tương tự (có cùng mục đích hoặc cùng giải quyết một vấn đề kỹ thuật) với sáng chế / giải pháp hữu ích nêu trong Đơn. Trên cơ sở các giải pháp đã biết đó, cần chỉ ra giải pháp có bản chất kỹ thuật gần giống nhất với sáng chế/giải pháp hữu ích nêu trong Đơn,mô tả tóm tắt bản chất giải pháp này và nêu các hạn chế, thiếu sót của giải pháp đó trong việc giải quyết vấn đề kỹ thuật hoặc đạt được mục đích mà sáng chế/giải pháp hữu ích nêu trong Đơn đề cập tới. Nguồn của các thông tin nói trên phải được chỉ dẫn rõ ràng. Nếu không có thông tin về tình trạng kỹ thuật thì phải ghi rõ điều đó.

4. Mô tả bản chất kỹ thuật của sáng chế / giải pháp hữu ích

Phần mô tả được mở đầu bằng đoạn trình bày mục đích mà sáng chế / giải pháp hữu ích cần đạt được hoặc vấn đề kỹ thuật mà sáng chế / giải pháp hữu ích cần phải giải quyết nhằm khắc phục các hạn chế, thiếu sót của giải pháp gần giống nhất đã biết nêu ở phần “Tình trạng kỹ thuật của sáng chế / giải pháp hữu ích”. Tiếp theo là mô tả các dấu hiệu cấu thành sáng chế / giải pháp hữu ích. Đặc biệt phải trình bày các dấu hiệu mới của sáng chế/giải pháp hữu ích so với giải pháp kỹ thuật gần giống nhất nêu ở phần “Tình trạng kỹ thuật của sáng chế / giải pháp hữu ích”. Các loại dấu hiệu có thể được sử dụng để mô tả phụ thuộc vào dạng sáng chế/giải pháp hữu ích:

Các dấu hiệu để mô tả sáng chế / giải pháp hữu ích dạng cơ cấu có thể là:

(i) chi tiết, cụm chi tiết và chức năng của chúng;

(ii) hình dạng của chi tiết,cụm chi tiết;

(iii) vật liệu làm chi tiết, cụm chi tiết;

(iv) kích thước của chi tiết, cụm chi tiết;

(v) tương quan vị trí giữa các chi tiết, cụm chi tiết;

(vi) cách liên kết các chi tiết, cụm chi tiết.

Các dấu hiệu để mô tả sáng chế / giải pháp hữu ích dạng chất rất khác nhau phụ thuộc vào cách thu được chất đó. Nhưng nói chung,các dấu hiệu của chất có thể là:

(i) các hợp phần tạo nên chất;

(ii) tỷ lệ các hợp phần;

(iii) công thức cấu trúc phân tử;

(iv) đặc tính hoá lý, v.v..

Các dấu hiệu để mô tả sáng chế / giải pháp hữu ích dạng phương pháp có thể là:

(i) các công đoạn;

(ii) trình tự thực hiện các công đoạn;

(iii) các điều kiện kỹ thuật (nhiệt độ, áp suất, thời gian, chất xúc tác,v.v.) để thực hiện các công đoạn

(iv) phương tiện / thiết bị để thực hiện các công đoạn…

5. Mô tả vắn tắt các hình vẽ

Nếu trong Bản mô tả có hình vẽ nhằm làm rõ bản chất sáng chế/giải pháp hữu ích thì phải có danh mục các hình vẽ và giải thích vắn tắt từng hình vẽ.

Mô tả chi tiết sáng chế/giải pháp hữu ích Tuỳ thuộc vào dạng sáng chế / giải pháp hữu ích:

+ Đối với cơ cấu: trước hết phải mô tả theo kết cấu (cơ cấu ở trạng thái tĩnh) có dựa vào các số chỉ dẫn có trên các hình vẽ,tức là phải trình bày tỷ mỷ các đặc điểm kết cấu. Sau đó,phải mô tả sự hoạt động của cơ cấu đó,tức là trình tự làm việc của nó,hoặc sự tương tác của các chi tiết,cụm chi tiết cấu thành nó.

+ Đối với phương pháp: Trước hết phải mô tả trình tự thực hiện các công đoạn (nguyên công/bước),điều kiện cụ thể để thực hiện công đoạn (nếu có).

+ Đối với chất: Tuỳ thuộc vào loại chất,phải mô tả các dấu hiệu đặc trưng của nó như công thức hoá học,các thành phần,v.v…Và mô tả tỷ mỷ từng đặc điểm của chúng sao cho có thể hiểu rõ và nhận biết được chúng.

+ Đối với vật liệu sinh học: Nếu vật liệu sinh học không thể mô tả được thì cần chỉ ra các dữ liệu về việc lưu giữ và nguồn gốc của nó,dữ liệu về thành phần định tính và định lượng của môi trường tạo ra nó,hoặc danh mục trình tự,v.v…

+ Đối với dạng sử dụng: Mô tả chi tiết cách sử dụng đối tượng đó sao cho bất kỳ người nào quan tâm đều có thể sử dụng được với kết quả như người nộp đơn dự định.

6. Ví dụ thực hiện sáng chế / giải pháp hữu ích

Trong phần này cần chỉ ra một hoặc một vài ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích để chứng minh khả năng áp dụng của sáng chế/giải pháp hữu ích.

Hiệu quả đạt được Trong phần này nên đưa ra các hiệu quả kỹ thuật-kinh tế của sáng chế/giải pháp hữu ích để chứng minh ưu điểm của nó so với giải pháp kỹ thuật đã biết.

Hình vẽ phải được thể hiện theo các quy định về vẽ kỹ thuật.

7. Yêu cầu bảo hộ:

+ Chức năng của Yêu cầu bảo hộ là dùng để xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ sáng chế /giải pháp hữu ích.

+ Yêu cầu bảo hộ phải:

(i) phù hợp với Bản mô tả và Hình vẽ;

(ii) chứa các dấu hiệu cơ bản của sáng chế/giải pháp hữu ích đủ để đạt được mục đích hoặc giải quyết nhiệm vụ đặt ra;

(iii) không chứa các chỉ dẫn liên quan đến Bản mô tả và Hình vẽ;

(iv) không được chứa hình vẽ;

(v) mỗi điểm độc lập của Yêu cầu bảo hộ chỉ được đề cập tới một đối tượng yêu cầu bảo hộ.

+ Cấu trúc của Yêu cầu bảo hộYêu cầu bảo hộ có thể có một hay nhiều điểm độc lập (tương ứng với số lượng sáng chế/giải pháp hữu ích trong Đơn),mỗi điểm độc lập có thể có các điểm phụ thuộc. Mỗi điểm độc lập của Yêu cầu bảo hộ chứa đầy đủ các dấu hiệu cơ bản cần và đủ để xác định phạm vi bảo hộ của một sáng chế/giải pháp hữu ích. Điểm phụ thuộc viện dẫn đến điểm độc lập mà nó phụ thuộc vào,tức là chứa tất cả các dấu hiệu của điểm đó và còn chứa thêm các dấu hiệu bổ sung nhằm cụ thể hoá hoặc phát triển các dấu hiệu nêu trong điểm độc lập.

+ Cách lập Yêu cầu bảo hộ:Mỗi điểm độc lập trong yêu cầu bảo hộ cần phải được viết thành một câu và nên (nhưng không bắt buộc) gồm hai phần:phần thứ nhất,gọi là phần giới hạn,gồm tên đối tượng và các dấu hiệu cần để xác định sáng chế/giải pháp hữu ích và trùng với các dấu hiệu của đối tượng đã biết nêu ở phần tình trạng kỹ thuật;phần thứ hai,gọi là phần khác biệt,bắt đầu bằng các từ “khác biệt ở chỗ” hoặc “đặc trưng ở chỗ” hoặc các từ tương đương khác và chỉ ra các dấu hiệu khác biệt của sáng chế/giải pháp hữu ích mà các dấu hiệu này khi kết hợp với các dấu hiệu đã biết ở phần giới hạn tạo nên sáng chế/giải pháp hữu ích.

– Bản tóm tắt là phần trình bày ngắn gọn (không quá 150 từ) về bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích đã được bộc lộ trong Bản mô tả,Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ nhằm cung cấp các thông tin tóm tắt về sáng chế/giải pháp hữu ích. Bản tóm tắt có thể được minh hoạ bằng hình vẽ đặc trưng.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế là gì ?

Trả lời:

Văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế được gọi là “Bằng độc quyền sáng chế”. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.

Văn bằng bảo hộ đối với giải pháp hữu ích được gọi là “Bằng độc quyền giải pháp hữu ích”. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.

Trân trọng./.

3. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế ?

Trả lời:

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Căn cứ vào điều 59 thì các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

3. Cách thức thể hiện thông tin;

4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

5. Giống thực vật, giống động vật;

6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Căn cứ theo quy định nếu trên thì giống thực vật, động vật sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế. Như vậy, việc gia đình bạn muốn đăng ký sáng chế với sản phẩm là giống cây keo sẽ không được bảo hộ.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Các đơn đăng ký Sáng chế Quốc Tế có nguồn gốc Việt Nam đã có thêm lựa chọn

Ngày 10/03/1993 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp ước Hợp tác sáng chế (PCT). Đây là Hiệp ước về đăng ký quốc tế sáng chế, theo đó, tất cả các Đơn đăng ký quốc tế sáng chế đều được nộp cho Cơ quan nhận đơn được ấn định, và tất cả các sáng chế nộp theo những Đơn này sẽ được tiến hành tra cứu tại Cơ quan tra cứu quốc tế.

Để phục vụ cho việc tra cứu các sáng chế theo Đơn đăng ký quốc tế, Cục Sở hữu trí tuệ (NOIP) đã có thỏa thuận hợp tác với Cơ quan sáng chế Nhật Bản (JPO) về việc JPO sẽ là một trong các Cơ quan tra cứu và thẩm định sơ bộ quốc tế các Đơn đăng ký quốc tế sáng chế có nguồn gốc Việt Nam nộp theo PCT.

Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2012. Như vậy, việc thiết lập thỏa thuận nêu trên giữa hai cơ quan đã mang lại cho Người nộp Đơn đăng ký quốc tế sáng chế có nguồn gốc Việt Nam thêm một lựa chọn nữa cho việc tra cứu và thẩm định sơ bộ đối với Đơn đăng ký sáng chế của mình, bên cạnh các cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia khác đã được Cục SHTT công nhận trước đó như : Nga, Thụy Điển, Hàn Quốc, Áo và Cơ quan sáng chế Châu Âu.

Ngoài ra, theo thỏa thuận này thì các Đơn đăng ký sáng chế quốc tế có nguồn gốc Việt Nam muốn chỉ định JPO là cơ quan tra cứu và thẩm định sơ bộ cho Đơn của mình phải đáp ứng điều kiện sau:

1. Đơn được nộp tại Cục SHTT bằng tiếng Anh

2. Đơn chọn JPO là cơ quan tra cứu quốc tế.

Để công bố thỏa thuận này, ngày 22/08/2012, Cục SHTT đã có Thông báo số 6554/TB-SHTT về việc công nhận Cơ quan sáng chế Nhật Bản là một trong các cơ quan tra cứu và thẩm định sơ bộ quốc tế, đối với các đơn đăng ký sáng chế quốc tế có nguồn gốc Việt Nam, nộp theo hệ thống Hiệp ước Hợp tác sáng chế (PCT).

Nội dung chi tiết của Thông báo, các bạn có thể xem tại đây:

Thông báo về việc công nhận cơ quan sáng chế của Nhật Bản

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chọn Việt Nam

Đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chọn Việt Nam

1. Yêu cầu để thực hiện việc nộp đơn đăng ký sáng chế

Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a. Đơn phải được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ trước khi kết thúc tháng thứ 31 kể từ ngày ưu tiên.

b. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam theo Hiệp ước PCT

c. Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau: – Có tính mới; – Có trình độ sáng tạo; – Có khả năng áp dụng công nghiệp.

d. Để được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau: – Có tính mới; – Có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Quy trình đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chọn Việt Nam

+ Tiếp nhận đơn

Đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam (gọi tắt là đơn PCT có chọn Việt Nam) có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cơ quan Sở hữu trí tuệ của bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT (kể cả Việt Nam).

+ Xử lý đơn trong giai đoạn quốc gia:

Sau khi vào giai đoạn quốc gia, đơn PCT có chọn Việt Nam được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung theo các thủ tục quy định đối với đơn đăng ký sáng chế thông thường tại Việt Nam.

3. Thời hạn tiến hành trình tự thủ tục:

– Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên;

– Thẩm định nội dung: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố.

4. Yêu cầu cung cấp hồ sơ tài liệu

a, Tờ khai (theo mẫu);

b, Bản sao đơn quốc tế (trường hợp người nộp đơn yêu cầu vào giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế);

c, Bản dịch ra tiếng Việt của đơn quốc tế: Bản mô tả, yêu cầu bảo hộ, chú thích các hình vẽ và bản tóm tắt;

d, Chứng từ nộp phí, lệ phí quốc gia.

Xin giấy phép có thể hỗ trợ trong quá trình đăng ký sáng chế:

+ Tư vấn, tra cứu, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ sáng chế / giải pháp hữu ích ở Việt Nam và nước ngoài;

+ Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ Sáng chế (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ, chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện) cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ ở Việt Nam và ở nước ngoài;

+ Tư vấn và đánh giá khả năng vi phạm các quyền sáng chế đang được bảo hộ;

+ Đánh giá hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế đã được cấp ở Việt Nam và ở nước ngoài;

+ Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các sáng chế ở Việt Nam và ở nước ngoài;

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số : để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *