Các điều kiện để cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hiện nay, nhu cầu đi ra nước ngoài làm việc của người lao động ngày càng phổ biến. Luật Người Việt Nam Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định 4 hình thức để người lao động ra nước ngoài làm việc.

Mục lục bài viết

Trong đó hình thức thông qua doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nhiều người lao động lựa chọn. Như vậy, để doanh nghiệp thực hiện dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần có những điều kiện gì?

TRẢ LỜI:

1. Loại hình doanh nghiệp có quyền xin cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người nước ngoài làm việc:

Theo khoản 4 Điều 8 thì doanh nghiệp có các điều kiện sau có thể xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:

– Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có vốn điều lệ là 5 tỷ đồng ( theo điều 3 Nghị định 126/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người Việt Nam đi làm viêc ở nước ngoài theo hợp đồng )

– Doanh nhgiệp được cấp Giấy phép phải trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

– Doanh nghiệp được xem xét cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm viiệc ở nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam.

2. Điều kiện để cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Theo Điều 9 điều kiện để một doanh nghiệp xin cấp Giấy phép như sau:

– Có đề án hoạt động đưa ra người lao đi làm việc ở nước ngoài

Đề án hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải thể hiện năng lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu của hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm các nội dung sau:

+ Tên giao dịch, địa chỉ giao dịch, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vốn và cơ cấu vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đại diện doanh nghiệp theo ủy quyền, vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Phương án tổ chức bộ máy hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

+ Dự kiến thị trường đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, ngành nghề đưa lao động đi, địa bàn tuyển chọn lao động;

+ Phương án tuyển chọn người lao động, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động, quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài;

+ Phương án tài chính để thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

– Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vuẹc hợp tác và quan hệ quốc tế;

– Có tiền ký quỹ: Mức tiền ký quỹ là một tỷ đồng.

+ Trường hợp tiền ký quỹ được sử dụng để giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền ký quỹ được sử dụng, doanh nghiệp phải nộp bổ sung cho đủ mức tiền ký quỹ theo quy định.

+ Nơi thực hiện ký quỹ : Ngân hàng Thươn mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

3. Hồ sơ để cấp Giấy phép

Các tài liệu, giấy tờ cần có trong hồ sơ được quy định tại điều 10 và quy định chi tiết tại thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH bao gồm:

– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp ( theo mẫu);

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định theo quy định;

– Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ;

– Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định;

– Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện;

– Phương án tổ chức ( đối với doanh nghiệp lần dầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

– Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy haotj động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tê, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao.

4. Thủ tục cấp Giấy phép

Bước 1: Doanh nghiệp nộp Hồ sơ hợp lệ đến Cục quản lý lao động nước ngoài thuộc Bộ Lao động thương binh và xã hội.

Bước 2: Trường thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của người có thẩm quyền theo khoản 2 điều 10 .

Bước 3: Doanh nghiệp được cấp phép Giấy phép phải nộp lệ phí.

Lệ phí cấp Giấy phép là 5 triệu đồng. Doanh nghiệp nộp lệ phí cấp Giấy phép tại thời điểm nhận Giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *