Cách điền phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hồ sơ thay đổi sổ hộ khẩu thực hiện như thế nào ? Cách viết phiếu thông báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu ? … và một số vấn đề pháp lý liên quan khác sẽ được xin giấy phép tư vấn và giải đáp cụ thể như sau:

Mục lục bài viết

1. Cách điền phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu ?

Thưa luật sư, xn hỏi: Điền thông tin cá nhân trong phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu ? Cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới mục tư vấn của công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Tại mục 16 của phiếu HK02, nếu không có người cùng thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì không phải điền mục này.

Việc điền thông tin trong phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu được hướng dẫn tại biểu mẫu sử dụng trong đăng ký quản lý cư trú như sau:

Điều 9. Cách ghi phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

1. Mục “Họ và tên chủ hộ” và “Quan hệ với chủ hộ” ghi như sau:

a) Trường hợp đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú vào chỗ ở hợp pháp, được cấp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì mục họ và tên chủ hộ ghi họ, tên người đến đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi là chủ hộ;

b) Trường hợp được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì họ và tên chủ hộ ghi họ, tên chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó;

c) Trường hợp điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, , sổ tạm trú; cấp giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú thì ghi họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

2. Mục “Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”: Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

3. Mục “Ý kiến của chủ hộ”: Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm.

4. Mục “Xác nhận của Công an” ghi như sau:

a) Trường hợp xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú thì cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký thường trú xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú. Nội dung xác nhận gồm: các thông tin cơ bản của từng nhân khẩu; địa chỉ đã đăng ký thường trú; họ và tên chủ hộ đã đăng ký thường trú (nếu có); ngày, tháng, năm chuyển đi hoặc xóa đăng ký thường trú;

b) Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu do bị mất thì Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú của công dân xác nhận việc bị mất đó. Nội dung xác nhận gồm: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ nơi thường trú của chủ hộ đề nghị cấp lại sổ hộ khẩu.

5. Trường hợp người viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu cũng là người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì công dân chỉ cần kê khai những nội dung quy định tại mục II “Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”.

Thưa luật sư, xin hỏi: Em có một vấn đề về sổ hộ khẩu mong anh chị tư vấn giùm cho em. gia đình em gồm có năm người,bố mẹ anh trai,chị gái và em.chi gái em đả lấy chồng được 5 năm,bố mẹ em củg đả mất được 4 năm.giờ gia đình em chỉ còn em và anh trai,hai anh em đều chưa lập gia đình. hồi đó gia đình em chung hộ khẩu với bà nội,bay giờ em muốn tách hộ khẩu riêng thi cần những thủc tục gì.Và nếu tách được hộ khẩu thì em hay anh trai là người đứng tên.hiện tại em đang ở huế nơi gia đình em sinh sốg còn anh trai đang làm việc ở hà nội.em năm nay 20 tuổi. Hi vọng anh chị có thể tư vấn giùm cho em. Em cảm ơn anh chị nhiều.

quy định về điều kiện và thủ tục tách sổ hộ khẩu như sau:

Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Về chủ hộ:

Điều 25. Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có ng­ười từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sựthì đ­ược cử một ng­ười trong hộ làm chủ hộ.

Những ng­ười ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu

Như vậy, ai làm chủ hộ sẽ do thỏa thuận giữa bạn và anh trai bạn.

Thưa luật sư, E xin lỗi, vì điện thoại của em hết tiền nên cuộc gọi bị tắt. Chị tư vấn lại giúp em. Em sinh nam 1987. Từ nhỏ đến lớn em hộ khẩu thường trú tại Hộ Phòng -Bạc Liêu. 8/11/2011 e cắt hộ khẩu nhập trên TP Cao Lanh. 7/2012 em cắt hộ khẩu và nhập về lại Hộ Phòng. ( Hộ khẩu tại TP Cao Lãnh em xin gửi hộ khẩu 2 lần. Phường 4 v xã Mỹ Trà. TP Cao Lãnh). Nay e xin . Anh chị ở ủy ban Phường Hộ Phòng huống dẫn. Xác minh độc thân đến 8/11/2011. E lên TP Cao Lãnh xin xac minh độc thân thêm. Rồi về lại Hộ Phòng cán bộ sẽ xac nhận thêm độc thân từ 7/2012 đến nay. Chị tư vấn giúp em. Em phải đến đâu tại TP Cao Lãnh xac minh nhanh nhất.

Theo quy định tại thì:

Điều 21. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Điều 22. Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

4. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểmtra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.

Như vậy, bạn cần có xác minh của tất cả các nơi đã từng đăng ký thường trú và phải đến từng UBND phường để xác minh việc này.

KÍnh gửi Luật Sư Em tên T. Em gặp khó khăn trong vấn đề cắt hộ khẩu nhờ luật sư tư vấn giúp em Nhà em đã bị mất liên lạc với người cô em khoảng 20 năm nay rồi giờ không còn giấy tờ tuỳ thân gì của cô em hết. Nên nhà em muốn đi cắt hộ khẩu cô em khỏi sổ hộ khẩu. Vậy xin hỏi luật sư có cắt được không, nếu được thủ tục như thé nào.Em xin nhờ luật sư tư vấn giúp em Em xin chân thành cám ơn Thân chào

Luật Cư trú sửa đổi năm 2013 quy định như sau:

Điều 22. Xoá đăng ký thường trú

1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú:

a) Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;

b) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại;

c) Đã có quyết định huỷ đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này;

d) Ra nước ngoài để định cư;

đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.

2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú thì cũng có thẩmquyền xoá đăng ký thường trú.

3. Thủ tục cụ thể xoá đăng ký thường trú và điều chỉnh hồ sơ, tài liệu, sổ sách có liên quan do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

Như vậy, chỉ trong các trường hợp trên thì mới được xóa tên cô bạn khỏi sổ hộ khẩu.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với : hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Tư vấn về thủ tục tách, chuyển, xóa, đăng ký hộ khẩu thường trú

Xin hỏi em tôi quê ở Bạc Liêu có gia đình ở Long An và đã nhập khẩu tại nơi ở của chồng tuy nhiên em tôi đã ly thân một thời gian dài. Nay em tôi muốn tách khẩu về nhập tại nhà cha mẹ đẻ nhưng bên chồng lại làm khó dễ. Xin hỏi tôi phải làm những giấy tờ gì và em tôi có đăng ký thường trú mà không cần phải xin giấy chuyển khẩu được không ? Nếu em tôi ủy quyền cho văn phòng luật sư đại diện giải quyết cho em tôi thì được hay không ?

Tôi xin Cảm ơn.

Trả lời:

() quy định như sau:

“Điều 28. Giấy chuyển hộ khẩu

1. Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu.

2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:

a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;

b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:

a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.”

Như vậy khi em bạn chuyển hộ khẩu ra ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh thì cần có giấy chuyển hộ khẩu. Công dân có quyền tự do lựa chọn nơi cư trú, nếu gia đình nhà chồng gây khó dễ em bạn có thể nhờ công an quản lý nhân khẩu để can thiệp hòa giải.

Xin chào Luật sư! Tôi có mua mảnh đất: Trong sổ đỏ có ghi: Thửa đất số …, tờ bản đồ số…., Khu dân cư số…, Phường… quận.. Thực tế thửa đất đó có số nhà, ngõ rõ ràng. Nay tôi muốn nhập khẩu về địa chỉ mảnh đất mới mua, Công an quận làm sổ hộ khẩu mới cho tôi theo địa chỉ ghi trong sổ đỏ: Thửa đất số… tờ bản đồ…. Không ghi theo số nhà và ngõ. Khi tôi thắc mắc CA quận giải thích họ ghi thông tin theo sổ đỏ. Tôi thấy nếu ghi như vậy các thủ tục hành chính liên quan đến hộ khẩu của tôi sẽ gặp phiền hà và thường phải kèm theo sổ đỏ. Xin luật sư cho tôi lời tư vấn để việc nhập khẩu của tôi theo đúng số nhà thực tế tôi đang ở.

Hiện nay pháp luật quy định về thông tin trên sổ hộ khẩu được viết theo thông tin của chỗ ở hợp pháp tuy nhiên việc viết số thửa đất, tờ bản đồ là không hợp lý so với quy định của pháp luật cư trú. Bạn có quyền gửi đơn phản ánh đến cơ quan công an để được giải quyết thỏa đáng.

Chào Luật Sư Minh Khuê! Em là Long, hiện tại em muốn mua một mảnh đất, nhưng đất đó là sổ chung,hoặc có miếng nếu mua thì phải viết giấy tay. Vậy Luật Sư cho em hỏi, Đất sổ chung hoặc viết giấy tay khi mua thi có thể làm được Hộ Khẩu không Luật Sư? nếu làm được thì làm bàng cách nào?

“Điều 19. Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh

Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Điều 20. Đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con…”

Hiện nay văn bản chứng minh chỗ ở hợp pháp bao gồm:

“Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp

1. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

a) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);

– Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);

– Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

– Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

– Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);..

– Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;

– Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã). Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý băng văn bản…”

Bà ngoại con năm 2002 có cho ông cậu về ở trên miến đất của ông bà ngoại con. Nói chung 2 ông bà không có con mới nhập khẩu về Bình Dương có vợ chồng nhà ổng và 3 đứa con của ông cậu năm 2015 vừa qua vợ chồng ổng bà nói với ông bà ngoại con làm giấy buôn bán nhà ông ở hiện nay để tách sổ đỏ ,con muốn hỏi làm giấy buôn bán như vậy có cần những người có tên trong hộ khẩu kí không vậy luật sư ? Chân thành cảm ơn luật sư.

Trước tiên bạn phải xác định hiện nay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà (sổ đỏ) mang tên ai hay cấp cho đối tượng nào.Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần sự đồng thuận của những người có tên trên hộ khẩu khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình.

Thưa luật sư, luật sư có thể giải đáp giúp tôi được không ạ ? Bố mẹ tôi muốn tách sổ đỏ cho vợ chồng tôi nhưng ngày trước địa chính chia đất bố mẹ tôi không để ý lên một phần đất nhà tôi nằm trong diện tích đất của chú ruột tôi nhưng hiện tại hai vợ chồng chú tôi đã ly thân vợ chú tôi đã tách hộ khẩu và vào miền nam làm ăn. Bây giờ bố mẹ tôi muốn tách sổ đỏ cho vợ chồng tôi thì làm cách nào ạ ? Rất mong luật sư phản hồi ạ !

Hiện nay vợ chồng bạn đang sinh sống ở đâu và cùng với ai. Nếu vợ chồng bạn sống chung nhà với bố mẹ chồng thì được coi là có chỗ ở hợp pháp. Pháp luật cư trú quy định: “Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.”

Thưa luật sư, Tôi là giáo viên. Vì kinh tế gia đình khó khăn năm 2009 do muốn đi làm thêm hè nên đã mượn tên chị gái để đi làm và tôi đã lấy sổ hộ khẩu của gia đình và đi làm chứng minh nhân dân mang tên của chị gái mình. Tôi đi làm 3 tháng hè sau đó không sử dụng đưa cho chị gái chứng minh thư đó. Xin hỏi luật sư tôi và chị gái của tôi có vi phạm không? bị xử phath như thế nào/ cám ơn luật sư

Tại .

“Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật…”

Nếu bạn sử dụng chứng minh của chị gái vào hành vi trái pháp luật và bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì bạn bị xử phạt hành chính như trên

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Tư vấn trường hợp ký thay chủ hộ để được chuyển sổ hộ khẩu ?

​Chào luật sư. Tôi ký thay chủ hộ (chồng tôi trước đây, nay chúng tôi đã ly hôn) trong việc chuyển khẩu của bản thân tôi đi nơi khác (để tôi chuyển công tác). Tôi chuyển khẩu năm 2012, ly hôn năm 2014. Vậy theo pháp luật tôi bị xử lý như thế nào?

Cám ơn luật sư.

Cách điền phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu như thế nào ?

Trả lời:

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn ký thay chồng bạn trong việc chuyển hộ khẩu của bạn đi nơi khác. Hành vi của bạn được hiểu là bạn đã sửa chữa

nội dung giấy tờ liên quan đến cư trú, hành vi này có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 :

“Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú

[…]2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú;

c) Thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

d) Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

đ) Cơ sở kinh doanh lưu trú không thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan công an theo quy định khi có người đến lưu trú;

e) Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú…”

Khoản 4 Điều 23 quy định:

“Điều 23. Phạt tiền

4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.”

Do đó, với lỗi trên thì bạn sẽ bị xử phạt với số tiền là 150.000 đồng và phải tiến hành khắc phục hậu quả theo yêu cầu của cán bộ tư pháp, nơi quản lý hộ tịch của bạn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Không có nhà riêng liệu có tách sổ hộ khẩu được không ?

Thưa luật sư, Luật sư cho tôi hỏi, giờ tôi muốn tách khẩu nhưng chưa có nhà ở riêng liệu có tách được không ?

Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Luật sư tư vấn:

– Việc tách sổ hộ khẩu được quy định tại Điều 27, ):

“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

– Như vậy bạn được tách khẩu tuy nhiên việc nhập hộ khẩu tại địa phương nào đó bạn phải đủ điều kiện :

– Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương được quy định tại Điều 20 Luật cư trú 2006 (đã được sửa đổi bổ sung theo Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật cư trú 2013)

“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô,

dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;

5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;

b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;

c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.”

Mặt khác, chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. (Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2006).

Theo như bạn nêu, bạn không có nhà ở riêng thì bạn chỉ có thể đăng ký thường trú khi có chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ,….hoặc bạn về ở với cha mẹ đẻ, người thân. Tuy nhiên, trong các trường hợp này, bạn phải có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 5 Điều 20 Luật cư trú, đó là:

– Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;

– Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;

– Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

Những điều cần lưu ý: Ngoài ra, việc đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương còn phải đáp ứng điều kiện về thời gian tạm trú như sau:

– Nếu đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên.

– Nếu đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật Hành chính – Công ty luật Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *