Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về có được chi trả bảo hiểm không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Với quy định của pháp luật hiện nay, khá khó khăn và đôi khi mang tính chất cảm tính khá nhiều khi xác định các trường hợp tai nạn giao thông trên đường đi làm về là tai nạn lao động. xin giấy phép tư vấn và giải đáp một số kía cạnh pháp lý liên quan:

Mục lục bài viết

1. Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về có được chi trả bảo hiểm không ?

Kính chào Xin giấy phép! Tôi làm việc ở công ty A hiện tại được hơn 1 năm và mới ký hợp đồng lần 2. Nhưng gần cuối tháng 6 khi trên đường đi làm về tôi bị một người say rượu tông vào khiến xe tôi bị hư hỏng và người bị bầm tím, bị gãy xương thuyền tay trái và người đó đã bỏ trốn. 

Tôi đã đến bệnh viện tỉnh ở quê khám và đã xin giấy chuyển tuyến lên bệnh viện thành phố để điều trị. Tôi phải bó bột 3 tháng và phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi. 

Chế độ quyền lợi về bảo hiểm của tôi như thế nào?

 

Luật sư trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 142 :

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”

Căn cứ hướng dẫn tại khoản 1 Điều 12 , tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở. Theo đó, trường hợp của bạn được xem là tai nạn lao động. Về điều kiện hưởng, bạn cần đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:

– Bị tai nạn lao động trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý

– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên

Bạn có thể được hưởng trợ cấp hàng tháng nếu mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên hoặc hưởng trợ cấp một lần nếu mức suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% theo quy định tại Điều 48, Điều 49 :

Điều 48. Trợ cấp một lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

Điều 49. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó…”

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

>> Xem ngay:  

2. Hình phạt cho người gây tai nạn giao thông ? 

Xin chào . Tôi có câu hỏi muốn được tư vấn của luật sư, câu hỏi như sau:tôi năm nay 27 tuổi, có đầy đủ điều kiện về sức khỏe và giấy phép để điều khiển xe tải. Tối 4/11/2017 khi đang điều khiển xe tải của mình chạy đúng phần đường quy định thì có một người đàn ông điều khiển xe máy chở vợ và hai con nhỏ vượt xe của tôi, khi người điều điều khiển xe máy vượt được một phần hai xe của tôi thì bị chói đèn với xe ngược chiều cộng với trong người có hơi men rượu nên đã va quyệt vào xe của tôi và bị xe của tôi kén chết.

Vậy trường hợp của tôi bị xử phạt tù và phạt tiền như thế nào ? 

Xin được tư vấn của luật sư. Xin chân thành cảm ơn.

– Nguyễn Văn Khai

>> Xem thêm:  

3. Hỏi về tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động ?

Chào anh chị. Công ty em có người trên đường đi làm về thì bị tai nạn giao thông( được xem là tai nạn lao động) nhưng lại không có biên bản tai nạn giao thông và sơ đồ hiện trường của công an huyện cấp (công an huyện có làm việc nhưng phía công ty xin biên bản tai nạn giao thông của người lao động thì công an huyện k cho). Vậy em muốn hỏi có luật nào quy định là cơ quan công an huyện phải cung cấp những giấy tờ đó để làm chế độ cho người lao động không ? Cảm ơn!

– My

>> Tham khảo ngay:  

4. Mức bồi thường cho nạn nhân tai nạn giao thông như thế nào khi lái xe không được đồng ý của chủ xe ?

Chào luật sư xin luật sư tư vấn cho em Trưa 10/12/2015 em chạy xe đầu kéo có va chạm với 01 xe máy làm 01 phụ nữ bị thương nặng người cầm lái không sao xe máy bị hư hỏng nhẹ. 

Trong biên bản khám nghiệm hiện trường em không thấy nói ai đúng ai sai nhưng xe em đi đúng đường và khu vực ngã 4 vạch kẻ liền xe máy không được  phép sang đường tại đó. Va chạm trong phần đường của xe oto. Khi xẩy ra tai nạn em là người bế nạn nhân đi cấp cứu . Lúc chuyển lên việt đức thì gia đình em cũng đón tại cổng và nhờ bác sĩ quen cấp cứu. Gia đình nạn nhân nói là giải quyết tình cảm nhưng sau khi chuyển về bệnh viện hải dương gia đình em lên thăm thì họ lần nào cũng bảo là chờ vài hôm.

Nạn nhân bị dập nát phần cơ đùi còn xương ko bị sao nằm 4 hôm thì chuyển về hải dương. Do hoàn cảnh gia đình em cũng khó khăn mẹ tai biến bố ở nhà chăm sóc và em là lao động chính. Bằng lái của em không phù hợp bằng C mà xe đầu kéo là FC. Chủ xe thì gây sức ép bắt em phải mau chóng giải quyết mà nạn nhân thì miệng nói thông cảm nhưng lại bảo e cứ đợi rồi bên cảnh sát giao thông nói em không nhanh thì họ chuyển hồ sơ qua ca điều tra. Gia đình em đã đưa nạn nhân 30 triệu. Hiện em không đi làm nên gia đình em rất khó khăn mà nếu bồi thường thì bao nhiêu nếu quá khả năng thì em cũng ko trả nổi.

Mong luật sư cho em biết mức đền bù trong trường hợp của em nếu ra toà thì tội của em như thế nào ?  Em lái xe mà không đc sự đồng ý của chủ xe.

 

 Luật sư tư vấn bồi thường khi xảy ra tai nạn, gọi:  

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Bạn sử dụng xe mà không được sự đồng ý của chủ xe đồng thời có lỗi là sử dụng xe không phù hợp với bằng lái của mình trong việc gây tai nạn nên sẽ phải trực tiếp chịu trách nhiệm bồi thường theo Điều 609 :

“Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm  

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Mức bồi thường này được quy định chi tiết tại điều 1 mục II , như sau :

Thứ nhất Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

Thứ hai Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

a) Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

– Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ , thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khoẻ nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

– Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khoẻ bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

– Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

– Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS.

Thứ ba Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

b) Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:

+ Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

+ Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

+ Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

+ Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.

Thứ tư Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

a) Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.

b) Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

Thứ năm Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại.

b) Trong mọi trường hợp, khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…

c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Tuy nhiên nếu không thể thương lượng với gia đình nạn nhân về mức bồi thường căn cứ theo điểm c khoản 2.2 Điều 2 chương I nghị quyết 03/2006/NQ-CP mức bồi thường trên hoàn toàn có thể được giảm xuống nếu như bạn chứng minh được rằng thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt lâu dài của người gây thiệt hại hay có nghĩa là hoàn cảnh kinh tế trước mắt của bạn và về lâu dài không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn mức bồi thường trên.

“2.2. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần chú ý:

 c) Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau đây

-Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại;

– Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận  hoặc gửi qua email:  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Tham khảo ngay:  

5. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ tai nạn giao thông ?

Thưa Luật sư, hôm tối vừa qua vợ tôi đi làm về trên QL có 4 làn đường một chiều, có dải phân cách, đến ngã 4 có tín hiệu đèn giao thông, đèn cho đi thẳng đang màu đỏ, còn đèn cho rẽ trái thì đang màu xanh, vợ tôi đi xe máy từ làn dành cho xe máy rẽ trái chuyển hướng về đường ngược lại. 

 Khi qua gần sang tới đường bên kia thì bị xe tải 1,4 tấn ( xe tải đi ở làn trong cùng, cũng chuyển hướng rẽ trái đi vào đường bên trái ngã tư theo cùng hướng hai bên đi) đâm phải, chỗ xảy ra tai nạn nằm ngay mép ngoài vạch của người đi bộ, gần tim đường. Tại hiện trường, vệt thắng của xe tải đậm và dài khoảng 13-15m, xe tải thắng vừa chạm, đầu xe tải đè ngang xe máy, làm vợ tôi gãy chân và chấn thương phần mềm chỗ ngực trái. Vợ tôi có xi nhan, đã chạy qua vạch cho người đi bộ mới rẽ trái. Xe tải do tài xế chạy thuê, không có hợp đồng giao xe. Luật sư cho tôi hỏi:

1. Trường hợp này lỗi do bên nào, ai chịu trách nhiệm đền bù thuốc thang cho vợ tôi? Bên công an xử lý vụ việc có gọi điện cho tôi, nhưng ý họ nói lỗi là do bên tôi, vợ tôi đi vào phần đường của người đi bộ, công an nói vậy có đúng không?

2. Bên chủ xe có đưa cho bên tôi 5 triệu đồng tạm và chịu mức tổng cộng 20 triệu, nhưng bên tôi không chịu, vì một lần mổ chi phí đã hết 15 triệu rồi, còn lần mổ nữa sau 1 năm. Cho tôi hỏi vợ tôi được quyền yêu cầu họ bồi thường những gì?

3. Có vẻ bên nhà xe đã lo công an nên họ ép bên vợ tôi, vậy khi công an mời lên chúng tôi phải làm gì? Chúng tôi yêu cầu 30 triệu sẽ làm giấy bái nại, họ không chịu, bên công an nói ý bên tôi sai, họ hỗ trợ nhiêu tùy họ, còn bên vợ tôi đòi nhiều quá họ không có điều kiện. Nói như vậy có đúng không? Trường hợp không thỏa thuân được, chúng tôi khiếu kiện đến cơ quan nào, ai sẽ giải quyết cho chúng tôi?

Giải quyết tranh chấp phát sinh từ tai nạn giao thông ?

 Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, giao thông trực tuyến, gọi: 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

1. Lỗi thuộc về ai: 

Khoản 1 Điều 9   quy định: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.”

Trong trường hợp của vợ bạn, do vợ bạn đi vào phần đường dành cho người đi bộ và đi qua đường cho người đi bộ, vợ bạn mới chuyển hướng. Như vậy, vợ bạn có lỗi do đi sai phần đường. Tại ngã tư, quốc lộ có 4 làn đường một chiều nên xe tải đi bên trái trong cùng. Vợ bạn lại đi trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, và do vạch cho người đi bộ song song chắn ngang đường quốc lộ, nên khi bạn đang đi trên vạch đường đó, mà xe tải lại phải đi thẳng lên để chuyển hướng nên va chạm với xe vợ bạn. Vì vậy, vợ bạn có lỗi do đi vào phần đường dành cho người đi bộ.

 

2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại:  

Điều 604   quy định: “Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:  

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”

Điều 617 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.”

Khoản 2 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.”

Như vậy, nếu chỉ vợ bạn có lỗi thì vợ bạn không có quyền yêu cầu bên xe tải bồi thường thiệt hại trừ trường hợp hai bên thỏa thuận được. Nếu bên xe tải nhìn thấy vợ bạn đang đi trên đường cho người đi bộ và có tín hiệu chuyển hướng mà xe tải vẫn đi lên để chuyển hướng thì xe tải cũng có lỗi. Trường hợp này, bên xe tải chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương đương với mức độ lỗi của họ. Cụ thể, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2005  bao gồm: 

“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

 

3. Nếu không thỏa thuận được thì cần làm gì? 

Để đưa ra quyết định giải quyết vụ tai nạn giao thông, công an phải thực hiện công tác điều tra, lấy lời khai các bên liên quan. Vì vậy, khi công an mời vợ chồng bạn lên, các bạn cần khai đúng sự thật và yêu cầu xác định lỗi của bên xe tải xem bên xe tải có lỗi không. Theo quy định, nếu các bên không thể tự giải quyết về bồi thường thiệt hại xảy ra thì cơ quan công an sẽ hướng dẫn bạn khởi kiện theo thủ tục tố tụng tại Tòa án nhân dân. 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email:  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!                                  

>> Xem ngay:  

  

6. Giải quyết và xử lý tai nạn giao thông như thế nào ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần được luật sư tư vấn như sau: Ngày 14/02/2016, trong khi tôi tham gia giao thông bằng xe mô tô trên quốc lộ 1A đoạn qua xã Hà Ninh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa thì xảy ra va chạm với một xe mô tô khác đang sang đường. 

Khi xảy ra tai nạn tôi đi một mình, hoàn toàn tỉnh táo, không uống rượu bia, có giấy tờ đầy đủ và đội mũ bảo hiểm. Còn người phụ nữ kia lai 2 người nữa, và không đội mũ. Tai nạn nhẹ nên lúc đó không ai gọi công an, tập trung đưa người phụ nữ vào bệnh viện, và bác sĩ chuẩn đoán bị gãy chân. Và đến tối người nhà phụ nữ kia gọi công an xã đưa tôi và xe đến trụ sở CA xã Hà Ninh. Trong khi giải quyết CA xã đã tạm giữ giấy đăng kí xe và CMT của tôi mà không giữ bất kì giấy tờ gì của người kia, và hẹn 10 ngày sau đến giải quyết, để 2 bên tự thỏa thuận. Vậy tôi có những vấn đề thắc mắc sau rất mong được giải đáp:

1, Việc giữ giấy đăng kí xe và CMT của tôi mà không giữ bất kì giấy tờ gì của người phụ nữ kia có hợp pháp không? Lí do họ đưa ra là người kia là người của xã họ ( xã Hà Ninh ) và bị thương nặng hơn tôi. Còn tôi là người nơi khác, lí do đó có đúng với pháp luật?  

2, Về việc giải quyết, nếu sau 10 ngày 2 bên không tự thỏa thuận được thì cần tới can thiệp của công an, vậy lúc đó CA sẽ giải quyết thế nào khi mọi tang chứng đều đã mất hết, còn nhân chứng là người hàng xóm với người phụ nữ kia, sẽ không tránh khỏi việc bênh vực cho người đó. Trong trường hợp này tôi cần làm gì, rất mong được nghe ý kiến góp ý. 

3, Về việc bồi thường, tôi phải chịu trách nhiệm bao nhiêu % đối với người phụ nữa kia. Và người đó có phải chịu trach nhiệm với tôi không, trong khi xe tôi hỏng và chân tôi cũng bị đau. Người phụ nữ ấy có 2 con nhỏ và sắp đi xuất khẩu lao động sang Trung Quốc vào ngày 25 tới, gia đình bên đó đưa ra lí do ấy để buộc tôi bồi thường thêm khoản chi phí ngoài viện phí thì có đúng không? Rất mong nhận được phản hồi sớm từ phía công ty!

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Giải quyết và xử lý tai nạn giao thông như thế nào ?

 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

1. Về việc giữ giấy tờ xe, chứng minh thư:

Vì hành vi của bạn xảy ra vào tháng 2/2016 nên áp dụng   để giải quyết.

Điều 75   quy định về Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:

“1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 (bảy) ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này:

a) Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm d Khoản 7; Khoản 8; Khoản 10 Điều 5;

b) Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm e Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9 Điều 6;

c) Điểm d Khoản 4; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;

d) Điểm d, Điểm đ Khoản 4 Điều 8 trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện;

đ) Khoản 4; Điểm d, Điểm đ Khoản 5 Điều 16;

e) Khoản 3 Điều 17;

g) Điểm a, Điểm đ Khoản 1 Điều 19;

h) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21.

2. Để bảo đảm thi hành hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật . Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong , người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

3. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.”.

Căn cứ quy định trên, người có thẩm quyền xử phạt chỉ được tạm giữ giấy tờ và phương tiện của người vi phạm để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Do đó, việc giữ giấy đăng kí xe và CMT của anh mà không giữ bất kì giấy tờ gì của người phụ nữ kia là không hợp pháp và lí do người có thẩm quyền đưa ra là người kia là người của xã họ (xã Hà Ninh ) và bị thương nặng hơn anh còn anh là người nơi khác, lí do đó là trái với pháp luật. 

 

2. Về việc giải quyết:

 Nếu sau 10 ngày 2 bên không tự thỏa thuận được thì cần tới can thiệp của công an, vậy lúc đó CA sẽ giải quyết như sau:

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 17  Quy trình Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-BCA(C11) ngày 5 tháng 1 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công an.

“4. Giải quyết việc khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại giữa các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông khi các bên có yêu cầu đòi bồi thường:

– Trường hợp các bên liên quan tự thương lượng thỏa thuận khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại thì phải có thống nhất thỏa thuận về mức và hình thức bồi thường thiệt hại giữa các bên; ký và ghi rõ họ, tên những người liên quan. Thỏa thuận bồi thường thiệt hại là tình tiết giảm nhẹ khi xem xét ra quyết định xử lý hành chính;

– Trường hợp các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông không tự thỏa thuận thương lượng được với nhau thì Cảnh sát giao thông có trách nhiệm hướng dẫn các bên liên hệ với Tòa án để giải quyết theo thủ tục dân sự.”.

 

3. Về việc bồi thường:

Theo quy định của luật dân sự thì người gây thiệt hại trong trường hợp lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý thì đều phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Khi cả người gây tai nạn và người bị tai nạn cùng có lỗi thì mức bồi thường được xác định dựa trên mức độ lỗi của mỗi bên.   quy định:

“Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi

Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.”.

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm  

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Như vậy, nếu trường hợp này giải quyết theo quy định của pháp luật thì bạn sẽ phải bồi thường các thiệt hại trên thực tế quy định tại Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2005. Tuy nhiên với những thông tin bạn đưa ra thì bên kia cũng có lỗi nên Điều 617 Bộ luật dân sự năm 2005 bạn sẽ được giảm trừ mức bồi thường tương ứng với mức độ lỗi của họ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email:  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *