Bố mất thì các con có được hưởng di sản thừa kế của ông để lại cho bố không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: Ông bà tôi có di chúc để lại tài sản đất đai cho 9 người con. Bố tôi là 1 trong 9 người, và bố tôi có 3 người con. Năm 2010 bố tôi mất, năm 2011 ông bà tôi mất.

Năm 2014 gia đình tôi làm thủ tục chia di sản, nhưng 8 người cô bác trong gia đình nói do bố tôi mất trước ông bà nên bố tôi không được nhận di sản, vì vậy chúng tôi không được nhận thừa kế này. Xin hỏi luật sư như vậy là đúng hay sai. Chân thành cám ơn.

Luật sư trả lời:

Việc những người cô, bác chia thừa kế của ông bà và nói rằng bố bạn đã mất trước ông nên không được hưởng thừa kế là không đúng, bởi những lý do sau:

1. Tài sản của ông bà để lại đã có di chúc, về nguyên tắc thì tài sản được phân chia theo di chúc thì di chúc chỉ định tài sản cho ai thì người đó được hưởng. Cho nên, trong di chúc ông bà để lại cho các cô, bác phần tài sản nào thì họ chỉ được nhận phần tài sản đó.

2. Bố bạn mất trước ông, cho nên trường hợp này phát sinh thừa kế thế vị, Bộ luật dân sự quy định về thừa kế thế vị như sau:

Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Theo quy định trên thì khi bố bạn mất trước ông thì phần thừa kế trong di chúc của ông bà để lại cho bố bạn sẽ thuộc quyền thừa kế của các con là 3 anh em của bạn.

Trường hợp này, để bảo vệ quyền lợi của mình các bạn nên phân tích để gia đình cùng ngồi lại để chia thừa kế cho đúng quy định pháp luật, nếu trường hợp không thể hòa giải gia đình được bạn có thể xem xét việc khởi kiện đến Tòa án để chia di sản thừa kế.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *