Bên được bảo đảm (Hay là bên được cấp tín dụng) trong hợp đồng thế chấp có cần thiết phải hai vợ chồng không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hiện nay em đang có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng. Tuy nhiên em lại mượn sổ đỏ của anh chị em để thế chấp. Khi đem đến ngân hàng để làm hợp đồng thế chấp và hợp đồng tín dụng thì thấy chỉ có mỗi tên em (trong khi đó em đã lập gia đình).

Vậy cho em hỏi ngân hàng lập hợp đồng ba bên như vậy có phù hợp không ( bên nhận là ngân hàng, bên thế chấp là anh chị em, bên được bảo đảm là em). Em xin chân thành cảm ơn.

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Xin giấy phép của chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự năm 2015

2. Chuyên viên tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn cần xác định rõ một số nội dung sau để giải quyết vấn đề của mình:

Thứ nhất, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

– Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Nghĩa là chủ thể khi thực hiện việc giao kết các giao dịch dân sự phải đảm bảo có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ để tham gia ký kết các giao dịch dân sự. Chủ thể tham gia giao kết nếu là cá nhân thì phải đảm bảo cá nhân đó đã thành niên, không bị , có khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Họ sẽ được xác lập các giao dịch dân sự và đảm bảo các giao dịch đó có hiệu lực pháp luật.

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

Sự tự nguyện được hiểu một cách đơn giản là sự lựa chọn và hoạt động tự do trong ý thức được bắt nguồn được xem xét trên lý trí để đạt được mục đích nào đó. Hay nói cách khác sự tự nguyện của chủ thể trong giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa tự do lý trí và bày tỏ ý trí mà không có bất kỳ tác động nào.

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Khi tham gia giao dịch dân sự cũng như việc giao kết các giao dịch này thì các bên cần thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng trên cơ sở quy định của pháp luật. Các điều khoản không được mâu thuẫn, trái với quy định của pháp luật nếu như các bên thỏa thuận các điều khoản vi phạm luật hoặc trai với mục đích của pháp luật thì các điều khoản đó sẽ không phát sinh hiệu lực pháp luật.

d, Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Hiệu lực của giao dịch dân sự sẽ không bị vô hiệu bởi hình thức của giao dịch trừ trường hợp hinh thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

– Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

– Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Thứ hai, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thế chấp :

Để hợp đồng thế chấp giữa ba bên là bên ngân hàng, bên bạn và vợ chồng anh chị có hiệu lực pháp luật thì hợp đồng đó vẫn phải đảm bảo các yếu tố tôi phân tích ở trên đối với giao dịch dân sự nói chung. Ngay cả yếu tố chủ thể: bên ngân hàng vẫn đang hoạt động bình thường và có đầy đủ tư cách pháp nhân để tham gia ký kết hợp đồng, tài sản thế chấp là trong thời kỳ hôn nhân của anh chi bạn nên cả hai người đó cùng tham gia ký kết hợp đồng thế chấp, bạn là bên bảo đảm là cá nhân đi vay. Mặc dù, bạn đã có chồng tại thời điểm đi vay nhưng pháp luật hôn nhân có quy định về vấn đề nghĩa vụ chung và nghĩa vụ riêng trong thời kỳ hôn nhân, việc bạn vay tiền vì mục đích riêng của bạn không phải vì mục đích chung của gia đình hoặc nhu cầu thiết yếu của gia đình …. được xác định là nghĩa vụ riêng của bạn hoặc kể cả vợ chồng bạn có thỏa thuận về việc đi vay này thì bạn cũng hoàn toàn được quyền đứng ra ký kết hợp đồng vay với vai trò của cá nhân bạn mà không vi phạm quy định của luật và hợp đồng thế chấp vẫn có hiệu lực pháp lý.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *