Các yêu cầu bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Bảo đảm pháp chế là tổng thể các biện pháp, phương tiện tổ chức-pháp lí do các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân áp dụng nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước và các tổ chức ấy cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Pháp chế là một phạm trù rộng lớn không chỉ chứa đựng nội dung pháp luật mà còn chứa đựng những nội dung chính trị, xã hội và con người. Vì vậy, đảm bảo cho pháp chế được củng cố, tăng cường và hoàn thiện là yêu cầu khách quan của quá trình hoàn thiện con người và các quyền của họ trong xã hội, đặc biệt là trong quá trình quản lý hành chính nhà nước. 

Bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước có nghĩa là bằng những cơ chế và hoạt động pháp lí làm cho pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong thực tế và hoạt động của bộ máy nhà nước mà trước hết là hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước phải thực sự vì dân, khơi dậy trí tuệ và tinh thần, ý chí tự lực tự cường của nhân dân, đem lại những tiện ích và thủ tục thực hiện thực sự dễ hiểu, dễ làm và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân theo một trật tự nhất định. Do đó hoạt động thực thi pháp luật cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:

-Hoạt động của cơ quan nhà nước phải phù hợp với mục đích, nội dung và yêu cầu của quy phạm pháp luật.

-Hoạt động của các cơ quan nhà nước nằm trong khuôn khổ và phạm vi thẩm quyền cũng như chức năng mà luật pháp đã quy định.

-Khi thực hiện chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình, các cơ quan nhà nước có quyền ban hành các văn bản pháp luật mang tính quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của cơ quan mình. Nhưng những văn bản pháp luật này không được trái Hiến pháp, luật…cũng như các văn bản pháp luật khác của cơ quan nhà nước cấp trên.

-Trong hoạt động ban hành các văn bản pháp luật: Các biện pháp đảm bảo pháp chế đều phải được quy định trong các văn bản pháp luật; Phải được thực hiện kịp thời, hiệu quả, thường xuyên, liên tục. Hoạt động quản lí luôn diễn ra liên tục, làm phát sinh các quan hệ pháp luật cụ thể và có thể xâm hại đến quyền và lợi ích của đối tượng quản lí do những hành vi trái pháp luật và vô kỉ luật của chủ thể quản lí; Phải được thực hiện một cách toàn diện, công khai, dân chủ. Có như vậy mới thu hút đông đảo chủ thể tham gia, bảo vệ và kiểm soát việc thi hành pháp luật. Nếu không sẽ làm giảm hiệu quả của việc bảo đảm pháp luật được tôn trọng và kỉ luật được tăng cường.

-Phải bảo đảm nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phâm công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đảm bảo nguyên tắc này mới tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước kiểm soát lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động chấp hành-điều hành. Có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, trong việc duy trì trật tự pháp luật, xây dựng và bảo vệ nhà nước.

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *