Bố mất không có di chúc thì có được sang tên đất cho con trai không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

XIn chào quý công ty! Tôi muốn hỏi về việc gia đình như sau: bố và mẹ tôi năm 1974 kết hôn và có hai người con là tôi và anh của tôi; sau đó thì mẹ tôi mất; sau khi mẹ tôi mất thì ông nội có cho bố tôi một miếng đất.

Mục lục bài viết

 Cho đến năm 1985 bố tôi kết hôn với vợ hai, họ có với nhau 3 người con. Năm 2010 bố tôi mất, thời điểm bố tôi mất ông không có di chúc để lại tài sản cho ai. Hiện tại chúng tôi cùng chung sống trên miếng đất mà ông nội cho bố. Trường hợp này tôi muốn hỏi:

1. Nếu thừa kế thì gia đình tôi có mấy người được thừa kế (ông bà tôi cũng đã mất), mẹ đẻ của chúng tôi có được hưởng không?

2. Tôi có thể cùng với anh mình làm thủ tục chuyển từ tên bố sang tên cho anh trai tôi trên sổ đỏ mà không cần hỏi dì và các em không?

Trước tiên, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi tình huống cho chúng tôi, đối với trường hợp của gia đình bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Văn bản pháp luật điều chỉnh

Bộ luật dân sự năm 2015

Luật hôn nhân gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn:

1. Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật

Như bạn trình bày, khi bố bạn mất thì ông không để lại di chúc định đoạt tài sản cho những người còn sống, vì vậy áp dụng theo nguyên tắc của Bộ luật dân sự thì trường hợp này phải chia thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật thì tài sản sẽ được chia đều cho những người thuộc cùng hàng thừa kế, theo đó hàng thừa kế gồm có:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Đối chiếu quy định trên thì trường hợp gia đình bạn sẽ có những người sau được hưởng thừa kế: vợ (dì của bạn) và 5 người con, đây là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Vì thế, phần tài sản của bố bạn là miếng đất do được tặng cho trước đây sẽ chia đều thành 6 phần bằng nhau cho hai anh em bạn, dì và ba người con.

Còn với câu hỏi mẹ đẻ của bạn có được hưởng tài sản thừa kế hay không? Trong trường hợp này thì không, bởi lẽ quan hệ vợ chồng của bố mẹ bạn đã chấm dứt khi mẹ bạn mất và cũng theo quy định của Bộ luật dân sự thì người thừa kế là người phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế:

Điều 613. Người thừa kế

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

2. Có thể cho một trong những người thừa kế không?

Như chúng tôi vừa phân tích ở trên thì đây là trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, chính vì vậy những ai thuộc cùng một hàng thừa kế đều có quyền nhận di sản thừa kế như nhau.

Việc bạn muốn làm từ bố sang cho anh trai của mình chỉ thực hiện được khi có sự thống nhất của những người thừa kế.

Nếu như dì và ba người con của dì đồng ý thỏa thuận cùng với bạn để  từ chối nhận di sản thừa kế thì anh trai của bạn khi đó trở thành người thừa kế duy nhất và có thể làm thủ tục sang tên số đỏ được.

KHi đã thống nhất được, bạn có thể tham khảo theo thủ tục khai nhận thừa kế dưới đây:

3. Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế và

3.1 Từ chối nhận di sản thừa kế

Người thừa kế không có nhu cầu nhận tài sản thừa kế nộp hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế đến phòng công chứng, hồ sơ gồm có:

– Đơn từ chối nhận di sản thừa kế

– Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản thừa kế (, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu…)

– Giấy chứng tử của người đã mất

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người mất

– Các giấy tờ khác: chứng minh nhân dân…

3.2 Khai nhận di sản thừa kế

Người duy nhất được hưởng thừa kế theo pháp luật cũng phải thực hiện việc khai nhận tại :

– Tờ khai nhận di sản thừa kế

– Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế của những người thừa kế còn lại

– Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản thừa kế (đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu…)

– Giấy chứng tử của người đã mất

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người mất

– Các giấy tờ khác: chứng minh nhân dân…

Trên đây là giải đáp và hướng dẫn của chúng tôi về vấn đề của bạn, trường hợp bạn còn khó khăn trong giải quyết bạn có thể liên hệ tổng đài để được tư vấn

Trân trọng cảm ơn !

Trần Nguyệt- Bộ phận hỗ trợ khách hàng công ty Xin giấy phép

 

 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *