Bị chồng đánh đập nhiều lần thì vợ nên làm như thế nào mới nhất?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư. Tôi có vấn đề thắc mắc muốn được luật sư tư vấn. Tôi và chồng tôi kết hôn với nhau vào năm 2011. chúng tôi có 2 con chung. Giai đoạn đầu mới cưới về, tình cảm vợ chồng hạnh phúc. Tuy nhiên, sau đó chồng tôi có hành vi thường xuyên đánh đập tôi, chửi bới xúc phạm tôi, gần đây nhất còn dùng gậy đuổi đánh tôi dẫn đến việc tôi phải nằm viện vì bị gãy mất 2 xương chậu, vết thâm bầm tím ở khắp người. Tôi không biết trường hợp này tôi nên làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình. Mong được luật sư tư vấn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ quy định tại Điều 33 về quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn tính mạng 

1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

3. Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.

Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, thì chồng bạn có hành vi đánh đập, gây thương tích cho bạn và hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của bạn, như vậy hành vi này của chồng bạn đã vi phạm Khoản 1 Điều 33 Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Trường hợp này chồng bạn còn có hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình.

Đối vói hành vi này của chồng bạn, thì phụ thuộc vào yếu tố lỗi, mức độ vi phạm mà sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay xử phạt vi phạm hành chính:

Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính 

Căn cứ quy định tại Điều 49 về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại sức khỏe của thành viên trong gia đình:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đạp gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên trong gia đình.

b. Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Nhu vậy, trường hợp này chồng bạn có hành vi đánh đạp gây thương tích cho bạn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng, nếu trường hợp chồng bạn sử dụng công cụ, phương tiện khác để gây thương tích 9 ( như gậy chẳng hạn) thì trường hợp này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Thứ hai. truy cứu trách nhiệm hình sự:

Căn cứ quy định tại Điều 134 có quy định về tội cố ý gây thương tích

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Ngoài ra, quy định tại Điều 185có quy định về tội hành hạ, ngược đãi người khác

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Như vậy, trường hợp này căn cứ vào tỷ lệ giám định tổn thương cơ thể thì chồng bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích cho người khác hoặc truy cứu về hành vi đối xử tồi tệ, thường xuyên làm cho vợ bị đau đớn về thể xác tinh thần theo Điều 185

Tóm lại, trường hợp này bạn có quyền báo với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bạn đang cư trú về hành vi bạo lực gia đình của chồng bạn hoặc báo với cơ quan công an về hành vi xâm pham sức khỏe tính mạng hoặc bạn có thể gửi đơn khởi kiện ra tòa án về hành vi cố ý gây thương tích theo quy định của

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số: 0899456055 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình – 

 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *