Cá nhân mua nhà chung cư có được cấp sổ hộ khẩu tại nơi ở mới không ?

Đăng ký tạm trú, chuyển hộ khẩu về nhà chung cư ở các đô thị là một trong những vấn đề pháp lý được nhiều người dân quan tâm. Luật sư của Công ty luật DV Xingiaypheptư vấn và giải đáp một số quy định của luật cư trú theo luật hiện nay:

Mục lục bài viết

1. Cá nhân mua nhà chung cư có được cấp sổ hộ khẩu tại nơi ở mới không ?

“Xin chào luật sư văn phòng Xin giấy phép. Thưa luật sư, vợ chồng tôi mới kết hôn, tôi có hộ khẩu ở huyện Thanh Trì, Hà Nội, chồng có hộ khẩu ở tỉnh Kon tum. Chúng tôi có mua một căn hộ chung cư mini ở quận Thanh Xuân đứng tên chồng tôi. Chồng tôi có hộ khẩu tạm trú ở tại địa chỉ nhà chung cư mini khoảng gần 3 năm. Chồng tôi có thể nhập khẩu theo tôi vào huyện Thanh Trì nhưng muốn nhập khẩu luôn vào quận Thanh Xuân tại địa chỉ nhà chung cư mini thì có được không và thủ tục như thế nào? Hoặc nhập khẩu theo vợ rồi chuyển lên địa chỉ ở quận Thanh Xuân có được không và thủ tục như thế nào? Mong nhận được hồi âm của luật sư. Tôi xin cảm ơn !”

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi, Xin giấy phép xin được trả lời vấn đề của bạn như sau:

Trong trường hợp của bạn, bạn có nơi ở hợp pháp tại Hà Nội và muốn làm thủ tục nhập hộ khẩu tại nơi ở mới thì bạn cần phải đáp ứng đủ điều kiện và tuân theo trình tự thử tục sau đây :

Theo quy định của thì công dân được đăng kí thường trú tại nội thành trong trường hợp:

“a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của , ;

b) Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê”. (khoản 4 điều 19 ).

Các trường hợp tại khoản 2,3,4 điều 20 đó là:

“2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình”.

Vợ chồng bạn không thuộc các trường hợp nêu trên, vì vậy để được đăng kí thường trú (đăng kí hộ khẩu) thì các bạn phải đáp ứng điều kiện: đã tạm trú tại nội thành từ 3 năm trở lên và có nhà ở thuộc sở hữu của mình.

Chồng bạn đã đáp ứng đủ các điều kiện trên, thì có thể tiến hành đăng kí thường trú tại Hà Nội. Hồ sơ đăng kí thường trú bao gồm:

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

+ Bản khai nhân khẩu;

+ Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp đang có hộ khẩu thường trú ở nơi khác theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (bản sao hợp đồng mua nhà hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữ nhà ).

Sau khi chồng bạn đăng ký hộ khẩu thường trú xong thì bạn có thể xin nhập hộ khẩu vào sổ hộ khảu của chồng bạn theo diện vợ về ở với chồng theo điểm a khoản 2 đã nếu trên .

Hồ sơ đăng kí thường trú được nộp tại cơ quan Công an quận Thanh Xuân.

2. Tư vấn về đăng ký tạm trú khi ở chung cư thuê ?

“Dạ em xin chào luật sư. Em muốn hỏi: em và bạn đều sinh năm 1998 hiện đang ở chung ba mẹ và hộ khẩu thường trú của tụi em đang ở huyện Hóc Môn nhưng giờ em muốn thuê chung cư để ở riêng với bạn em tại quận Bình Tân. Em có dự định ký hợp đồng thuê 1 năm để ở xem như thế nào mới ký tiếp hoặc không ở nữa.

Vậy trong trường hợp này em và bạn em cần phải làm gì để có thể ở đúng pháp luật quy định và có đủ giấy tờ để xin đi làm ạ. Bạn em là nam chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn theo đúng ngày sinh ạ ?”

– Nguyễn Thị Xuân Đào

Luật sư trả lời:

Theo thông tin mà bạn đã cung cấp cho chúng tôi, chúng tôi hiểu rằng bạn đang băn khoăn về thủ tục đăng ký tạm trú khi bạn của bạn chưa đủ tuổi kết hôn. Tuy nhiên ở đây đăng ký tạm trú không phụ thuộc vào đã đủ độ tuổi kết hôn hay chưa mà ở đây chỉ cần người đăng ký đã đủ từ 14 tuổi trở lên.

Căn cứ Điều 30,quy định:

Điều 30, Luật cư trú năm 2006 quy định về: Đăng ký tạm trú

1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.

2. Ng­ười đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.

Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.

Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.

5. Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú.

Điều 31, Luật cư trú năm 2006 quy định về: Lưu trú và thông báo lưu trú

1. Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.

2. Gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ mười bốn tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú cho nhân dân biết.

3. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.

4. Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.

Điều 32, luật cư trú năm 2006 quy định về: Khai báo tạm vắng

1. Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

2. Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

3. Ng­ười quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải khai báo tạm vắng tại Công an xã, ph­ường, thị trấn nơi người đó cư trú. Khi đến khai báo tạm vắng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân và ghi vào phiếu khai báo tạm vắng.

4. Công an xã, ph­ường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nội dung khai báo, kiểm tra nội dung khai báo, ký xác nhận vào phần phiếu cấp cho ng­ười khai báo tạm vắng.

Như vậy, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, bạn thuộc nhóm đối tượng phải đăng ký tạm trú tại nơi bạn đang lưu trú (thuê nhà trọ), bạn cần liên hệ với địa điểm đăng ký thường trú gần nhất hoặc liên hệ với cảnh sát khu vực nơi bạn lưu trú để hoàn thiện thủ tục này.

Thủ tục đăng ký tạm trú bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Chứng minh thư nhân dân;

+ Sổ hồ khẩu;

+ Hợp đồng thuê (hoặc mượn) nhà – Lưu ý: Hợp đồng thuê nhà trên 06 tháng phải được xác lập tại văn phòng công chứng;

+ Thẻ sinh viên (nếu đang đi học);

+ Ảnh (3×4 cm);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu đã có vợ hoặc chồng);

+ Tờ khai (mẫu do công an phường cung cấp).

Căn cứ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật cư trú và

Điều 16. Thủ tục đăng ký tạm trú

1. Hồ sơ đăng ký tạm trú, bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu.

b) Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở). Đối với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp thì đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.

Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú.

2. Người tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc chủ hộ đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú của chủ hộ thì việc đồng ý phải được ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.

3. Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

Điều 17. Cấp sổ tạm trú

1. Sổ tạm trú được cấp cho cá nhân, hộ gia đình đăng ký tạm trú theo quy định tại Điều 30 Luật Cư trú và hướng dẫn tại Thông tư này, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.

Học sinh, sinh viên, học viên ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên, nếu từng người có nhu cầu đăng ký tạm trú và cấp sổ tạm trú riêng, thì được cấp riêng; trường hợp không có nhu cầu cấp riêng sổ tạm trú thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có văn bản đề nghị đăng ký tạm trú, kèm theo danh sách và được ghi vào sổ đăng ký tạm trú, danh sách bao gồm các thông tin cơ bản từng cá nhân: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh; nam, nữ; quê quán; dân tộc; tôn giáo; số chứng minh nhân dân; nghề nghiệp, nơi làm việc; nơi thường trú; nơi tạm trú.

2. Trường hợp sổ tạm trú hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Sổ tạm trú được đổi, cấp lại có số, nội dung như sổ đã được cấp.

Hồ sơ đổi, cấp lại sổ tạm trú bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

b) Sổ tạm trú bị hư hỏng (đối với trường hợp đổi sổ).

3. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Công an xã, phường, thị trấn phải đổi, cấp lại sổ tạm trú cho công dân.

4. Công dân thay đổi nơi tạm trú ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn thì được cấp sổ tạm trú mới.

5. Quá trình đăng ký tạm trú nếu có sai sót của cơ quan đăng ký trong khi ghi sổ tạm trú thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày công dân đề nghị, cơ quan đăng ký tạm trú phải có trách nhiệm điều chỉnh trong sổ tạm trú cho phù hợp với hồ sơ đăng ký tạm trú.

6. Người tạm trú có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ tạm trú theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ tạm trú khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ tạm trú trái pháp luật.

>> Tham khảo ngay:

3. Nhập hộ khẩu vào chung cư mới mua có được không ?

Xin giấy phép tư vấn về điều kiện nhập hộ khẩu, chuyển khẩu về các thành phố lớn cũng như việc nhập hộ khẩu vào chung cư:

Nhập hộ khẩu vào chung cư mới mua có được không ?

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của chúng tôi, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nhập hộ khẩu tại ngoại thành Hà Nội là thuộc một trong những khoản thuộc Điều 20 :

Nhập hộ khẩu tại nội thành Hà Nội quy định tại Khoản 4 Điều 19 :

“4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành:

a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;

b) Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.”

Hồ sơ nhập hộ khẩu

  1. ;
  2. Bản khai nhân khẩu;
  3. Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu);
  4. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp trừ trường hợp được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình.
  5. Công dân khi làm thủ tục đăng ký thường trú phải xuất trình bản chính giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp, nộp bản sao cho cơ quan đăng ký cư trú.

Cơ quan giải quyết

Công an quận, huyện, thị xã nơi đăng ký thường trú, thời gian từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú phải:

+) Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận và trao cho người nộp.

+)Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ kịp thời.

>> Tham khảo thêm:

4. Tư vấn thủ tục làm sổ đỏ cho chung cư và nhập hộ khẩu ?

“Kính chào Xin giấy phép, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Em có hộ khẩu thường trú tại Thái Bình, có mua chung cư tại quận Hà Đông. Em xin hỏi thủ tục làm sổ đỏ cho căn hộ chung cư và thủ tục nhập hộ khẩu sau khi có sổ đỏ ạ?

Em xin chân thành cảm ơn!”

Người gửi: H.T.N

Tư vấn thủ tục làm sổ đỏ cho chung cư và nhập hộ khẩu ?

Luật sư tư vấn dân sự, cư trú trực tuyến gọi:

Trả lời:

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1.Thủ tục cấp giấy sở hữu căn hộ chung cư

Theo quy định của pháp luật thì điều kiện xin đề nghị cấp giấy sở hữu căn hộ chung cư được quy định như sau:

– Phải thanh toán đầy đủ tiền ghi trong Hợp đồng mua bán căn hộ chung với nhà đầu tư (thanh toán hợp đồng mua bán với nhà đầu tư);

– Đề nghị nhà đầu tư cấp đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư;

– Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư với nhà đầu tư..

Nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện trên đây, thì bạn được làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu chung cư.

Hồ sơ xin đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu chung cư gồm có:

– 01 bản gốc, 01 bản photo Hợp đồng mua bán với nhà đầu tư (01 bản lưu tại cơ quan thuế);

– 01 bản gốc, 01 bản photo Hợp đồng mua bán với nhà đầu tư (01 bản lưu tai cơ quan địa chính);

– 02 bản chứng thực chứng minh thư, hộ khẩu của người đề nghị cấy giấy (bao gồm những người đứng tên trong Hợp đồng mua bán);

– 02 tờ khai Lệ phí trước bạ, 03 tờ khai thuế thu nhập cá nhân (chủ tài sản kê khai hoặc người được uỷ quyền).

Toàn bộ hồ sơ xin đề nghị cấp giấy quyền sở hữu căn hộ chung cư nộp tại Văn phòng Đăng ký đất và nhà (cấp Huyện) nộp và làm thủ tục kê khai nộp thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan Nhà nước.

2. Thủ tục nhập hộ khẩu

Trước khi làm thủ tục nhập hộ khẩu đến nơi ở mới bạn phải làm thủ tục chuyển hộ khẩu cũ. Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8 có quy định:

1. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu

a) Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện, thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;

b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu, bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

b) Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).

3. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. Trường hợp chuyển cả hộ thì ghi rõ vào giấy chuyển hộ khẩu và sổ hộ khẩu là chuyển đi cả hộ để cơ quan Công an nơi chuyển đến thu sổ hộ khẩu cũ khi cấp sổ hộ khẩu mới. Trường hợp chuyển một người hoặc một số người trong hộ thì ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu những nội dung cơ bản sau: Thông tin người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi chuyển đến.

Sau khi hoàn tất thủ tục này bạn có thể tiến hành thủ tục đăng ký thường trú tại nơi ở mới. Tuy nhiên, bạn đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật để được nhập khẩu tại Hà Nội. Theo quy định tại điều 20 quy định công dân thuộc các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Về hồ sơ đăng ký thường trú được quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 9.9.2014 và quy định:

“1.hồ sơ đăng ký thường trú gồm:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
– Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18.042014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú

…”

“3. Nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú

a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

…”

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

>> Tham khảo ngay:

5. Quy định về cải tạo chung cư theo pháp luật về nhà ở ?

Chào Luật Sư! Tôi có mua 1 căn hộ ở Golden An Khanh – Hoài Đức có thiết kế như link đính kèm. Trong hợp đồng ghi rõ Logia 1 và Logia 2 là sở hữu riêng. Hiện trong hợp đồng khi nói về các phòng trong căn hộ có ghi: Phòng khách: Cục nóng điều hòa đặt tại logia 1; cư dân không được gắn các thiết bị thu phát sóng bên ngoài logia 2 (ban công phòng khách) Vậy tôi muốn hỏi: Tôi đang hiểu bên ngoài logia 2 ở đây có nghĩa là bên mặt ngoài logia, phần liên quan tới kiến trúc tổng thể của tòa nhà, còn bên trong logia thì không bị cấm có phải hay không? Logia 2 (ban công phòng khách) là sở hữu riêng, tôi có được quyền lắp cục nóng điều hòa phòng khách tại đây không? Tôi có được phép sơn tường, ốp gạch vào tường ở logia thứ 2 không? Tôi có được đặt giàn phơi tại logia 2 không? Tôi đang hiểu, với sở hữu riêng tôi có toàn quyền sử dụng theo luật nhà ở, không làm ảnh hưởng tới phần sở hữu chung và kết cấu tòa nhà. Hiện nay, chủ đầu tư đang cấm chúng tôi:

– Không được phép lắp cục nóng ở Logia 2, phải đặt 3 cục nóng điều hòa tại logia 1; Không được làm giàn phơi tại đây; Không được sơn lại tường, ốp gạch ngoài lôgia cao quá 20cm. Mong luật sư giải đáp giúp tôi việc chủ đầu tư cấm có đúng hay không? Nếu chủ đầu tư sai, thì họ đang vi phạm điều nào của luật nhà ở ?

Tôi xin cảm ơn ! Chúc Luật Sư và quý công ty sức khỏe !

Quy định về cải tạo chung cư theo pháp luật về nhà ở ?

Trả lời:

Thứ nhất, về logia 2

Theo hợp đồng của bạn có quy định làcư dân không được gắn các thiết bị thu phát sóng bên ngoài logia 2 (ban công phòng khách)” có nghĩa là bạn không được gắn các thiết bị thu sóng ở mặt tiếp xúc với thiên nhiên duy nhất của Logia 2, mà chỉ được gắn ở 3 mạt trong của logia.

Thứ hai, quyền của chủ sở hữu nhà ở trong việc cải tạo nhà ở:

Tại điểm e Khoản 1 Điều 10 có quy định chủ sở hữu nhà ở có quyền :” Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;”. Quyền này được quy định chi tiết trong Điều 88 như sau:

“Điều 88. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở

1. Chủ sở hữu nhà ở có các quyền sau đây trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở:

a) Được tự thực hiện việc bảo trì, cải tạo hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì, cải tạo; trường hợp pháp luật quy định phải do đơn vị, cá nhân có năng lực hành nghề xây dựng thực hiện thì phải thuê đơn vị, cá nhân có năng lực thực hiện bảo trì, cải tạo;

b) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng trong trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, tạo điều kiện cho việc bảo trì, cải tạo nhà ở khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nhà ở có các nghĩa vụ sau đây trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở:

a) Chấp hành quy định của pháp luật về bảo trì cải tạo nhà ở; tạo điều kiện cho các chủ sở hữu nhà ở khác thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà ở của họ;

b) Bồi thường cho người khác trong trường hợp gây thiệt hại;

c) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của luật.”

Đồng thời tại Khoản 5 Điều 6 của có quy định về hành vi bị cấm như sau:” Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian và các phần thuộc sở hữu chung hoặc của các chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức; tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư.”

Như vậy, bạn có quyền cải tạo nhà ở theo quy định tại khoản 1 Điều 88 và trừ trường hợp thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư. Hiện nay, pháp luật không quy định rõ những thiết bị, vật dụng nào chủ sở hữu được phép lắp đặt và không được phép lắp đặt. Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên, nếu không nằm trong các danh mục bị pháp luật cấm và hạn chế thì đều có thể thực hiện. Việc chủ đầu tư cấm :”Không được phép lắp cục nóng ở Lô gia 2, phải đặt 3 cục nóng điều hòa tại lô gia 1; Không được làm giàn phơi tại đây; Không được sơn lại tường, ốp gạch ngoài lô gia cao quá 20cm” vì nó có thể làm thay đổi kết cấu tòa nhà và có thể sẽ có những rủi ro xảy ra. Ngoài ra pháp luật nhà ở cũng có quy định chi tiết về sở hữu chung và sở hữu riêng ( Điều 100 ), phần sở hữu riêng không bao gồm các tường bao quanh ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang,… (Khoản 2 Điều 100). do đó, bạn cần xác đinh lại quyền sở hữu riêng của mình trước khi thực hiện cải tạo nhà ở.

>> Tham khảo thêm:

6. Chuyện chung cư: Nhà làm luật chưa đóng tròn vai

Cho đến nay, luật về chung cư ở Việt Nam vẫn còn rất sơ sài. Người làm luật hầu như chỉ quan tâm đến khía cạnh kỹ thuật xây dựng, cấu trúc vật chất của tòa nhà, của các căn hộ, cũng như đến việc quản lý hành chính đối với cộng đồng công dân chung cư. Cuộc sống dân sự của chung cư bị bỏ ngỏ.

Cuộc đôi co giữa các chủ căn hộ thuộc chung cư cao cấp The Manor ở Hà Nội và chủ đầu tư Bitexco liên quan đến việc thu phí trông giữ xe chẳng khác một xung đột thông thường trong cuộc sống dân sự: một bên cho rằng giá dịch vụ quá cao so với mức chấp nhận được; bên kia kiên quyết đòi được trả thù lao tương xứng với công sức và vốn liếng bỏ ra.

Trong trường hợp xung đột dân sự, thì nếu có bên nào kiện, tòa án sẽ xử; còn nếu không ai kiện thì cứ để mặc họ giải quyết với nhau, miễn đừng gây mất trật tự công cộng. Việc nhà chức trách hành chính, cụ thể là UBND thành phố rồi UBND huyện sở tại, can thiệp vào vụ này trong tư thế người phân xử và có quyền phán quyết là việc không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của xã hội có tổ chức.

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai, nhà ở ?

Song, điều kỳ quặc không dừng lại ở đó. Ở các nước tiên tiến kiểu tranh chấp này không hề xuất hiện. Người ta hiểu được tính chất phức tạp của sở hữu chung cư: một tòa nhà chung, trên một miếng đất chung, với đủ thứ tiện ích chung, nhưng lại là nơi tổ chức cuộc sống riêng, độc lập của nhiều người; nguy cơ bất đồng, cãi vã luôn tiềm ẩn. Bởi vậy, nhà chức trách chủ động dùng luật để đóng khung thật chặt các mối quan hệ xoay quanh loại tài sản này, nhằm ngăn ngừa những cuộc đối đầu đáng tiếc.

Trước hết, chung cư phải và chỉ có thể là tập hợp những căn hộ. Nhà đầu tư chỉ được phép rao bán các căn hộ sau khi đã hoàn tất việc thiết lập hồ sơ pháp lý về “hộ hóa” toàn bộ không gian chung cư. Mỗi căn hộ chung cư bao gồm hai phần: phần sở hữu riêng, tức là những thứ thuộc về chủ căn hộ một cách tuyệt đối, không chia sẻ với ai khác; phần sở hữu chung, bao gồm tất cả những công trình, tiện ích phục vụ cho tất cả mọi người, từ cầu thang, lối đi, vườn cây, bãi đậu xe, cho đến hệ thống điện, truyền hình, điện thoại, cấp thoát nước…

Đã gọi là chung cư thì không thể có phần nào được nhà đầu tư giữ lại làm tài sản riêng, rồi đưa vào khai thác bằng cách cho các chủ sở hữu căn hộ thuê dưới dạng công trình tiện ích, phục vụ sinh hoạt.

Các chủ căn hộ tập hợp lại trong khuôn khổ một thiết chế tự quản gọi là hội nghị nhà chung cư. Trong trường hợp nhà đầu tư chưa bán được tất cả các căn hộ, thì đối với những căn hộ chưa có người mua, nhà đầu tư được coi là chủ sở hữu và với tư cách ấy tham gia vào hội nghị nhà chung cư. Khi đó, nhà đầu tư cũng chịu sự chi phối của cùng một hệ thống quy tắc ứng xử được ghi nhận tại điều lệ chung cư, như các chủ căn hộ khác.

Thông qua hội nghị nhà chung cư, các chủ căn hộ quyết định cơ chế vận hành các phần sở hữu chung và thể thức quản lý đối với các phần đó. Chẳng hạn, đối với bãi đậu xe ngầm, hội nghị nhà chung cư có thể mở thầu cung ứng dịch vụ trông giữ. Về mặt lý thuyết, nếu nhà đầu tư xây dựng chung cư muốn cung ứng dịch vụ này, thì họ phải dự thầu và được đối xử giống như tất cả những người dự thầu khác. Điều đó có nghĩa rằng, nếu không đưa ra được đề nghị tốt, thì nhà đầu tư có thể bị mời đi chỗ khác, cho dù chính họ là người đã tạo ra chung cư đó.

Cho đến nay, luật về chung cư ở Việt Nam vẫn còn rất sơ sài. Người làm luật hầu như chỉ quan tâm đến khía cạnh kỹ thuật xây dựng, cấu trúc vật chất của tòa nhà, của các căn hộ, cũng như đến việc quản lý hành chính đối với cộng đồng công dân chung cư. Cuộc sống dân sự của chung cư bị bỏ ngỏ.

Hội nghị nhà chung cư, về phần mình, tập hợp không chỉ các chủ sở hữu căn hộ mà tất cả những ai có liên quan đến nhà chung cư, từ nhà đầu tư, đến chủ sở hữu, người thuê căn hộ, công ty dịch vụ tiện ích, đại diện chính quyền địa phương… Thay vì vận hành như một thiết chế quyền lực, nó mang dáng dấp của một tổ chức mặt trận: rộng, bao quát, nhưng không có quyền uy cần thiết của nhà chức trách cho phép bảo đảm trật tự, công bằng trong cuộc sống cộng đồng. Đặc biệt, nó không đảm nhận được tư cách chủ sở hữu của toàn bộ thực thể pháp lý gọi là chung cư trong mối quan hệ với người thứ ba, nhất là với nhà đầu tư.

Lợi dụng sơ hở của luật, nhiều nhà đầu tư giữ lại cho riêng mình một số bộ phận trong kết cấu chung cư, mà đáng lý ra phải thuộc phần sở hữu chung, và sử dụng các phần ấy như nguồn tạo thu nhập bổ sung. Bãi đậu xe ngầm của Bitexco tại chung cư The Manor ở Hà Nội là một ví dụ tiêu biểu.

Thậm chí, có thể ghi nhận xu hướng tìm cách duy trì hình ảnh nhà đầu tư trong tư thế ông chủ đối với toàn bộ chung cư trong quan hệ với chủ căn hộ. Hậu quả là thay vì có thể đĩnh đạc đối tác với nhà đầu tư trong quá trình tổ chức cuộc sống chung cư ở cương vị chủ sở hữu, chủ căn hộ thường xuyên bị đẩy vào thân phận người thuê, có khi còn tệ hơn, bị gán vào vai người đi xin và chờ được cho.

>> Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *