Bố mẹ đánh đập con cái có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào Luật sư. Mong luật sư tư vấn giúp tôi một vấn đề như sau: Tôi đã học hết trương trình đai học, hiện đang tìm kiếm việc làm, trong thời gian xin việc có rất nhiều khó khăn, gia đình (gồm: bố mẹ, anh trai, vợ và con gái) không động viên để tôi tìm việc làm. Do mẫu thuẫn gia đình, vợ chồng tôi không chung sống với nhau nữa nên

Mục lục bài viết

đã làm đơn xin ly hôn và đã được toà án chấp nhận. Trong quá trình nuôi con, tôi đã cố hết sức để nuôi con và chu cấp cho con gái. Không những gia đình tôi không động viên giúp đỡ mà còn làm nhục tôi rất nhiều lần.

Lần điển hình nhất là anh trai tôi đã đuổi đánh và dùng hung khí đánh tôi. Tôi bị trọng thương phải nhập viện. Sau vụ việc như vậy đã làm ảnh hưởng đến công việc nuôi con gái và sức khỏe của tôi. Sau này bố mẹ người đẻ ra tôi không an ủi để tôi tiếp tục công việc nuôi con gái mà còn cố ý gây thương tích trên cơ thể tôi bằng việc dùng những vật sắc nhọn, điển hình dao, kéo, xích hăm dọa, đánh đập làm chảy máu, dùng vật làm từ sắt để giam cầm. Theo ý kiến luật sư những hành vi làm nhục trên cơ thể con người có đáng kết tội không ? Nếu đúng người đúng tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội có tổ chức làm ảnh hưởng đến đời sống, làm nhục người khác không ? Có đáng lên án và xét xử hay không ?

Mong hồi âm sớm từ luật sư. Tôi chân thành cảm ơn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của công ty Xin giấy phép.

Bố mẹ đánh đập con cái có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ?

>>

Trả lời:

1. Căn cứ pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

2.1 Các hành vi bạo lực gia đình là gì?

Theo Điều 2 thì các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

– Cưỡng ép quan hệ tình dục;

– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Hành vi bạo lực như trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

=> Theo như bạn trình bày thì hành vi của gia đình bạn (bố mẹ, anh trai bạn) là một trong các hành vi bạo lực gia đình được quy định trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

2.2 Bạo lực gia đình có khởi tố hình sự được không khởi tố như thế nào?

Căn cứ và tính chất, mức độ của hành vi mà bố mẹ và anh trai bạn sẽ phải chịu mức xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu thuộc trường hợp xử phạt hành chính thì mức phạt được cụ thể hóa trong thì nếu đánh đập, gây thương tích cho bố mẹ và những người khác trong gia đình thì sẽ bị xử phạt về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình theo quy định tại Điều 49 của với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình thì sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Đồng thời, hành vi thường xuyên chửi bới, lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình thì sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình theo quy định tại Điều 51 của với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Trường hợp hành vi có tính chất nghiêm trọng tỷ lệ thương tật trên 11% hoặc dưới 11% nhưng có dùng hung khí thì cấu thành tội phạm có thể bị xử lý hình sự theo quy định của về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác, tội hành hạ người khác… Theo đó, hình phạt với các tội này có thể là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn.

2.3 Tội cố ý gây thương tích và các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích là như thế nào?

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác được quy định tại Điều 134 , theo đó, các yếu tố cấu thành tội này bao gồm mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể, cụ thể mặt khách quan của tội phạm này là như sau:

– Hành vi khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

– Công cụ, phương tiện sử dụng: Nếu người phạm tội sử dụng các phương tiện có tính nguy hiểm cao như: lựu đạn, súng, chất nổ, dao găm… phần nào đó có thể xác định người phạm tội mong muốn cho nạn chết. Ngược lai, nếu người phạm tội không lựa chọn hoặc chỉ lựa chọn loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng thì phần nào không mong muốn nạn nhân chết. Vì vậy, dựa vào việc người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội có thể xác định được là người phạm tội mong muốn giết người hay đơn thuần chỉ gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe.

– Vị trí trên cơ thể mà người phạm tội gây ra thương tích , tổn hại sức khỏe: trên thực tế khi muốn tước đoạt sinh mạng của ai đó thì người phạm tội sẽ tấn công vào những nơi xung yếu trên cơ thể như: vùng đầu, vùng ngực, vùng cổ, vùng bụng…kết hợp việc sử dụng công cụ, phương tiện nếu là công cụ, phương tiện ít nguy hiểm, cùng với việc tấn công vào những nơi được coi là không xung yếu trên cơ thể, có thể xác định là hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe mà không phải là hành vi giết người.

– Mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công: Xác định hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe dựa vào mức độ tấn công với cường độ mạnh hay yếu cùng với vị trí tấn công trên cơ thể xem hành vi đó có dồn dập và cường độ tấn công mạnh không? Nếu cường độ tấn công không mạnh và những vị trí tấn công không xung yếu, không nhằm tước đi sinh mạng của nạn nhân, khi đó sẽ không xác định là hành vi giết người mà là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.

– Hậu quả của tội phạm: Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện ở tỷ lệ thương tật ( tỷ lệ %) mất sức lao động của nạn nhân.

Chủ thể của tội phạm: Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.

Khách thể của tội phạm: Khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe.

Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

2.4 Tội hành hạ người khác và các yếu tố cấu thành tội hành hạ người khác là như thế nào?

Tội hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác như gây đau đớn về thể xác, đè nén, áp bức về tinh thần người bị lệ thuộc. Tội phạm xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do, danh dự của người bị lệ thuộc.

Khách thể của tội phạm: Tội phạm này xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khoẻ, tự do, danh dự của người được bảo hộ.

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt. Ngoài việc phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên, và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, chủ thể của tội phạm này phải là người có quan hệ lệ thuộc với nạn nhân, như quan hệ thầy trò, quan hệ công tác (thủ trưởng với nhân viên)….

Mặt khách quan của tội phạm: Cấu thành tội phạm của tội này chỉ đòi hỏi người phạm tội có hành vi đối xử tàn án với người lệ thuộc vào mình. Đối xử tàn ác, được hiểu là hành vi gây ra sự đau đớn về thể xác (và tinh thần) đối với nạn nhân dưới các hình thức như đánh đập, bỏ đói, có hoặc không kèm theo việc chửi mắng thậm tệ. Tuy nhiên việc đối xử tàn ác phải chưa đạt đến mức độ nghiêm trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ. Và việc đối xử tàn ác thông thường phải lặp đi lặp lại và kéo dài trong một thời gian nhất định.

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội hành hạ người khác được thực hiện với lỗi cố ý. Nghĩa là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra hoặc thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

=> Như vậy, để bảo vệ quyền và lọi ích hợp pháp của mình bạn nên làm hồ sơ trình báo công an điều tra hình sự cấp quận/huyện nơi bạn đang cư trú để được giải quyết kịp thời.

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn trình báo công an (theo mẫu)

– Chứng minh thư nhân dân (bản sao công chứng)

– Sổ hộ khẩu (bản sao công chứng)

– Những chứng cứ khác kèm theo (ví dụ hình ảnh, video, ghi âm….về hành vi phạm tội của những người thực hiện tội phạm, chứng cứ về thương tật của người bị hại…..)

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *