Bồi thường khi hợp đồng vô hiệu ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào luật sư!Tôi có một thắc mắc xin luat sư hướng dẫn.Khi nào thì bên ký kết hợp đồng phải bồi thường trong trường hợp hợp đồng vô hiệu.Mong nhân được sư hồi đáp từ phía luật sư.

Trả lời     

Theo quy định tại Điều 137 thì trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu thì bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Hợp đồng là một giao dịch dân sự nên khi hợp đồng vô hiệu, bên có lỗi gây thiệt hại cũng phải bồi thường cho bên kia.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau:

– Thứ nhất là phải có thiệt hại xảy ra;

– Thứ hai là phải có hành vi trái pháp luật: hành vi trái pháp luật ở đây là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với quy định của pháp luật;

– Thứ ba là có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật: tức là thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại;

– Cuối cùng là phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại.

Như vậy yếu tố lỗi là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc yêu cầu bồi thười thiệt hại. bêu yêu cầu bồi thường thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên có lỗi.

Khi đảm bảo được các yếu tố trên, bên bị thiệt hại có thể yêu cầu bên có lỗi gây thiệt hại bồi thường các tổn thất về vật chất; tổn thất tinh thần như đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, mất uy tín… (nếu là pháp nhân thì tổn thất về tinh thần là những tổn thất về uy tín, mất đi sự tín nhiệm…).

Xin lưu ý với bạn là khi người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ để chứng minh. Bên gây thiệt hại cũng có thể yêu cầu giảm mức bồi thường và phải có tài liệu, chứng cứ về khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình không đủ để bồi thường toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đã xảy ra.

Điều 137 BLDS có quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu: 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Tuy nhiên cần lưu ý với bạn về trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức được quy định ở điều 134 Bộ luật dân sự. Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.

 

Tham khảo:

Trân trọng./.

Bộ phận – Minh Khuê

————————————————-

DỊCH VỤ PHÁP LÝ LIÊN QUAN:

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *