Cách dịch vụ vận chuyển thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

xin giấy phép tổng hợp các trường hợp dịch vụ vận chuyển thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT mời quý khách hàng tham khảo.

1. Cơ sở pháp lý

 

– Thông tư 130/2016/TT-BTC

2. Nội dung

– Thứ nhất, dịch vụ vận chuyển phục vụ tang lễ

Trường hợp cơ sở có chức năng kinh doanh dịch vụ tang lễ, và có cung cấp xe ô tô để phục vụ cho tang lễ, vận chuyển quan tài và người nhà đến địa điểm an táng và từ địa điểm an táng về sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. 

Cụ thể, khoản 11 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:

11. Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ. Các dịch vụ nêu tại khoản này không phân biệt nguồn kinh phí chi trả. Cụ thể:

c) Dịch vụ tang lễ của các cơ sở có chức năng kinh doanh dịch vụ tang lễ bao gồm các hoạt động cho thuê nhà tang lễ, xe ô tô phục vụ tang lễ, mai táng, hỏa táng, cải táng, di chuyển mộ, chăm sóc mộ.

– Thứ hai, Dịch vụ vận chuyển đưa đón học sinh

Các cơ sở giáo dục đào tạo có tổ chức xe đưa đón học sinh của trường mình đi học và từ trường về nhà sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, hoạt động này phải gắn liền với hoạt động giáo dục và chỉ áp dụng cho các cơ sở dạy học từ mầm non đến trung học phổ thông, không áp dụng đối với các bậc học cao hơn. Đối với đơn vị dịch vụ vận tải hành khách có cung cấp dịch vụ này thì phải chịu thuế GTGT theo quy định.

Cụ thể, khoản 13 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:

“13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.”

– Thứ ba, vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện theo các tuyến được quy định trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của pháp luật về giao thông sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Cụ thể, điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 16 Điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC:

16. Vận chuyển hành khách công cộng gồm vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện (bao gồm cả tàu điện) theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của pháp luật về giao thông.

– Thứ tư, dịch vụ vận chuyển người bệnh

Dịch vụ vận chuyển người bệnh nằm trong dịch vụ y tế thuộc đối tương không chịu thuế GTGT theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC. Dịch vụ này phải do cơ sở y tế có dịch vụ y tế cung ứng.

“9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh. “

Bạn đang theo dõi bài viết được biên tập trên trang web của Xin giấy phép. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn pháp luật từ các Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline:    để được hỗ trợ hiệu quả và tối ưu nhất.

Trân trọng./.

Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Quỳnh – Bộ phận tư vấn luật thuế – Công ty luật Minh Khuê 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *