Cách giải quyết xe có dấu hiệu hàn tháp số khung, số máy ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, xin các luật sư tư vấn giùm mình: Ngày 07/09/2015 tôi có mua một chiếc xe mô tô suzuki đã làm hợp đồng mua bán hợp lệ và đến này 15/09/2015, tôi đến Đội Cảnh sát giao thông làm thủ tục đăng ký sang tên thì bị cán bộ đội Cảnh sát giao thông lập biên bản tạm giữ xe để giám định coi xe có bị đục hay bị cắt tháp lại số khung, số máy lại hay không.

Sau khi có thông báo giám định của phòng kỹ thuật hình sự thì trong thông báo để xe tôi có dấu hiệu hàn tháp số khung và sau đó Đội Cảnh sát giao thông lập biên bản chuyển hồ sơ sang Đội Cảnh sát hình sự để điều tra làm rõ sự việc.Trong quá trình tôi thì Đội Cảnh sát hình sự không đưa vào nhà hay kho xe để tạm giữ mà để đại ngoài trời, bên cạnh đó còn để xe tôi ngay đường nước chảy xuyên xuốt từ trên xuống. Vậy cho tôi hỏi:

1. Trong lúc đem đi kiểm định xe tôi bị làm trầy và thay đổi hiện trạng ban đầu, sau khi tôi lấy xe về có được yêu cầu bồi thường hay không và được quy định như thế nào?

2. Thời hạn Đội hình sự điều tra là bao lâu?

3. Việc Đội hình sự tạm giữ xe tôi để ngoài trời như vậy là đúng hay sai?

4. Lúc biên bản tạm giữ đưa cho tôi thì thủ trưởng cơ quan không có ký vào và không ra quyết định tạm giữ như vậy là đúng hay sai?

Nhờ các bạn hỗ trợ, mình xin chân thành cám ơn!

Câu trả lời được biên tập từ chuyên mục của công ty Xin giấy phép.

>> :

Trả lời :

Kính chào và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Xin giấy phép của chúng tôi.Với câu hỏi trên chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

2. Nội dung phân tích

2.1. Trong lúc đem đi kiểm định xe tôi bị làm trầy và thay đổi hiện trạng ban đầu, sau khi tôi lấy xe về có được yêu cầu bồi thường hay không và được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2b Điều 22 Thông tư 15/2014/BCA quy định về đăng ký xe.

Điều 22. Các trường hợp liên quan đến số máy, số khung của xe

2. Xe sản xuất, lắp ráp trong nước

b) Xe có số máy, số khung bị đóng chồng số thì phải trưng cầu giám định. Nếu cơ quan giám định kết luận xe bị đục lại số máy hoặc số khung thì không tiếp nhận đăng ký; trường hợp giám định kết luận số máy, số khung là nguyên thủy thì được đóng lại theo số ghi trong phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng.

Như vậy nếu trong trường hợp xe của bạn đi đăng ký mà cơ quan công an có nghi ngờ về số máy số khung bị đóng chồng thì cơ quan công an sẽ giữ xe bạn để đi giám định. Nếu số máy, số khung bị đục lại thì cơ quan công an sẽ không tiến hành đăng ký xe cho bạn ,còn trường hợp giám định só máy số khung là đúng thì cơ quan công an sẽ đóng lại theo số ghi trong phiếu kiểm tra chất lượng. Trường hợp nếu khi có kiểm tra số máy,số khung của xe được tháp lại mà chiếc xe này có liên quan đến vụ án hình sự thì chiếc xe này sẽ bị cơ quan công an giữ lại để tiếp tục điều tra

Theo khoản 2 Điều 23 Luật giám định tư pháp 2012

Điều 23. Quyền, nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp

2. Người giám định tư pháp có nghĩa vụ:

đ) Bảo quản mẫu vật giám định, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định;

Theo quy đinh này thì khi thực hiện giám định người giám định phải thực hiện bảo quản chiếc xe của bạn. Như vậy nếu họ không bảo quản dẫn đến làm hư hỏng chiếc xe của bạn trong quá trình giám định tư pháp thì bạn có quyền yêu cầu họ phải bồi thường theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước.Bạn hãy gửi đơn yêu cầu bồi thường đến thủ trưởng người trực tiếp quản lý các cán bộ đó để được giải quyết theo quy định tại Điều 6 Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong quá trình giải quyết bồi thường

Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết bồi thường và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Điều 9. Thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải tiến hành việc xác minh thiệt hại để làm căn cứ xác định mức bồi thường theo quy định tại Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải tiến hành thương lượng với người bị thiệt hại theo quy định tại Điều 19 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải hoàn thành dự thảo quyết định giải quyết bồi thường. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thể gửi dự thảo quyết định giải quyết bồi thường để lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan.

4. Căn cứ vào kết quả xác minh thiệt hại, thương lượng với người bị thiệt hại và ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có), cơ quan có trách nhiệm bồi thường ban hành quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 20 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

5. Khi quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường theo quy định tại Điều 54 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

2.2. Thời hạn Đội hình sự điều tra là bao lâu?

Chiếc xe của bạn bị đội cảnh sát giao thông giữ lại và chuyển sang cho đội hình sự thì theo quy định của Luật giám định tư pháp đội cảnh sát giao thông sẽ là người trưng cầu giám định và thời hạn trưng cầu giám định sẽ phụ thuộc vào thời hạn mà đội cảnh sát giao thông khi ghi văn bản yêu cầu giám định theo quy định tại khoản 1b Điều 21 Luật giám định tư pháp

Điều 21. Quyền, nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp

1. Người trưng cầu giám định có quyền:

b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trả kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn đã yêu cầu;

Cũng theo quy định tại khoản 2c Điều 23

Điều 23. Quyền, nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp

2. Người giám định tư pháp có nghĩa vụ:

c) Thực hiện và trả kết luận giám định đúng thời hạn yêu cầu; trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết;

Như vậy thì Luật giám định tư pháp không yêu cầu cụ thể thời gian giám định tư pháp là bao nhiêu lâu mà thời gian giám định tư pháp phụ thuộc vào hồ sơ đối tượng trưng cầu giám định cụ thể là hồ sơ mà đội cảnh sát giao thông gửi cho đội cảnh sát hình sự để yêu cầu giám định.

2.3. Việc Đội hình sự tạm giữ xe tôi để ngoài trời như vậy là đúng hay sai?

việc đội hình sự để xe của bạn ngoài trời như vậy là sai vì theo quy định thì đội hình sự cơ quan thực hiện giám định tư pháp phải có trách nhiệm bảo vệ mẫu vật giám định theo

Điều 23. Quyền, nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp

2. Người giám định tư pháp có nghĩa vụ:

đ) Bảo quản mẫu vật giám định, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định;

2.4. Lúc biên bản tạm giữ đưa cho tôi thì thủ trưởng cơ quan không có ký vào và không ra quyết định tạm giữ như vậy là đúng hay sai?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 115/2013 Quy định về quản lý bảo quản tang vật phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữu tich thu theo thủ tục hành chính

Điều 3 Nguyên tắc quản lý ,bảo toàn tang vật ,phương tiện bị tạm giữu tịch thu.

1. Tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn, không để gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.

2. Bảo đảm giữ được giá trị, chất lượng, tiêu chuẩn của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

3. Chỉ tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tiếp nhận, chuyển tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có quyết định của người có thẩm quyền

Như vậy trong trường hợp này để bảo vệ quyền lợi của mình thì bạn có thể khiếu nại đến người trực tiếp giữ xe của bạn.Nếu người đó không giải quyết thì bạn có thể khiếu nại đến thủ trưởng đơn vị đó để được giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011 theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại

Điều 7. Trình tự khiếu nại

1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Về hình thức khiếu nại bạn thực hiện theo quy định tại khoản 1,2 Điều 8 Luật khiếu nại

Điều 8. Hình thức khiếu nại

1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

Việc công an hình sự để chiếc xe của bạn ngoài trười mà không có bảo vệ ,nếu khi trả lại chiếc xe của bạn bị hư hỏng thì bạn còn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại

Đơn yêu cầu bồi thường bạn gửi đến người trực tiếp quản lý người thi hành công vụ

Điều 14. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường

1. Cơ quan hành chính trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại là cơ quan có trách nhiệm bồi thường.

Hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại theo khoản 2 điều 16 Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước.

2. Đơn yêu cầu bồi thường có các nội dung chính sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường;

b) Lý do yêu cầu bồi thường;

c) Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường.

3. Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường phải có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *