Bói toán trên mạng có bị xử lý hình sự không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Gần đây xuất hiện rất nhiều hình thức xem bói, lên đồng được phát trực tiếp trên mạng xã hội facebook. Những thầy bói yêu cầu người xem đăng tên, tuổi, số điện thoại, địa chỉ của khách hàng ngay trên trang mạng để xem bói trực tuyến.

1. Cơ sở pháp lý:

– ;

2. Luật sư tư vấn:

Gần đây xuất hiện rất nhiều hình thức xem bói, lên đồng, tử vi được phát trực tiếp trên trạng mạng xã hội Facebook. Những thầy bói yêu cầu người xem đăng tên, tuổi, số điện thoại, địa chỉ của khách hàng trực tiếp ngay trên trạng mạng để xem bói trực tuyến. Vô hình chung gây ảnh hưởng rất nhiều tới người tham gia mạng xã hội. Bởi các thông tin cá nhân của họ bị đưa trực tiếp trên mạng rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lấy cắp thông tin cá nhân để sử dụng vào mục đích khác.

Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập tới những người thực hiện hành vi bói toán, tử vi, … có phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình hay không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 320 về tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Mê tín, dị đoan là tàn dư lạc hậu của chế độ cũ. Đó là niềm tin mù quáng vào những điều duy tâm không có căn cứ khoa học, tim vào ma quỷ, thần thánh, những điều không có thật,….

* Việc mê tín dị đoan không chỉ trực tiếp xâm hại đến trật tự công cộng, nếp sống của xã hội văn minh mà trong nhiều trường hợp còn xâm phạm đến cả tính mạng, sức khoẻ hoặc tài sản của con người. Việc quy định tội phạm này nhằm đấu tranh phòng chống, từng bước loại bỏ các hiện tượng tiêu cực này ra khỏi đời sống xã hội, giữ gìn trật tự kỷ cương của nhà nước, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản của công dân.

* Tội phạm này có các dấu hiệu sau:

– Dùng thủ đoạn bói toán, bịp bợm, lợi dụng lòng tin mù quáng, sự mê muội của người khác để kiếm tiền, coi đó là nguồn thu nhập chính để kiếm sống.

– Bói toán là sự phán đoán không có căn cứ khoa học về những điều đã , đang và sẽ xảy ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai của một người nào đó, đánh vào tâm lý của người xem bói về bản thân họ hoặc gia đình họ. Hành vi này có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau như: xem tay, xem tướng, xem quẻ, gọi hồn, yểm bùa,……

– Đồng bóng là hành vi lừa bịp bằng cách lợi dụng ma quỷ, thánh thần nhập vào mình để phán đoán những điều nhảm nhí khiến cho người khác tin theo.

Hành vi mê tín dị đoan chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

* Người thực hiện hành vi bói toán, đồng bóng có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

* Mục đích, động cơ của người thực hiện hành vi bói toán, đồng bóng này là để tư lợi cá nhân, kiếm tiền và coi đó là nghề kiếm sống hàng ngày. Nếu người này lợi dụng mê tín, dị đoan để lừa bịp nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 . Nếu lợi dụng mê tín , dị đoan để giết người, gây thương tích thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội giết người được quy định tại Điều 123 và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Điều 134 .

* Tội mê tín dị đoan theo Khoản 1 Điều 320 sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng), phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

* Tội mê tín dị đoan theo Khoản 2 Điều 320 sẽ chịu mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu hành vi phạm tội có một trong các tình tiết sau:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”

* Người phạm tội hành nghề mê tín dị đoan còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) tuỳ hành vi của mình.

* Ngoài ra, Người hành nghề mê tín, dị đoan còn bị xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện hành vi theo quy định tại Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo như sau:

Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi;

– Treo cờ Tổ quốc ở khu vực lễ hội không cao hơn, không trang trọng hơn các cờ hội.

Như vậy, nếu các hành vi trên mạng xã hội đủ các yếu tố cấu thành Tội hành nghề mê tín, dị đoan thì người hành nghề mê tín , dị đoan sẽ phải chịu sử lý theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *