Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể đòi lại được tiền hay không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư. Tôi có mua một bộ quần áo hàng thái lan của một người đàn ông tên A, người đàn ông này có gửi cho tôi hình ảnh của sản phẩm trước khi giao hàng, và tôi chuyển khoản cho người đàn ông đó 5 triệu đồng chẵn qua ngân hàng điện tử và ngừoi đàn ông này đã xác nhận đã nhận được tiền và đồng ý chuyển hàng cho tôi theo địa chỉ tôi đưa. Hôm nay tôi nhận được hàng lại là một mặt hàng khác, là hàng thùng, hàng nhái, hàng kém chất lượng, tôi có gọi điện cho người đàn ông kia

Mục lục bài viết

thì không gọi được và tất cả tài khoản của tôi trên zalo, facebook đều bị chặn hết, Vậy luật sư cho tôi hỏi người này có phải là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của công ty Xin giấy phép.

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung phân tích:

2.1 Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhằm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có các dấu hiệu sau:

Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra các thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là sự thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa rra các thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói hay chữ viết (viết thư), bằng hành động… (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

Chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.

Như vậy, có thể phân biệt với những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối khác, chẳng hạn như dùng thủ đoạn cân, đong, do đếm gian dối chỉ nhằm ăn gian, bớt hàng hóa của khách hành hoặc để bán hành giả để thu lợi bất chính thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội lừa dối khách hàng hoặc tội buôn bán hàng giả.

Lưu ý: Thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định kể từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khu dùng thủ đoạn gian dối để làm cho chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa giao tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phản nhận.

Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hàng vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), tùy từng trường hợp cụ thể mà người mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự.

Trường hợp hành vi gian dối, hay hành vi chiếm đoạt cấu thành vào một tội danh độc lập khác, thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà bị truy cứu về những tội danh tương ứng đó.

Dấu hiệu khác, có một trong các dấu hiệu sau đây: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên (Ví dụ; Gia đình bị hại chỉ có 01 chiếc xe gắn máy duy nhất và dùng để hành nghề xe ôm tạo thu nhập cho gia đình);

Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc vào các trường hợp: gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản được quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175, 290 chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Gây ảnh hướng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần với người bị hại.

Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Mặt khách quan: Người phạm tội nêu trên thực hiện hành vi này với lỗi cố ý.

Cần lưu ý: Về mặt ý chí của người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo, đây là điểm phân biệt với dấu hiệu của tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản. Vì trong một số trường hợp cách thức thực hiện tội phạm giống nhau về hình thức nhưng trong trường hợp phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bao giờ ý định chiếm đoạt tài sản cũng phát sinh sau khi nhận tài sản thông qua một hình thức giao dịch nhất định.

Ý thức chiếm đoạt phải có trước khi có thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội. Nếu sau khi có được tài sản hợp pháp mới phát sinh thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì không coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng. (Như phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản).

Chủ thể: Chủ thể của lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

2.2 Mẫu đơn trình báo công an viết như thế nào?

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

ĐƠN XIN TRÌNH BÁO

Kính gửi: CÔNG AN QUẬN ……………………………………….

Tôi tên là :…………………………………………………………………………….

CMND số : …………………………………………………….……………………..

ĐKHKTT : ……………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại : ………………………………………………………………………………………

Tôi làm đơn này xin trình báo với quý cơ quan việc như sau:

Thứ nhất:

Tôi và ông A có mối quan hệ….., (quen ở đâu như thế nào?)

Vào ngày ………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

Tiếp theo,

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

Thứ hai: Ngày …/…./…..

…………………………………………………………………………………………….

Để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của tôi và Công ty …………….., ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến quyền tài sản của công dân ……………..

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

Nay tôi đề nghị Qúy cơ quan xem xét các vấn đề sau đây: xác minh, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử…..

Xin chân thành cảm ơn.

Tài liệu kèm theo:

Hà Nội, ngày …. tháng ….. năm……

Người làm đơn

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *