Các ưu đãi mà pháp luật Việt Nam đang dành cho các nhà đầu tư

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Đầu tư có tầm quan trọng chiến lược trong sự tăng trưởng kinh tế và mang lại những tác động tích cực đến kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Do đó, Việt Nam luôn đặt ra những chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, nhất là đối với các nhà đầu tư.

1. Quy định về ngành, nghề ưu đãi đầu tư

Trong lĩnh vực nông nghiệp, các ngành nghề được hưởng ưu đãi đã được quy định chi tiết hơn, gồm: nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học.

Các ngành nghề thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế cũng được quy định chi tiết hơn. Theo đó, giáo dục bao gồm: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp. 

Trong lĩnh vực y tế bao gồm: khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc chủ yếu, thuốc thiết yếu, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y; nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới; đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, , trẻ em lang thang không nơi nương tựa;

Tương tự, một số lĩnh vực khác được hưởng ưu đãi đầu tư như: công nghệ thông tin, thể dục thể thao, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng,… cũng được quy định chi tiết hơn trong Luật Đầu tư mới.

2. Quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư

Theo Khoản 2 Điều 16 quy định:

2. Địa bàn ưu đãi đầu tư:

a) Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

b) Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

3. Căn cứ ngành, nghề và địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư và Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư.”

Theo đó, ở các vùng địa bàn có điều kiện kinh tế –  xã hội khó khăn hay đặc biệt khó khăn thì nhà đầu tư sẽ được hưởng chính sách ưu đãi về thuê đất.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ và các nguyên tắc quy định tại Luật Đầu tư, Chính phủ quy định những ưu đãi cho các nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ cũng có Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Bên cạnh đó, cũng có Quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước đã quy định khá cụ thể về nguyên tắc miễn, giảm tiền thuê đất; các trường hợp miễn tiền thuê đất; các trường hợp giảm tiền thuê đất và thẩm quyền quyết định miễn giảm tiền thuê đất.

– Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, cụ thể như sau:

a) Ba (3) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư; tại cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường.

b) Bảy (7) năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

c) Mười một (11) năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

d) Mười lăm (15) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư, lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của Chính phủ”.

–  Đối với dự án nông nghiệp:

+ Đặc biệt ưu đãi đầu tư: miễn tiền sử dụng đất.

+ Ưu đãi đầu tư: giảm 70% tiền sử dụng đất.

+ Khuyến khích đầu tư: Giảm 50% tiền sử dụng đất (Điều 19 và Điều 20 của )

Các ưu đãi mà pháp luật Việt Nam đang dành cho các nhà đầu tư

gọi: 

3. Ưu đãi về thuế

Ngày 17/06/2016 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP (“Thông tư 83”). Theo đó các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”), thuế nhập khẩu (“NK”), thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (“SDĐPNN”) được xác định như sau:

a. Về ưu đãi thuế TNDN

Các dự án đầu tư mới (i) đáp ứng điều kiện về lĩnh vực được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN; hoặc (ii) được thực hiện tại địa bàn ưu đãi đầu tư, sẽ được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo mức tương ứng áp dụng đối với lĩnh vực đó hoặc địa bàn đó quy định tại Luật thuế TNDN. Nếu dự án đầu tư mới đồng thời đáp ứng nhiều điều kiện ưu đãi về thuế TNDN thì được chọn hưởng mức ưu đãi thuế TNDN có lợi nhất

Riêng đối với các dự án đầu tư mới vào địa bàn (i) khu kinh tế; (ii) khu công nghệ cao (kể cả khu công nghệ thông tin tập trung); (iii) khu công nghiệp; (iv) khu chế xuất thì sẽ được áp dụng ưu đãi thuế riêng theo quy định tương ứng của pháp luật thuế TNDN.

b. Về ưu đãi thuế NK và thuế SDĐPNN

Doanh nghiệp sẽ được miễn thuế NK (i) đối với hàng hóa NK để tạo tài sản cố định như thiết bị theo quy định của pháp luật, (ii) đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất trong dự án đầu tư (trừ một số dự án như: dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điều hòa, máy sưởi điện, tủ lạnh…) trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bắt đầu sản xuất. Quy định này áp dụng đối với các dự án đầu tư (i) thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư;  hoặc (ii) được thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Doanh nghiệp sẽ được được (i) miễn thuế SDĐPNN trong trường hợp dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; và (ii) được giảm 50% thuế SDĐPNN nếu dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư hoặc đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

4. Ưu đãi khác

Bên cạnh các ưu đãi về tài chính, chính sách sử dụng đất và thủ tục hành chính thì Nhà nước ta thông qua các quy định của pháp luật còn có nhiều những ưu đãi đầu tư khác mà chúng ta phải kể đến như: ưu đãi về chính sách tiền tệ (khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2008), đặc biệt là chính sách ngoại hối mở rộng để thu hút nhà đầu tư nước ngoài; nới lỏng các điều kiện đầu tư đối với một số ngành nghề, lĩnh vực mà trước đây hạn chế đầu tư nước ngoài, chấp nhận các nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Sự phân biệt về giá (điện, nước, dịch vụ viễn thông…) giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài cũng được loại bỏ dần dần. Pháp luật nước ta còn cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu nhà ở trong khu kinh tế, tạo cơ sở cho việc ổn định đầu tư lâu dài.

Bằng việc quy định về khấu trừ chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp tại Điều 16 Nghị định 29/2009/NĐ-CP, Nhà nước ta đã gián tiếp thể hiện chính sách ưu đãi về nhà ở phục vụ người lao động làm việc tại khu kinh tế.

Ngoài ra, đối với các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, không thuận tiện nhưng lại có nhu cầu phát triển công nghiệp thì chính quyền địa phương có thể quy định thêm một số ưu đãi đầu tư khác như hỗ trợ về tài chính, phát triển hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nhân lực…

5. Thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư

– Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư ghi nội dung ưu đãi đầu tư, căn cứ và điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Đối với dự án không thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư mà không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong trường hợp này, nhà đầu tư căn cứ điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan thuế, cơ quan tài chính và cơ quan hải quan tương ứng với từng loại ưu đãi đầu tư.

6. Trường hợp mở rộng ưu đãi

Trong trường hợp cần khuyến khích phát triển một ngành đặc biệt quan trọng hoặc đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, thì Quốc hội và Chính phủ sẽ quyết định.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *