Bị công an triệu tập lên mà không thực hiện thì có vi phạm pháp luật không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, tôi có một vấn đề cần tư vấn như sau: thời gian trước công an điều tra có bắt được một tên ăn trộm. Anh ta phá khóa và lấy đi 230 kg nhựa thông mang lên xóm trên bán với giá trị là tám triệu đồng nhưng người mua mới kịp trả trước hai triệu đồng. Sau đó bị phát hiện và bị bắt. Khi bị bắt anh ta khai là có anh trai tôi là đồng phạm.

Vậy là gần 24h đêm hôm đó có hai anh công an điều tra tới nhà anh tôi đập cửa và yêu cầu chị dâu tôi mở cửa ra gấp. Mà trước đó anh trai tôi đã đưa cháu tôi về chơi ngoại ở tỉnh khác. Trong ngày hôm đó nhà anh trai tôi cũng chưa nhận đc thông báo hay giấy mời hoặc triệu tập gì về vụ việc đó.

Vậy luật sư cho tôi hỏi việc làm của công an điều tra như vậy có đúng pháp luật không ạ. Và những ngày anh trai tôi ở dưới ngoại cũng tìm được việc làm nên ở đó và đi làm luôn. Những ngày sau công an điều tra luôn gọi điện yêu cầu anh trai tôi về làm việc. Do đặc điểm của công việc và mới xin vào làm nên anh tôi không về được nên đã nói lại với công an điều tra là khi nào về được sẽ ra cơ quan công an làm việc. Và anh công an điều tra nói là nếu anh tôi không về ngay thì sẽ bị phát lệnh truy nã toàn quốc. Vậy tôi muốn hỏi thêm trường hợp của anh tôi có vi phạm pháp luật và có bị truy nã. Xin cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Trước hết thay mặt bộ phận tư vấn pháp luật công ty Xin giấy phép cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi đã tìm hiểu và tư vấn như sau:

Trong vấn đề của anh bạn, anh bạn mới chỉ bị nghi nhờ có liên quan đến vụ án trộm cắp tài sản. Tuy nhiên chúng tôi cũng chưa biết vụ việc này đã bị khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với ai chưa. Tuy nhiên chúng tôi sẽ tư vấn các trường hợp có thể xảy ra.

1. Trường hợp người chưa bị khởi tố bị can

chỉ quy định một người phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng là những người tham gia tố tụng như: bị can, bị cáo, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người chứng kiến, người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật.

Trong trường hợp hợp này, theo như lời bạn mô tả, anh trai bạn chưa bị khởi tố bị can. Khi công an yêu cầu anh trai bạn lên làm việc nhưng không hề có giấy triệu tập. Thì ở đây sẽ có hai vấn đề:

+ Thứ nhất, Việc không có giấy triệu tập mà yêu cầu người dân lên cơ quan công an làm việc là không đúng quy định của pháp luật;

+ Thứ hai, anh bạn vẫn chưa bị xác định có tư cách tố tụng nào vụ án này. Vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự không có quy định nào nói bắt buộc người dân phải lên cơ quan công an khi không có giấy triệu tập và việc không đến cơ quan công an cũng không vi phạm pháp luật.

Nên nếu anh trai bạn không có tư cách tố tụng trong vụ án hình sự thì việc mà công an nói nếu không có mặt sẽ phát lệnh truy nã là không đúng với quy định của pháp luật.

2. Trường hợp người đã bị khởi tố bị can

Như bạn mô tả, người ăn trộm bị bắt đã khai rằng anh trai bạn là người đồng phạm với anh ta trong vụ việc này. Và nếu cơ quan điều tra có quyết định khởi tố bị can đối với anh trai bạn. Việc khởi tố bị can được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can ( khoản 1 Điều 179 ):

Điều 179. Khởi tố bị can

1. Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.

2. Quyết định khởi tố bị can ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chỗ ở, nghề nghiệp của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.

Và khi có quyết định khởi tố bị can, người bị khởi tố sẽ có tư cách là bị can để tham gia quá trình tố tụng. Điều 182 có quy định về vấn đề triệu tập bị can:

Điều 182. Triệu tập bị can

1. Khi triệu tập bị can, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập bị can ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

2. Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can.

Khi nhận giấy triệu tập, bị can phải ký nhận và ghi rõ giờ, ngày nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của bị can cho cơ quan đã triệu tập bị can; nếu bị can không ký nhận thì lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập bị can; nếu bị can vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho người thân thích của bị can có đủ năng lực hành vi dân sự để ký xác nhận và chuyển cho bị can.

3. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc có biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải.

4. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập bị can. Việc triệu tập bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.

Như vậy, khi muốn triệu tập bị can thì Điều tra viên phải có ” Giấy triệu tập” được đưa đến tận tay bị can. Bị can phải có nghĩa vụ có mặt theo ” Giấy triệu tập” trừ khi bị can vắng mặt do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan (khoản 3 Điều 60 ):

3. Bị can có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Nếu bị can không có mặt theo giấy triệu tập thì bị can có thể bị áp giải và nếu bỏ trốn thì sẽ bị cơ quan điều tra truy nã.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *