Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi nhiều người cùng gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu một trong những người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Chuyên viên tư vấn:

Điều 587 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra như sau:

Điều 587. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”

Khi nhiều người cùng gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu một trong những người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Điều kiện “cùng gây thiệt hại” là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên đới:

Theo Điều 587 BLDS 2015, vấn đề bồi thường thiệt hại liên đới chỉ đặt ra đối với trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại. Bên gây thiệt hại phải là nhiều người cùng gây thiệt hại. Như vậy, điều kiện “cùng gây thiệt hại” là là căn cứ để phân biệt giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên đới và trách nhiệm bồi thường thiệt hại riêng rẽ. Do đó, cần phải hiểu như thế nào là “cùng gây thiệt hại”.

Một là, về ý chí của những người cùng gây thiệt hại. Những người cùng gây thiệt hại phải thống nhất với nhau về mặt ý chí. Nhiều người cùng gây thiệt hại không nên hiểu đơn thuần là họ cùng đồng loạt thực hiện hành vi như nhau trong việc gây thiệt hại, mà nên hiểu là họ có cùng chí hướng, cùng mục đích gây thiệt hại cho người khác, cho dù mỗi người trong số họ thực hiện các hành vi khác nhau nhưng cùng mục đích gây ra thiệt hại. Chẳng hạn, A, B, C rủ nhau và cùng thực hiện hành vi đập phá chiếc xe ô tô của D, dẫn đến việc chiếc xe ô tô của D bị hư hỏng nặng gây thiệt hại về tài sản cho D. Trong trường hợp này A, B, C đã cùng gây thiệt hại và phải liên đới bồi thường thiệt hại cho D. Tuy nhiên, trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cũng đặt ra trong những trường hợp khi những người cùng gây thiệt hại không có bất kỳ sự thống nhất ý chí nào, cả liên quan đến hành vi, cả liên quan đến hậu quả cùng xảy ra. Việc gây ra thiệt hại của người khác cùng xuất phát từ hành vi trái pháp luật của mỗi người.

Hai là, về hành vi của những người cùng gây ra thiệt hại. Những người cùng gây ra thiệt hại phải có sự thống nhất về hành vi. Tức là, phải tồn tại hành vi gây thiệt hại của nhiều người. Mỗi người có thể thực hiện một hoặc vài hành vi theo sự bàn bạc trước đó, nhưng phải có đầy đủ hành vi của nhiều người thì thiệt hại mới xảy ra. Trên thực tế, có những trường hợp những người gây ra thiệt hại cùng thống nhất ý chí với nhau về hành vi gây thiệt hại dù họ không thống nhất và cũng không mong muốn hậu quả xảy ra. Chẳng hạn, ba người khai thác đá đã cùng thống nhất ý chí để thực hiện hành vi lăn tảng đá mà họ khai thác được xuống chân núi nơi họ khai thác. Khi tảng đá lăn xuống vô tình khiến một người bị tử vong. Mặt khác, có trường hợp những người gây thiệt hại cùng thống nhất với nhau cả về việc thực hiện hành vi trái pháp luật, cả về hậu quả xảy ra. Ví dụ, nhiều người cùng bàn bạc và cùng nhau thực hiện hành vi cướp tài sản của một người khác. “Cùng gây thiệt hại” được hiểu là hành vi của những người gây thiệt hại đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đã xảy ra, không phụ thuộc vào hành vi của từng người là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến thiệt hại.

Sự thống nhất về mặt hành vi của nhiều người cùng gây ra thiệt hại xét về mặt hình thức thì các hành vi gây thiệt hại của nhiều người được coi là thống nhất, là trường hợp các hành vi được thể hiện trên cơ sở khách quan và đã gây thiệt hại cho người khác. Ngoài ra, hành vi của nhiều người cùng gây thiệt hại không cần có yếu tố thống nhất về mặt ý chí, mà chỉ có sự thống nhất do cùng có hành vi gây thiệt hại gây ra.

Ba là, những người gây thiệt hại cùng thống nhất với nhau về mặt hậu quả. Trong thực tế có nhiều trường hợp nhiều người tuy không có sự thỏa thuận, bàn bạc trước là sẽ cùng thực hiện hành vi nào đó, tức là không có sự thống nhất về ý chí thực hiện hành vi, nhưng lại có sự bàn bạc trước về hậu quả mà họ biết chắc chắn sẽ xảy ra. Sự thống nhất về hậu quả thường xảy ra trong những trường hợp có hành vi trái pháp luật và trường hợp hậu quả là những thiệt hại về tài sản xác định được. Thống nhất với nhau về mặt hậu quả là trường hợp người gây thiệt hại đã thực hiện các hành vi xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có ý chí. Trường hợp này thường diễn ra khi người có hành vi của người khác và người tiêu thụ tài sản do người phạm tội mà có. Ví dụ, hai người là đồng phạm trong các vụ , một người chuyên thực hiện hành vi trộm tài sản, người kia tiêu thụ tài sản do người kia trộm cắp được mà có và họ có thỏa thuận các phương thức ăn chia. Mặc dù người tiêu thụ tài sản không có sự thỏa thuận trước với người trực tiếp thực hiện hành vi , nhưng lại có thỏa thuận sẽ đứng ra tiêu thụ tài sản khi trộm cắp được.

Ngoài ra, cũng tồn tại những trường hợp cho dù người thực hiện hành vi gây thiệt hại không có chủ đích, không cố ý nhưng do hành vi vô ý của họ mà đã dẫn đến thiệt hại cho người khác, như vậy trách nhiệm liên đới thuộc về những người có hành vi vô ý gây thiệt hại được xác định là cùng thống nhất với nhau về mặt hậu quả. Hai người cùng chơi đùa, xô đẩy nhau nhưng không may làm một người ngã bị thương, thì cả hai người có hành vi chơi đùa, xô đẩy nhau mà dẫn đến thiệt hại, có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Bốn là, tất cả những người gây thiệt hại phải đều có lỗi. Lỗi là thái độ chủ quan của người gây thiệt hại, là sự thể hiện ý chí của người đó khi thực hiện hành vi gây thiệt hại. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý khi họ có lỗi, tức là họ có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Nghĩa là khi nhiều người cùng thực hiện hành vi gây thiệt hại thì tất cả những người đó đều có lỗi trong khi thực hiện hành vi của mình. Do đó, nếu nhiều người cùng thực hiện hành vi gây thiệt hại mà trong đó có người không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình thì họ không bị coi là có lỗi và không phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Cùng gây thiệt hại không chỉ đối với hành vi với mục đích gây ra thiệt hại được thể hiện với lỗi cố ý mà còn áp dụng đối với các hành vi với lỗi vô ý. Trong trường hợp này vẫn phải bảo đảm tính chủ thể là nhiều người cùng gây thiệt hại cho một đối tượng. Việc xác định lỗi trong bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra để xác định phần bồi thường thiệt hại của mỗi người.

Năm là, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại với hậu quả xảy ra. Hành vi gây thiệt hại của những người cùng gây thiệt hại có thể khác nhau về mức độ nhưng cùng đem lại hậu quả là gây thiệt hại cho người khác. Thiệt hại xảy ra chính là kết quả trực tiếp, tất yếu từ những hành vi của những người gây thiệt hại. Xét trong mối quan hệ nhân quả này thì hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại đã gây ra một tổng thể thiệt hại cho người bị thiệt hại, do đó những người thực hiện hành vi này phải cùng nhau bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại.

Tóm lại, “cùng gây thiệt hại” được hiểu là tổng hợp hành vi của nhiều người diễn ra dưới dạng khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên kết, tương hỗ và cùng gây ra thiệt hại cho đối tượng bị thiệt hại. Do đó, một thiệt hại do nhiều người cùng gây ra thì họ phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại khi bên gây thiệt hại gồm có nhiều người và họ cùng gây thiệt hại.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *