Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi về tài sản bảo đảm có những phương thức xử lý nào? Và được pháp luật quy định tại đâu. Xin cảm ơn luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

 về bán đấu giá tài sản

2. :

Để đưa ra quy định xử lý tài sản bảo đảm là một việc không đơn giản và các quy định về các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận còn khó hơn và các quy định này không được quy định rõ trong BLDS 2005 mà chỉ có trong các nghị định của Chính Phủ :

Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ liệt kê các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận bao gồm:

“Điều 59: Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận:

1. Bán tài sản bảo đảm.

2. Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.

3. Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp quyền đòi nợ.

4. Phương thức khác do các bên thỏa thuận”.

Như vậy, ngoài những trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật, các bên tham gia giao kết giao dịch bảo đảm nói chung cũng có quyền chủ động thống nhất lựa chọn từng tình huống xử lý tài sản theo thỏa thuận .

1. Bán tài sản bảo đảm

Phương thức bán tài sản này chủ yếu là bán đấu giá tài sản bảo đảm. Đối với các giao dịch bảo đảm có quy định về việc xử lý tài sản bằng phương thức bán đấu giá, thì bắt buộc phải được bán đấu giá thông qua các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp và theo trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ.

Người có tài sản bán đấu giá có quyền lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để tiến hành bán đấu giá tài sản bảo đảm.

2. Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.

Trong trường hợp các bên thỏa thuận về việc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm thì việc nhận chính tài sản bảo đảm được thực hiện như sau:

– Các bên có quyền tự thỏa thuận hoặc thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản để có cơ sở xác định giá trị của tài sản bảo đảm.

– Trong trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Bên nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ phải xuất trình văn bản chứng minh quyền được xử lý tài sản bảo đảm và kết quả xử lý tài sản bảo đảm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm.

3. Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.

– Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu người thứ ba là người có nghĩa vụ trả nợ chuyển giao các khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình hoặc cho người được uỷ quyền. Trong trường hợp người có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu thì bên nhận bảo đảm phải chứng minh quyền được đòi nợ.

   – Trong trường hợp bên nhận bảo đảm đồng thời là người có nghĩa vụ trả nợ thì bên nhận bảo đảm được bù trừ khoản tiền đó.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *