Bồi thường và trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn giao thông?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi nào một vụ tai nạn giao thông bị coi là vi phạm pháp luật hình sự ? Mức phạt với tội danh gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người và các vấn đề khác liên quan đến bồi thường tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật sẽ được xin giấy phép tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn giao thông ?

Em chào luật sư, tình hình là em chạy xe ngoài đường va quẹt vào người đi bộ dưới lòng đường, nạn nhân bị gãy chân, và hiện xe đang bị giam, 2 ngày sau em lên công an làm việc để lấy xe thì công an bảo bồi thường và xin giấy bãi nại bên nạn nhân, nhưng gia đình em đã bồi thường 6 triệu đồng cho bên nạn nhân, nạn nhân cũng được bác sĩ cho xuất viện, nhưng bên nạn nhân không làm giấy bãi nại, và đòi thêm 14 triệu đồng, nếu không bồi thường bên nạn nhân sẽ kiện.

Vậy cho em hỏi luật sư, phía bên gia đình em không đủ tiền bồi thường thêm thì bị sao, và xe có lấy ra được không. Hiện tại em không có xe đi làm, em lo sẽ không lấy được xe ?

Dạ Em cảm ơn luật sư ạ.

Bồi thường và trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn giao thông?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, Xác định trách nhiệm bồi thường:

Theo thì việc bồi thường phát sinh khi có yếu tố lỗi của người gây thiệt hại, nếu do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì không phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận.

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Thứ hai, nguyên tắc bồi thường:

Trước hết việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo nguyên tắc sau:

* Nếu thiệt hại về tài sản:

Bồi thường phần tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng và lợi ích gắn liện với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút, các chi phí hợp lý để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại về tài sản.

* Nếu thiệt hại về sức khỏe:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.”

– Bộ luật dân sự 2015

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

– Bộ luật dân sự 2015

Thứ ba, trách nhiệm hình sự:

Vấn đề trách nhiệm hình sự đặt ra khi có căn cứ sau:

– Có vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ

– Gây thiệt hại

* Truy cứu trách nhiệm Hình sự và khung hình phạt được quy định tại Điều 260 theo từng trường hợp dưới đây:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017

Kết luận: Như vậy với trường hợp của bạn trước hết phải xác định yếu tố lỗi để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, do bạn không cung cấp đủ thông tin sự việc nên bạn dựa vào những căn cứ pháp lý ở trên để xác định trách nhiệm dân sự và hình sự mà mình có thể phải chịu trách nhiệm. Về thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề (Khoản 8, Điều 125, ).

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số: để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông?

Thưa luật sư, xin hỏi: Bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông ( không làm chết người) là một trong những trường hợp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường trong trường hợp này?

Cảm ơn!

Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của , căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại gồm các căn cứ sau:( Điều 584)

– Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

– Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

– Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Khi có thiệt hại xảy ra, và khi trách nhiệm bồi thường đã phát sinh thì việc bồi thường phải bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp người chịu trách nhiệm bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình thì có thể được giảm mức bồi thường.

Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Mức bồi thường trước hết sẽ do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Mức bồi thường được căn cứ vào các thiệt hại thực tế xảy ra, bao gồm thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tổn thất về tinh thần. Việc xác định thiệt hại và mức bồi thường theo quy định của và như sau:

Thứ nhất, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

– Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Trong trường gợp gây tai nạn giao thông và có thiệt hại về tài sản như hư hỏng phương tiện giao thông ( xe máy, ô tô,…) thì người có trách nhiệm bồi thường phải bồi thường các chi phí như chi phí sửa chữa, khắc phục hư hỏng của xe trong phạm vi những hư hỏng đó là do hành vi gây tai nạn gây ra.

Thứ hai, đối với thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: Trong trường hợp này, người có trách nhiệm bồi thường phải bồi thường các chi phí bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Cụ thể gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có);

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

+ Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

+ Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau: Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất. Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất. Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường;

– Bồi thường tổn thất về tinh thần: ngoài các khoản bồi thường như trên, người có trách nhiệm còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay tới số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Tài xế container cán chết thì hình phạt như thế nào ?

Dưới góc độ cảnh sát giao thông, ông đánh giá thế nào vụ án tài xế container Đặng Hữu Anh Tuấn vừa được tòa án TP HCM xét xử?

– Hành vi gây tai nạn giao thông là vô ý vì nằm ngoài ý muốn của người lái xe. Do vậy khung hình phạt cao nhất với tội này được quy định trong Luật Hình sự là 15 năm tù. Trường hợp ở TP HCM, lái xe Tuấn tiến lên, lùi lại cán qua người nạn nhân mấy lần cho đến chết thì không còn là lỗi vô ý. Ban đầu đây là vụ tai nạn giao thông đơn thuần nhưng sau đó là tội cố ý giết người.

Hành động của lái xe là hết sức nhẫn tâm và độc ác. Tôi được biết Viện Kiểm sát nhân dân đã kiến nghị tăng hình phạt đối với lái xe. Theo tôi, bản án phải ở khung hình phạt cao nhất để đủ sức răn đe và giáo dục, không thể nương nhẹ với hành vi mất nhân tính như vậy được.

'Tài xế container cán người phải nhận khung phạt cao nhất'

– Cảnh sát thường căn cứ vào đâu để nhận định tai nạn vô ý hay cố ý giết người?

– Thông qua việc khám nghiệm hiện trường và điều tra bước đầu của cảnh sát giao thông có thể xác định được nguyên nhân ban đầu dẫn đến tai nạn. Ví dụ đi sai làn đường, tránh vượt, chuyển hướng, đỗ xe không đúng quy định, chạy quá tốc độ…

Qua dấu vết để lại hiện trường, trên người nạn nhân, nếu có nghi vấn không phải là tai nạn giao thông, như giết người, hoặc chết vì lý do nào đó nhưng để đánh lạc hướng cơ quan điều tra mà nạn nhân được khênh ra đường, cảnh sát giao thông sẽ chuyển hồ sơ cho cảnh sát điều tra để khám nghiệm, điều tra theo thẩm quyền.

Ngoài ra, cảnh sát cũng có thể thông qua nhân chứng tại hiện trường để xác định và qua dấu vết thu thập được để đấu tranh với tài xế.

– Hiện có thông tin các tài xế truyền tai nhau nếu gây tai nạn thà cán chết còn hơn là làm bị thương vì phải nuôi dưỡng nạn nhân rất tốn kém và mệt mỏi. Cục Cảnh sát giao thông đã xem xét thông tin trên như thế nào?

– Việc này tôi cũng mới nghe dư luận còn thực tế thì phải thông qua kết luận của cơ quan điều tra có thẩm quyền. Tuy nhiên, nếu đúng có tâm lý đó thì khủng khiếp quá. Điều này báo động đạo đức, lương tâm của người điều khiển phương tiện đang quá xuống cấp. Đây là một hành vi man rợ, mất hết nhân tính, đáng bị dư luận lên án và không thể chấp nhận được.

– Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ liên tục xảy ra là do việc cấp phép bằng lái ở nước ta hiện nay quá dễ dãi?

– Nghị quyết 13 và 32 của Chính phủ về tăng cường các biện pháp hạn chế và đẩy lùi tai nạn giao thông đã chỉ rõ, trong nhiều nguyên nhân dẫn đến gia tăng tai nạn thì có 2 nguyên nhân chủ yếu: quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông còn nhiều thiếu sót và ý thức chấp hành của người tham gia giao thông quá kém.

Trong quản lý nhà nước có việc đào tạo, sát hạnh cấp phép lái xe đúng là còn nhiều hạn chế. Bộ Giao thông Vận tải đang chỉ đạo siết chặt lại việc này sao cho mỗi lái xe khi được cấp bằng không những am hiểu về luật mà còn được giáo dục đạo đức nghề nghiệp.

– Việc này là cả một câu chuyện dài và chúng ta không thể làm ngày một ngày hai được nhất là với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay. Ngay như Nhật Bản, cũng phải tuyên truyền 30 năm mới đạt được như ngày nay. Điều này không có nghĩa là chúng ta ngồi yên mà phải tăng cường tuyên truyền rầm rộ, sâu rộng, liên tục theo hình thức mưa dầm thấm lâu thì nhiều năm sau, thậm chí một thế hệ sau sẽ hình thành một lớp công dân Việt Nam biết tôn trọng pháp luật nói chung và luật giao thông nói riêng.– Việc học văn hóa giao thông đã được đưa vào các chương trình thi cấp bằng. Theo ông, tại sao nhiều tài xế có vẫn có những hành vi thiếu văn hóa thậm chí mất nhân tính?

Văn hóa giao thông” cũng đã được đưa vào chương trình học thi cấp bằng lái nhưng các cơ sở đào tạo phải chú trọng hơn. Không chỉ đảm bảo số tiết mà phải có hình ảnh trực quan, tư liệu ghi lại những vụ tai nạn giao thông khủng khiếp, cảnh người bị tai nạn giao thông nằm cấp cứu tại các bệnh viện… để cho lái xe thấy hậu quả.

(: Biên tập)

DỊCH VỤ LUẬT SƯ CỦA CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ:

Chúng tôi cung cấp đến khách hàng dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật trong lĩnh vực giao thông, hình sự, dân sự, bao gồm không hạn chế các vấn đề sau của khách hàng:

– Tư vấn pháp luật hành chính, pháp luật giao thông để xác định các hành vi vi phạm pháp luật hành chính, pháp luật giao thông bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

– Tư vấn, giải thích các quy định của pháp luật để xác định các hành vi vi phạm đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội liên quan đến vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

– Tư vấn khung hình phạt để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với từng hành vi vi phạm;

– Tư vấn pháp luật về việc xác định mức bồi thường thiệt cho người bị hại, người thân thích của người bị hại khi xảy ra tai nạn giao thông;

– Tư vấn về việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông và pháp luật hình sự, cũng như xác định quy trình, thủ tục và thời gian giải quyết;

Mọi vướng mắc pháp lý của khách hàng, vui lòng liên hệ ngay đến tổng đài trực tuyến qua điện thoại để được luật sư, chuyên viên pháp lý của chúng tôi tư vấn và giải đáp cụ thể.

Rất mong sớm nhận được hợp tác của khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *