Bổ sung ngành nghề kinh doanh cho Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư tôi có câu hỏi thắc mắc: Doanh nghiệp tôi là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. hiện muốn bổ sung 2 ngành nghề: 1 là tư vấn du học 2 là đào tạo ngoại ngữ ( Anh, hàn). Hỏi trình tự thủ tục

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (ngành nghề mã hoá theo mã ngành cấp 4 Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam);

– Biên bản về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh (của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần, Hội đồng thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên…);

– Quyết định về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty;

– Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia;

– Văn bản uỷ quyền

Bước 1: Thủ tục thay đổi đăng ký đầu tư

– Nếu doanh nghiệp vẫn đang sử dụng mẫu Giấy chứng nhận đầu tư cũ (chưa cấp đổi), doanh nghiệp sẽ tiến hành song song thủ tục cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và thay đổi.

– Theo quy định tại Nghị định  118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư 2014 thì dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thay đổi đối với , đối với những ngành nghề không có điều kiện, doanh nghiệp không bắt buộc phải thực hiện bổ sung. Tuy nhiên trên thực tế thực hiện khi doanh nghiệp mở rộng ngành nghề kinh doanh thì vẫn nên bổ sung ngành nghề theo quy định.

  • Hồ sơ

– Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;

– Quyết định và Biên bản họp về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh (của Chủ sở hữu Công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty đối với Công ty TNHH 1 thành viên; của Hội đồng thành viên Công ty đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên; của Hội đồng quản trị đối với Công ty Cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với Công ty hợp danh).

– Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện;

– Giải trình kinh tế – kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường; (đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện).

– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đầu tư.

– Phụ lục sửa đổi điều lệ doanh nghiệp.

– Báo cáo tình hình thực hiện dự án của doanh nghiệp đến thời điểm đề nghị thay đổi.

– Văn bản uỷ quyền

Bước 2: Xem ngành nghề cần bổ sung kinh doanh

Theo quy định tại Điểm 5 Dịch vụ giáo dục tại Cam kết 318 WTO quy định điều kiện đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

C. Giáo dục bậc cao

 (CPC 923)

D. Giáo dục cho người lớn

 (CPC 924)

E. Các dịch vụ giáo dục khác

 (CPC 929 bao gồm đào tạo ngoại ngữ )

(1) Chưa cam kết.

 (2) Không hạn chế.

 (3) Không hạn chế, ngoại trừ:

Kể từ ngày gia nhập, chỉ cho phép thành lập liên doanh. Cho phép phía nước ngoài sở hữu đa số vốn trong liên doanh. Kể từ ngày 1/1/2009 sẽ cho phép thành lập cơ sở đào tạo 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Sau 3 năm kể từ ngày gia nhập: không hạn chế.

 (4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung.

 

(1) Chưa cam kết.

 (2) Không hạn chế.

 (3) Giáo viên nước ngoài làm việc tại các cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài phải có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm giảng dạy và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam công nhận về chuyên môn.

(4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung.

 

 

1. Về tư vẫn du học

Nhà đầu tư là Công ty tư vấn Hàn – Việt, là pháp nhân được thành lập hợp pháp theo pháp luật Hàn, muốn thành lập Công ty ……với 100% vốn đầu tư Hàn tại Việt Nam hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực “tư vấn du học”. Hiện nay, ngành, nghề “tư vấn du học” chưa được cam kết trong biểu cam kết dịch vụ WTO mà Việt Nam tham gia. Tuy nhiên, ngành, nghề “tư vấn du học” không thuộc ngành, nghề bị cấm hay hạn chế đầu tư kinh doanh đối với nhà đầu tư Hàn khi đầu tư vào Việt Nam. Do vậy, Công ty tư vấn Hàn – Việt được phép đầu tư thành lập Công ty …… ở Việt Nam hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực “tư vấn du học”.

( Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục- Điểm c Khoản 1 Điều 106)

Điều kiện được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học ( Điều 107 NĐ 46/2017/NĐ-CP)

1. Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được thành lập theo quy định của pháp luật. Bạn sẽ phải thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động tư vấn du học trước khi thực hiện thủ tục xin giấy phép tại Sở giáo dục.

2. Có trụ sở, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học: Trụ sở thực hiện hoạt động tư vấn du học phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, trong đó

– Hợp đồng thuê văn phòng phải công chứng, chứng thực và có đủ giấy tờ về , xác nhận số nhà, (nếu có).

– Địa chỉ trụ sở phải phù hợp với quy hoạch về giáo dục của địa phương.

– Đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học có trình độ đại học trở lên; có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tương đương; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hồ sơ và trình tực thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; với những nội dung chủ yếu gồm: Mục tiêu, nội dung hoạt động; khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài; kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện; phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người được tư vấn du học;

b) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

c) Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao có chứng thực văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học

Căn cứ vào khoản 3 điều 108 nghị định 46/2017/NĐ-CP thì tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nêu rõ lý do.

2. Đào tạo ngoại ngữ ( Tiếng Anh, Hàn)

Theo quy định tại Luật Đầu tư 2014

Nghị định 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục

Các điều kiện cần đáp ứng: ( Khoản 4 Điêu 31 Nghị định 73/2012/nđ-cp)

Suất đầu tư: ít nhất là 20 triệu đồng/học viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% × 20 triệu đồng = 14 triệu đồng/học viên;

Cơ sở vật chất, thiết bị:

  • Có phòng học phù hợp về ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy;
  • Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy đảm bảo ở mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/người học;
  • Có văn phòng của Ban Giám đốc, phòng giáo viên, thư viện và các phòng chức năng khác;
  • Có thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác đào tạo và quản lý.

Chương trình giáo dục: Cơ sở đào tạo ngắn hạn được tổ chức giảng dạy các chương trình đạo tạo, bồi dưỡng ngắn hạn của nước ngoài.

Đội ngũ nhà giáo:

  • Giáo viên ít nhất phải có trình độ cao đẳng hoặc tương đương, có ngành nghề đào tạo phù hợp với chuyên môn được phân công giảng dạy. Đối với giảng viên là người nước ngoài thì phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực giảng dạy;
  • Tỷ lệ học viên/giáo viên quy đổi tối đa là 25 học viên/giáo viên;

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồmL Điều 33 NĐ 73/2012/NĐ-CP)

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
  • Với nhà đầu tư là tổ chức: Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, , cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn:

  • Đối với dự án cần quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 30 – 45 ngày làm việc;
  • Đối với dự án không cần quyết định chủ trương đầu tư: 15 – 20 ngày làm việc.

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục bao gồm: ( Điều 37 NĐ 73/2012/NĐ-CP)

  • Văn bản đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục;
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Đề án chi tiết thành lập cơ sở giáo dục gồm các nội dung: Tên gọi, mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, văn bằng và chứng chỉ sẽ cấp, dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý và điều hành; dự kiến cụ thể kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo trong từng giai đoạn;
  • Đối với trường hợp xây dựng cơ sở vật chất: Văn bản chấp thuận giao đất hoặc cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và giấy tờ pháp lý liên quan; dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết);
  • Đối với trường hợp thuê cơ sở vật chất: Thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có và giấy tờ pháp lý liên quan.

Nơi nộp hồ sơ: Nhà đầu tư nộp 6 bộ hồ sơ cho Sở giáo dục và đào tạo.

Thời hạn: 60 ngày làm việc.

Kết quả: Quyết định cho phép thành lập cơ sở đào tạo ngắn hạn.

Bước 3: Xin cấp Giấy phép hoạt động giáo dục

Cơ sở giáo dục chỉ được đi vào hoạt động sau khi được cấp Giấy phép hoạt động giáo dục. Trong thời hạn tối đa là đủ 24 tháng (2 năm) kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép thành lập cơ sở đào tạo ngắn hạn.

Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục bao gồm:

  • Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục;
  • Bản sao chứng thực Quyết định cho phép thành lập cùng với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập;
  • Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục;
  • Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện;
  • Báo cáo giải trình cơ sở đã đáp ứng các điều kiện;
  • Tài liệu về: Danh sách Hiệu trưởng (Giám đốc), Phó Hiệu trưởng (Phó Giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và , Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giáo viên, giảng viên (cơ hữu, thỉnh giảng); Cấp học, trình độ đào tạo, ngành, nghề đào tạo; Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính; Đối tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh; Quy chế đào tạo; Quy mô đào tạo (học sinh, sinh viên, học viên); Các quy định về và các loại phí liên quan; Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo; Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.

Nộp hồ sơ tại: Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở chính.

Thẩm quyền cho phép hoạt động: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở chính.

Kết quả: Giấy phép hoạt động giáo dục

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *