Bảo vệ ý tưởng kinh doanh theo quy trình của luật sở hữu trí tuệ ?

Ý tưởng kinh doanh có thể đăng ký dưới dạng quyền sở hữu trí tuệ được không ? Thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ như thế nào ? Giá trị kinh tế, thương mại của quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam:

Mục lục bài viết

1. Bảo vệ ý tưởng theo quy trình của luật sở hữu trí tuệ ?

Kính chào quý công ty tôi là P, chủ công ty phần mềm y tế. Quá trình tạo ra sản phẩm phần mềm y tế trải qua nhiều công đoạn.

1. Ý tưởng ích lợi. (Ví dụ làm thế nào để tra cứu lại hồ sơ bệnh nhân 10 năm trước).

2. Thiết kế dạng lưu đồ, sơ đồ dòng dữ liệu.

3. Lập trình theo thiết kế dạng lưu đồ.

4. Đóng gói code. Các phần mềm dùng cho quản lý bệnh viện thường gặp các lỗi, các vấn đề lớn khó giải quyết.

Công ty chúng tôi đã nghĩ ra cách giải quyết các vấn đề đó và muốn bảo vệ ý tưởng của mình, không muốn các đối thủ cạnh tranh học các ý tưởng đó. Vậy thì chúng tôi nên làm gì? Các ý tưởng về quy trình xử lý có được xem là sáng chế không?

Xin quý vị vui lòng giải đáp.

Bảo vệ ý tưởng, quy trình theo luật sở hữu trí tuệ ?

Trả lời:

Công ty Xin giấy phép đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

– Các ý tưởng về quy trình xử lý không được xem là sáng chế bởi lẽ nó thuộc trường hợp loại trừ Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật sở hữu trí tuệ: Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

Theo quy định tại Điều 12 Luật Sở hữu trí tuệ: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Điều này có nghĩa là ý tưởng của bạn chỉ có thể được bảo hộ khi và chỉ khi bạn đưa ra các giải pháp cụ thể để hiện thực hóa ý tưởng của mình thành sản phẩm hay quy trình cụ thể (nếu ở dạng quy trình phải chứng minh được ví dụ áp dụng quy trình trong thực tế và kết quả đem lại). Hơn nữa để được bảo hộ là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp với sáng chế sản phẩm của bạn cần phải đáp ứng các yêu cầu tại Điều 58, 60, 61 và 62 :

Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;

c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Điều 60. Tính mới của sáng chế

1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;

b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Điều 61. Trình độ sáng tạo của sáng chế

Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Điều 62. Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế

Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Ý nghĩa quan trọng của Luật sở hữu trí tuệ

Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận những quyền cơ bản của công dân, trong đó có các quyền liên quan đến quyền tác giả, thể hiện tư tưởng tiến bộ, nhân văn về quyền con người. Đó là quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, là việc Nhà nước cam kết bảo vệ quyền lợi của trí thức, tôn trọng quyền tư hữu tư nhân về tài sản.

Quyền tư hữu về tài sản được hiểu bao gồm cả quyền đối với đồ vật là các tài sản hữu hình là các giá trị văn học nghệ thuật kết tinh tại các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học do công dân sáng tạo nên. Tư tưởng lập pháp đó được ghi nhận tiếp trong các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992. Đến bản , Nhà nước Việt Nam đã công khai tuyên bố: “công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp” (Điều 60).

Năm 1986 với Nghị định 142/HĐBT, lần đầu tiên ở Việt Nam một văn bản riêng biệt về quyền tác giả được ban hành với một số quy định về quyền tác giả, có sự giúp đỡ của hãng VAB (Hãng bảo hộ quyền tác giả của Liên Xô cũ). Tháng 10.1994, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả. Trước yêu cầu của sự phát triển, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa IX đã biểu quyết thông qua Bộ luật Dân sự trong đó có các quy định về quyền tác giả. Với 36 điều quy định tại phần 6, phần 7 Bộ luật Dân sự, các quy định này đã điều chỉnh hầu hết các quan hệ dân sự về quyền tác giả và quyền liên quan. Trong điều kiện chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường. Nhằm thúc đẩy họat đông bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia và hội nhập quốc tế, Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 7 đã thông qua Bộ luật Dân sự sửa đổi, trong đó có 14 điều quy định về quyền tác giả và quyền liên quan tại Chương XXXIV, Phần thứ 6. Tiếp theo tư tưởng đổi mới từ việc sửa đổi Bộ luật Dân sự, Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 8 đã biểu quyết thông qua Luật Sở hữu trí tuệ. Luật Sở hữu trí tuệ có bố cục 6 phần, 18 chương với 222 điều, điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng mới.

Liên quan tới các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan tại Luật Sở hữu trí tuệ, tác giả viết bài này xin đề cập tới giá trị của văn bản pháp luật đã được quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006.

Luật Sở hữu trí tuệ, với các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan là thành quả của hoạt động trí tuệ từ việc tổ chức nghiên cứu xây dựng đề án, đến việc xem xét, biểu quyết thông qua của Quốc hội. Có thể dánh giá trị của Luật sở hữu trí tuệ trên các khía cạnh sau:

1. Luật Sở hữu trí tuệ đã kế thừa các tư tưởng lập pháp, giá trị của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan từ các văn bản pháp luật đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn.

Tư tưởng lập pháp tiến bộ, nhân văn về quyền con người của Nhà nước Việt Nam đã được hình thành và thể hiện trong các văn bản pháp luật trước, nay tiếp tục được ghi nhận và cụ thể hóa tại Luật Sở hữu trí tuệ. Bởi lẽ, thực chất của quyền tác giả chính là quyền của con người, là nhân quyền. Trong nhiều quyền của công dân được ghi tại Hiến pháp, các bộ luật và các luật thì, quyền tác giả là một loại quyền đặc biệt. Vì vậy, đối tượng được pháp luật bảo hộ là các quyền nhân thân và quyền tài sản. Khách thể của quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, chủ thể quyền chính là công dân – tác giả. Đây là tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt quá trình lập pháp về lĩnh vực này ở Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ của họat động lập pháp, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã thể hiện rõ và đầy đủ hơn các quyền của tác giả. Trong đó, quyền tài sản được thể hiện chuẩn xác, đúng nội hàm của quyền này.

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 là văn bản luật được tiếp thu các giá trị từ các quy phạm pháp luật đã kiểm nghiệm trong thực tiễn thi hành. Nhiều nội dung quy định tại các văn bản pháp luật trước đã phù hợp, được thể hiện trong Luật sở hữu trí tuệ, với kỹ thuật lập pháp tiến bộ hơn. Nhiều nội dung giá trị tại các thông tư của Bộ Văn hóa Thông tin, liên bộ ngành đã được nâng lên thành quy phạm của luật sở hữu trí tuệ.

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 còn là văn bản phản ảnh các tổng kết, đúc rút kinh nghiệm quản lý, thực thi tại Việt Nam trong gần 20 năm, kể từ khi Nhà nước triển khai thực hiện công tác quan trọng, mới mẻ và phức tạp này.

2. Luật sở hữu trí tuệ thể hiện sự hài hòa lợi ích giữa các chủ thể sáng tạo với các chủ thể sử dụng và công chúng hưởng thụ.

Khi đề cập tới luật pháp là đề cập tới việc điều chỉnh lợi ích giữa các nhóm cộng đồng. Sự thành công của một trật tự xã hội bắt nguồn trước tiên từ chính việc xác lập các quy tắc xử sự, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận. Theo đó, luật sở hữu trí tuệ đã thể hiện việc xử lý phù hợp các lợi ích của người sáng tạo, nhà sử dụng và công chúng tiêu dùng (hưởng thụ). Các quyền của tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học, các quyền của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn của mình, các quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, các quyền của tổ chức phát sóng đối với chương trình phát sóng của mình được thể hiện đầy đủ, rõ ràng tại luật sở hữu trí tuệ. Nhưng các giới hạn quyền cũng được đặt ra trong trường hợp tác phẩm đã công bố, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sử dụng có thể tham gia tích cực vào việc đưa tác phẩm tới công chúng, vì lợi ích công cộng hoặc vì chính sách nhân đạo. Công chúng luôn luôn là mục đích phục vụ cuối cùng của các họat động sáng tạo. Họ là người hưởng thụ các giá trị văn học nghệ thuật và thực chất họ là người thanh toán chi phí bản quyền. Thông qua cảm thụ và chi trả thù lao gián tiếp của công chúng, mà tác giả và các nghệ sĩ có thể thấy được giá trị sáng tạo của mình, tiếp tục đầu tư cho sáng tạo. Vì lẽ đó mà quyền của tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng không thể là quyền tuyệt đối.

3. Luật sở hữu trí tuệ đã tương thích với các chuẩn mực bảo hộ quốc tế

Hầu hết các điều khoản đã tư­ơng thích với các nội dung tư­ơng ứng tại các điều ư­ớc quốc tế song phư­ơng và đa phư­ơng. Trong quá trình nghiên cứu xây dựng dự án Luật sở hữu trí tuệ Ban soạn thảo đã tổ chức nghiên cứu, tham khảo luật mẫu của WIPO, tám điều ­ước quốc tế về quyền tác giả và quyền liên quan, ba hiệp định song ph­ương giữa Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam – Thuỵ Sỹ, Luật của một số quốc gia như­ Mỹ, Trung Quốc v.v. Ban soan thảo còn nhận đ­ược ý kiến tư­ vấn của chuyên gia WIPO, chuyên gia dự án STAR Việt Nam, các tổ chức quốc tế liên quan như­: Liên đoàn quốc tế các nhà soạn nhạc và soạn lời (CISAC), liên đoàn quốc tế các tổ chức ghi âm (IFPI). Việt Nam cũng đã cử các đoàn tham gia các hội thảo quốc tế liên quan đến các nội dung mới của luật pháp quốc tế do WIPO tổ chức. Hoa Kỳ mời một đoàn cán bộ Việt Nam tham gia Ban soạn thảo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đến Hoa Kỳ để trao đổi về Luật này.

Chính vì quá trình tổ chức nghiên cứu, xây dựng, thông qua được thực hiện với sự tư vấn của chuyên gia quốc tế nên Luật sở hữu trí tuệ với các quy định về quyền tác giả và quyền liên quan đã phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

Hiện còn một vài quy định tại Luật sở hữu trí tuệ làm cho một số chuyên gia thuộc các quốc gia phân vân. Tr­ước tiên xin đư­ợc các bạn thông cảm, bởi lẽ Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam phải phù hợp với các đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam. Trong trư­ờng hợp có xung đột với các điều ư­ớc song phư­ơng và đa phư­ơng mà Việt Nam là thành viên thì, căn cứ pháp lý để bảo hộ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân các nư­ớc là thành viên của các điều ư­ớc quốc tế là chính các điều ­ước quốc tế đó.

Với các lý do nh­ư trên, chúng ta có thể tin tư­ởng rằng Luật Sở hữu trí tuệ là công cụ pháp lý hữu hiệu để Việt Nam thực hiện các điều ­ước quốc tế.

4. Luật sở hữu trí tuệ bảo vệ lợi ích quốc gia

Luật quốc gia đương nhiên phải phản ánh và phù hợp với đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia. Đó là đòi hỏi sống còn của mọi văn bản pháp luật. Luật sở hữu trí tuệ cũng được tổ chức nghiên cứu, thông qua trên quan điểm đó. Tuy nhiên vì là một luật góp phần quan trọng cho việc hội nhập quốc tế không riêng về văn hóa, mà còn là kinh tế, thương mại, thu hút đầu tư từ nước ngoài. Vì vậy, ngoài thỏa mãn các đòi hỏi điều chỉnh quan hệ xã hội nội tại của quốc gia, nó còn phải đáp ứng các yêu cầu của hội nhập quốc tế. Ban soạn thảo, các cơ quan có thẩm quyền trình, và quốc hội đã coi trọng lợi ích quốc gia thể hiện tại các điều luật. Các quy định luật sở hữu trí tuệ về cơ bản là phù hợp giữa lợi ích quốc gia với các chuẩn mực quốc tế. Trong một số trường hợp không nhiều mặc dù có sự xung đột pháp luật, nhưng Quốc hội đã xuất phát từ điều kiện, đặc điểm cụ thể của đất nước để biểu quyết dân chủ, công khai từng nội dung.

5. Luật Sở hữu trí tuệ là văn bản được công khai trong suốt quá trình soạn thảo đến khi xem xét thông qua; nội dung minh bạch, khả thi.

Dự thảo các lần của Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan được đăng tải trên website: quyền tác giả Việt Nam, được in nhân bản phân phát tại các hội thảo, hội nghị tổ chức lấy ý kiến góp ý. Nó còn được chuyển đến các chuyên gia, một số quốc gia thành viên WTO có yêu cầu, để bình luận về sự phù hợp với luật pháp quốc tế.

Nội dung quy định tại các điều khoản về cơ bản là minh bạch, rõ ràng. Tuy nhiên có một số từ ngữ đã là thông lệ quốc tế, có thể khó hiểu đối với một số người, đã được lý giải tại Nghị định của Chính phủ, đảm bảo cho sự thống nhất khi thi hành.

Hầu hết các quy định được tiếp thu từ các văn bản quy phạm pháp luật cũ, được nâng lên và hoàn thiện, tiếp nhận từ các điều ước quốc tế song phương và đa phương, vì vậy nó chứa đựng khả năng đi vào đời sống để phát huy hiệu quả trong thực tế. Có một số quy định tuy không phải là mới, bởi nó đã được thể hiện tại Bộ Luật dân sự năm 1995, nhưng chưa được thực hiện trong thời gian qua, có thể sẽ là thách thức đói với chúng ta.

Tóm lại, Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực ngày 1/7/2006 là sản phẩm trí tuệ. Nó đã được tổ chức nghiên cứu xây dựng công phu, với sự tham gia của các Hội văn học nghệ thuật, các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, các tổ chức, doanh nghiệp khai thác, sử dụng tác phẩm như các cơ quan báo chí, xuất bản, nhà hát, hãng film, đài phát thanh truyền hình và các cơ quan quản lý, thực thi từ trung ương tới địa phương. Kết quả đó có vai trò quan trọng của các cơ quan giúp việc của Quốc hội, đặc biệt là tinh thần làm việc nghiêm túc, dân chủ và có trách nhiệm cao của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI./.

(: Biên tập)

3. Tính thương mại của quyền sở hữu công nghiệp

Ở Việt Nam hiện nay, các quy định cơ bản về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung và quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) nói riêng được quy định ở Bộ luật Dân sự (1995). Do đó, quyền SHCN thường được biết đến dưới góc độ dân sự. Trong khi đó, theo cách hiểu của pháp luật các nước và pháp luật quốc tế, quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng ngoài khía cạnh dân sự, còn có tính thương mại.

1. Một số quan niệm trên thế giới về bản chất thương mại của quyền sở hữu công nghiệp.

Ở Hoa Kỳ, mục tiêu của pháp luật về SHTT là bảo đảm một thị trường thịnh vượng, phong phú và cạnh tranh. Do đó, theo cách hiểu cuả người Mỹ, quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng đương nhiên mang bản chất thương mại. Tại EU, những vấn đề liên quan đến quyền SHCN được Toà án Châu Âu xem xét dưới góc độ những quy định pháp luật điều chỉnh sự tự do dịch chuyển hàng hoá và tự do cạnh tranh. Sẽ không được phép thực hiện quyền SHTT và quyền SHCN, nếu nó được thực hiện theo cách phân biệt đối xử tuỳ tiện, hoặc là một rào cản thương mại trá hình. Theo quan điểm này của Toà án Châu Âu, quyền SHCN cũng đương nhiên mang bản chất thương mại.

Theo Luật mẫu về trọng tài thương mại (UNCITRAL), thuật ngữ “thương mại” phải được giải thích theo nghĩa rộng để khái quát hết các vấn đề phát sinh từ tất cả các quan hệ có bản chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ có bản chất thương mại bao gồm (nhưng không bị giới hạn) những giao dịch sau: các giao dịch thương mại để cung cấp hay trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ, …, license, hay chuyển giao quyền SHCN, là giao dịch thương mại.

Theo Hiệp định Thương mại Việt Nam – Mỹ, khái niệm thương mại được hiểu là tất cả những hoạt động kinh doanh sinh lời, chứ không phải chỉ có hoạt động mua bán hay xuất nhập khẩu thông thường. Khái niệm thương mại ở đây bao hàm cả thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại quyền SHTT, đầu tư. Khái niệm hiện đại này tuy là còn mới mẻ đối với Việt Nam, nhưng khá phổ biến trên thế giới và được hầu hết các nước và các tổ chức kinh tế quốc tế thừa nhận, điển hình là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Theo quan điểm của WTO, quyền SHTT (bao gồm cả quyền SHCN ) được coi là một bộ phận của thương mại quốc tế, cụ thể là WTO có riêng một Hiệp định về quyền SHTT liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIPS). Trong thời gian gần đây, WTO đã giải quyết rất nhiều tranh chấp thương mại liên quan đến quyền SHCN.

>>

2. Quyền SHCN thể hiện những đặc tính thương mại sau đây:

Thứ nhất, các đối tượng SHCN là một trong những yếu tố cấu thành hàng hoá, dịch vụ.

Thứ hai, các đối tượng SHCN được ứng dụng trong hoạt động kinh tế – thương mại.

Bằng phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích khi người chủ được sở hữu, họ sẽ đầu tư để biến nó thành một sản phẩm hoặc một quy trình có khả năng ứng dụng trong công nghiệp đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực may mặc (thời trang), chế tạo xe máy, ô tô, hàng điện tử, …. Nhãn hiệu hàng hoá là công cụ cho phép phân biệt một sản phẩm với các sản phẩm tương tự khác. Chỉ dẫn địa lý của sản phẩm cũng đương nhiên mang mục đích thương mại. Nó tạo ra niềm tin ở người tiêu dùng, đồng thời giúp cho nhà sản xuất phát huy tốt hơn thế mạnh của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Chẳng hạn, người tiêu dùng Châu Âu có một thói quen văn hoá về sử dụng sản phẩm có tên gọi xuất xứ hoặc chỉ dẫn địa lý. Một sản phẩm mang tên địa lý khác với sản phẩm thông thường sẽ được người tiêu dùng sẵn sàng trả giá đắt hơn. Chỉ dẫn địa lý được đặc biệt quan tâm trong các ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp, nhất là các ngành sản xuất ruợu vang và đồ uống có cồn. Giống cây trồng mới được ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp. Mạch tích hợp và thiết kế bố trí mạch tích hợp là cốt lõi của ngành công nghiệp vi điện tử.

Thứ ba, các đối tượng SHCN là một yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh trong thương mại.

Những cải tạo ra khả năng cạnh tranh của sản phẩm chính là các đối tượng SHCN. Các đối tượng SHCN là công cụ cho phép chủ sở hữu đầu tư nỗ lực để tạo nên và duy trì một lợi thế cạnh tranh, mà một phần dựa trên khả năng sử dụng, cũng như khả năng ngăn cản người khác sử dụng các đối tượng SHCN của mình. Lợi thế cạnh tranh ngày nay không còn nằm chủ yếu ở tài nguyên thiên nhiên hoặc lao động rẻ, mà nghiêng về tiềm lực tri thức và công nghệ, được chứa đựng chủ yếu trong các đối tượng SHCN.

Thứ tư, các đối tượng SHCN là một loại tài sản là “hàng hoá đặc biệt”.

Trên thực tế, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triền, giá trị của một ngành kinh doanh ngày càng ít nằm trong các tài sản vật chất hay tài chính thể hiện trên bản quyết toán, mà nằm trong tài sản vô hình, như: quyền SHTT, giấy phép đại lý, chương trình nghiên cứu… Trong danh sách 100 thương hiệu mạnh nhất thế giới năm 2002 do Tuần báo Buiness Week (Hoa Kỳ) công bố, nhãn hiệu Coca – Cola được định giá tới 69,6 tỷ USD, Microsoft 64 tỷ USD, IBM 51,1 tỷ USD, GE 41,3 tỷ USD, Intel 30,8 tỷ USD, Nokia 29,9 tỷ USD. Còn đối với một số sản phẩm có tên tuổi của Việt Nam, như nhãn hiệu kem đánh răng P/S được chuyển nhượng với giá 7,5 triệu USD (có tài liệu công bố là 8,5 triệu USD), kem đánh răng Dạ Lan 2,5 triệu USD.

Với giá trị kinh tế to lớn, các đối tượng SHCN được sử dụng làm vốn góp trong công ty, làm tài sản thế chấp vay vốn, có thể cho thuê, chuyển nhượng quyền sở hữu, hoặc dùng để định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán,…

Các đối tượng SHCN trở thành “hàng hoá” thông qua các hoạt động chuyển giao quyền SHCN, theo đó chủ sở hữu có khả năng thu lợi bằng cách cho phép người khác khai thác các đối tượng SHCN được bảo hộ.

Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010 của Nhà nước Việt Nam đặt ra nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm hình thành từng bước vững chắc thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường sức lao động, thị trường khoa học, công nghệ và các loại thị trường khác của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Về SHTT, Chiến lược nhấn mạnh việc thực hiện chính sách bảo hộ thích đáng, coi lao động trí tuệ và sáng tạo là một loại “hàng hoá đặc biệt” trong nền kinh tế thị trường, phải được trả giá tương xứng và phải được bảo hộ thích đáng.

Thứ năm, quyền SHCN có thẻ bị lạm dụng để cản trở thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế.

Quyền SHCN là độc quyền của chủ sở hữu, do đó đây là một ngoại lệ của nguyên tắc tự do kinh doanh. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên tắc tự do cạnh tranh và tự do hoá thương mại.

Trên thực tế, các chủ thể quyền và các quốc gia có nhiều cách lạm dụng việc bảo hộ quyền SHCN để cản trở thươngmại. Một số đó là vấn đề quyền chống nhập khẩu đối tượng SHTT được bảo hộ, hay còn gọi là quyền chống nhập khẩu song song.

Theo pháp luật của nhiều nước, chủ thể quyền có quyền ngăn cản người thứ ba nhập khẩu sản phẩm được bảo họ, bất kể hàng nhập khẩu đến từ nguồn nào, hoặc bất kể hàng nhập khẩu có phải do chủ sở hữu đưa ra thị trường hay không. Nghĩa là, pháp luật của nước này quy định cấm nhập khẩu song song, để bảo vệ thế độc quyền của chủ sở hữu đối tượng SHCN. Tuy nhiên, theo quan điểm của một số nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển, thì đây là sự lạm dụng quyền SHCN để cản trở thương mại.

Bên cạnh việc sử dụng quyền chống nhập khẩu song song,các nước còn có nhiều cách khác để lạm dụng quyền SHCN. Một số quốc gia có nền kinh tế phát triển đã đẩy mạnh việc đăng ký bảo hộ sáng chế và nhãn hiệu hàng hoá ở trong nước cũng như ở nước ngoài chỉ nhằm mục đích “phòng ngừa”. Việc làm đó có thể dẫn đến hậu quả làm hạn chế khả năng sáng tạo của các đối thủ cạnh tranh, do đó vi phạm nguyên tắc tự do cạnh tranh.

Như vậy, trong xu thế tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá kinh tế, các rào cản về thuế quan sẽ giảm bớt, nhưng thay vào đó sẽ là các rào cản phi thuế quan ngày càng tinh vi, trong đó có rào cản về quyền SHTT.

(MINH KHUE LAW FIRM sưu tầm)

4. Một số vấn đề về pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) từ lâu đã trở thành mối quan tâm không chỉ của các tác giả sáng tạo các đối tượng SHCN, của các chủ sở hữu các đối tượng đó mà còn là mối quan tâm lớn của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở những nơi, những khu vực có nền kinh tế thị trường phát triển. Sở dĩ như vậy là vì các đối tượng SHCN là sản phẩm của hoạt động sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất kinh doanh, không chỉ là loại tài sản có giá trị lớn mà còn tạo cho người sử dụng nó sức

Trong những năm qua, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ quyền sở hữu của các tổ chức, cá nhân trong nước cũng như của các tổ chức cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

ở nước ta, công tác đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp bắt đầu được thực hiện kể từ khi Điều lệ về sáng tiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và sáng chế (1981) và Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá (1982) được Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành. Trong những năm tiếp theo cho đến ngày Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành thêm gần 60 văn bản về hoặc liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Trong số này đặc biệt đáng chú ý là nhất là Giải pháp hữu ích năm 1988 và Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989.

Bộ luật dân sự được Quốc hội thông qua ngày 28-10-1995 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1996 đã công nhận và bảo hộ quyền tự do sáng tạo của cá nhân (Điều 47) và quyền sở hữu công nghiệp (từ Điều 780 đến Điều 805). Ngày 24-10-1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63 CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, ngày 03 tháng 10 – 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp.

Sau khi ban hành BLDS, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành một số văn bản dưới luật để cụ thể và h­ớng dẫn thi hành BLDS. Cụ thể gồm Nghị định số 63/Chính phủ ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về SHCN( sau đây gọi tắt là NĐ/63); Thông tư số 3055/TT- SHCN(sau đây gọi tắt là TT/3055) ngày 31/12/1996 hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/Chính phủ này; Nghị định số 60 Chính phủ 6/6/1997 h­ớng dẫn thi hành các quy định của BLDS về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (Điều 13 về bảo hộ quyền SHCN của các chủ thể nước ngoài); Thông tư số 23/TC-TCT ngày 9/5/1997 hướng dẫn thu, nộp, và quản lý phí, lệ phí SHCN; Nghị định số 12/1999/NĐ-Chính phủ ngày 6/3/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcSHCN (sau đây gọi tắt là NĐ/12).

>>

Bên cạnh việc cụ thể hoá các quy định của BLDS về SHCN, các văn bản d­ới luật nêu trên đặc biệt chú trọng quy định cụ thể các vấn đề nh­: trình tự thủ tục nộp, xét nghiệm đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, thủ tục cấp, gia hạn văn bằng bảo hộ; đại diện SHCN; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động SHCN; việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các chủ thể nước ngoài; việc áp dụng Hiệp ước hợp tác bằng sáng chế (PTC) và Thoả ước Madrit năm 1981- 1989 về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá; xác định hành vi vi phạm hành chính, hình thức , mức phạt , thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN v.v

Ngoài các văn bản nêu trên, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp còn được đề cập ở nhiều mức độ khác nhau trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau đang hiện hành nh­: Bộ luật Hình sự năm 1985 ( Điều 126); Luật Đầu t­ nước ngoài tại Việt Nam năm 1996( Điều 7); Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998( các điều 3,6,15); Nghị định số 7/Chính phủ ngày 5/2/1996 về quản lý giống cây trồng; Nghị định số 14/Chính phủ ngày 19/3/1996 về quản lý giống vật nuôi; Nghị định số 12/Chính phủ ngày 18/12/1997 quy định chi tiêt thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Điều 38); Nghị định số 57NĐ-CP ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài( Điều 15); Nghị định số 51/NĐ-Chính phủ ngày 18/2/1999 quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước ( Điều 13).

Tuy nhiên phần lớn các văn bản có liên quan nói trên chỉ khẳng định việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, còn bảo hộ nh­ thế nào thì phải căn cứ vào các quy định của BLDS và các văn bản quy định cụ thể hoá, hướng dẫn thi hành BLDS.

D­ới đây, chúng tôi sẽ khái lược một số nội dung chính của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

I. Một số nội dung chính của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

1. Các lĩnh vực được Nhà nước và pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Theo quy định của pháp luật thì Nhà nước và pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong các lĩnh vực sau:

– Khoa học;

– Kỹ thuật;

– Công nghệ;

– Thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.

2. Các đối tượng được Nhà nước và pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Đối tượng được Nhà nước và pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm:

– Sáng chế (là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội) (Điều 782BLDS)

– Giải pháp hữu ích (là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội) (Điều 783 BLDS);

– Kiểu dáng công nghiệp (là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp) (Điều 784 BLDS)

– Nhãn hiệu hàng hoá (là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc) (Điều 785 BLDS)

– Tên gọi xuất xứ hàng hoá (là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó) (Điều 786 BLDS)

– Tên thương mại (là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh) (Điều 14, NĐ 54/2000/NĐ-CP)

– Bí mật kinh doanh (là thành quả đầu tư dưới dạng thông tin có các điều kiện kèm theo) ( Điều 5, 6 NĐ 54/2000/NĐ-CP)

– Chỉ dẫn địa lý (là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá đáp ứng đủ các điều kiện) (Điều 10 NĐ 54/2000/NĐ-CP)

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN (Điều 24 NĐ 54/2000/NĐ-CP), bao gồm:

a. Sử dụng các chỉ dẫn thương mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ, nhằm mục đích: lợi dụng uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh của mình, làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh của mình; gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ… cho người tiêu dùng trong quá trình nhận biết, chọn lựa hàng hoá, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh.

b. Chiếm đoạt, sử dụng thành quả đầu tư của người khác mà không được người đó cho phép.

Nghị định cũng giải thích rõ ‘‘thành quả đầu tư‘‘, ‘‘sử dụng thành quả đầu tư‘‘ theo cách hiểu trong quy định của Nghị định này.

Các đối tượng khác do pháp luật quy định (Điều 781 BLDS).

3. Điều kiện để các đối tượng được Nhà nước và pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định đều được Nhà nước bảo hộ, trừ trường hợp các đối tượng này trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo và các đối tượng khác mà pháp luật về sở hữu công nghiệp quy định không được bảo hộ theo quy định tại điều 787 BLDS (các đối tượng sở hữu công nghiệp không được Nhà nước bảo hộ).

Riêng quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại tự động được xác lập khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bí mật kinh doanh có đủ các điều kiện sau đây (Điều 5, 6 NĐ 54/2000/NĐ-CP):

a- Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó;

b- Đ­ợc chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

(Các thông tin không liên quan đến kinh doanh nh­ bí mật về nhân thân, về quản lý nhà nước, về an ninh, quốc phòng không được bảo hộ d­ới danh nghĩa là bí mật kinh doanh)

2- Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a- Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia;

b- Thể hiện hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.

Ngoài ra, Nghị định cũng nêu rõ rằng các thông tin địa lý đã trở thành tên gọi thông thường của hàng hoá, đã mất khả năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý theo quy định của Nghị định này.

Hơn nữa, nếu chỉ dẫn địa lý là tên gọi xuất xứ hàng hoá thì việc bảo hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về tên gọi xuất xứ hàng hoá. (Điều 10, khoản 2,3 NĐ 54/2000/NĐ-CP).

Tên thương mại được bảo hộ nếu áp ứng đầy đủ các điều kiện:

a) Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được;

b) Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.

Nghị định cũng nêu rõ các tên gọi sau không thuộc diện bảo hộ và không mang danh nghĩa là tên thương mại:

– Tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc các chủ thể không liên quan tới hoạt động kinh doanh;

b) Tên gọi nhằm mục đích thực hiện chức năng của tên thương mại nh­ng không có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh của các cơ sở kinh doanh trong cùng một lĩnh vực;

c) Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ từ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó.

4. Người được Nhà nước, pháp luật bảo hộ quyền SHCN

Cá nhân, tổ chức được Nhà nước và pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp phải là:

1- Người là chủ sở hữu các đối tượng SHCN;

2- Người là tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp;

3- Người có quyền sử dụng hợp pháp tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, người tiến hành hoạt động kinh doanh d­ới tên thương mại đó ;

4- Người có quyền của người đã sử dụng trước sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp;

5- Người có quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp theo hợp đồng hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Ngoài ra, trong BLDS còn có quy định việc bảo vệ quyền được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của người đã sử dụng trước sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp (Điều 801).

5. Phân loại quyền sở hữu công nghiệp

Các quyền SHCN được BLDS và Nghị định 63 CP, Nghị định 54/2000/NĐ-CP phân loại nh­ sau:

1- Quyền của chủ sở hữu đối tượng SHCN là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí mật kinh doanh (Điều 796 BLDS)

2- Quyền của người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc được chuyển giao văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá (Điều 794 BLDS)

3- Quyền tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp (điều 800 BLDS)

4- Quyền của người có quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý;

5- Quyền của người đã sử dụng trước đối tượng SHCN là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp.

6. Những đặc điểm của việc bảo hộ quyền SHCN

Việc bảo hộ quyền SHCN có những đặc điểm sau:

1- Quyền SHCN và quyền của tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích , kiểu dáng công nghiệp; quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá chỉ được bảo hộ trên cơ sở Văn bằng bảo hộ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp;

2- Quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng SHCN chỉ được bảo hộ kể từ ngày cấp Văn bằng bảo hộ đến hết ngày kết thúc thời hạn hiệu lực (kể cả thời gian được gia hạn) hoặc đến ngày chấm dứt hiệu lực của Văn bằng bảo hộ;

3) Quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hoá phát sinh trên cơ sở đăng ký quốc tế được Nhà nước Việt Nam bảo hộ kể từ ngày đăng ký quốc tế được công bố trên Công báo SHCN đến hết thời hạn hiệu lực đăng ký quốc tế theo thoả ước Madrid.

7. Quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, chí dẫn địa lý, tên thương mại, bí mật kinh doanh.

Khác với quyền tác giả, chủ sở hữu đối tượng SHCN chỉ có các quyền tài sản theo quy định tại Điều 796. Trong trường hợp chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp đồng thời là tác giả của sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp thì họ được hưởng các quyền nhân thân theo quy định tại Điều 800 BLDS.

7.1 Quyền nhân thân của chủ sở hữu đối tượng SHCN đồng thời là tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp.

a) Ghi tên vào văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và các tài liệu khoa học khác.

b) Nhận giải thưởng đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp mà mình là tác giả.

7.2 Quyền tài sản của chủ sở hữu đối tượng SHCN đồng thời là tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp.

Chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá có các quyền sau đây:

a) Độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;

b) Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho người khác;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.

d) Quyền tài sản của chủ sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, bí mật kinh doanh có thể được thừa kế hoặc chuyển giao cho người khác.

7.3 Quyền của người có quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá.

Người có quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá có các quyền sau đây:

a) Sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá cho các sản phẩm của mình;

Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người sử dụng bất hợp pháp tên gọi xuất xứ hàng hoá phải chấm dứt việc sử dụng bất hợp pháp đó và bồi thường thiệt hại.

7.4.Quyền của người có quyền sử dụngchỉ dẫn địa lý.

– Thể hiện chỉ dẫn đó trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, giấy tờ giao dịch nhằm mua bán hàng hoá và quảng cáo cho hàng hoá tương ứng. (Quyền này không được chuyển giao)

7.5. Quyền của người có quyền sử dụng tên thương mại

– Sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên thương mại để x­ng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại đó trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và quảng cáo.

– Chuyển giao tên thương mại theo hợp đồng hoặc để thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

7.6 Quyền nhân thân của tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích , kiểu dáng công nghiệp không đồng thời là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.

Tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp có các quyền sau đây:

a) Ghi tên văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và các tài liệu khoa học khác;

b) Nhận thù lao khi sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp được sử dụng, nếu chủ sở hữu và tác giả không có thoả thuận khác;

c) Yêu cầu Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả của mình;

d) Nhận giải thưởng đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp mà mình là tác giả.

Đồng tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp cũng có các quyền nh­ đã nêu trên.

Quyền nhận giải thưởng đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp là quyền tài sản, do đó, mặc dù trong điều luật này không có quy định nhưng tác giả vẫn có quyền để lại thừa kế

8. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp nh­ tác giả của tác phẩm

Quyền sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá được xác lập theo văn bằng bảo hộ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

Để được cấp văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp, các chủ thể phải tiến hành nộp đơn xin bảo hộ đối tượng tương ứng. Không phải bất kỳ ai cũng có quyền nộp đơn, quyền này chỉ thuộc về các cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác đáp ứng các điều kiện như quy định tại Điều 789 BLDS.

9. Những quy định khác của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

9.1 Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

Nội dung này được quy định tại Chương III, phần thứ sáu BLDS. Với nội dung cơ bản là: các đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá là đối tượng của chuyển giao công nghệ (Điều 806), khoản 1, điểm a); việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp là quyền dân sự hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp (Điều 807, khoản 2). Các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghệ mà còn phải tuân theo các quy định về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trước khi tiến hành việc chuyển giao công nghệ (Điều 806, khoản 2 BLDS).

9.2 Quyền sở hữu công nghiệp của nước ngoài.

Quyền sở hữu công nghiệp của nước ngoài được quy định tại Phần thứ bảy BLDS với nội dung cơ bản là việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người nước ngoài cũng được thực hiện như việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của công dân Việt Nam và được áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc tham gia trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (Điều 837 BLDS).

10. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là: Bằng những quy định của pháp luật, Nhà nước xác định nh­ưng hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và quy định các biện pháp xử lý những hành vi vi phạm đó nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác trong hoạt động sở hữu công nghiệp.

Tham gia bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm các quy định của luật dân dự, tố tụng dân sự, hành chính, hình sự và tố tụng hình sự và do các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, cơ quan Hải quan, quản lý thị trường, công an kinh tế, Toà án…

10.1 Các hành vi vi phạm.

BLDS quy định: Người nào sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của người khác trong thời hạn bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. (Trừ các trường hợp quy định tại Điều 801 và 803 của BLDS).

Theo quy định tại Điều 805 BLDS các hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:

a) Sản xuất sản phẩm theo sáng chế, giải pháp hữu ích được bảo hộ tại Việt Nam;

b) Sử dụng, nhập khẩu, quảng cáo, lưu thông sản phẩm mà sản phẩm đó được sản xuất theo sáng chế, giải pháp hữu ích được bảo hộ tại Việt Nam;

c) áp dụng các phương pháp mà phương pháp đó được bảo hộ tại Việt Nam là sáng chế, giải pháp hữu ích;

d) Sản xuất sản phẩm theo kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam;

đ) Nhập khẩu, bán, quảng cáo hoặc sử dụng các sản phẩm chế tạo theo kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam nhằm mục đích kinh doanh;

e) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam của người khác hoặc nhãn hiệu tương tự lên bao bì, sản phẩm của mình;

g) Nhập khẩu, bán hoặc chào hàng các sản phẩm có gắn nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ tại Việt Nam trên thị trường Việt Nam…

Theo quy định của NĐ 54/2000/NĐ-CP thì các hành vi đó là:

Đối với bí mật kinh doanh:

– Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

– Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

– Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật, lợi dụng lòng tin nhằm tiếp cận, thu thập và làm bộc lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

– Tiếp cận, thu thập các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này đệ trình theo thủ tục xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc xin cấp giấy phép lưu hành sản phẩm – đặc biệt là dược phẩm và sản phẩm hoá nông hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của các cơ quan hành chính, hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh kể cả nhằm mục đích xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.

Đối với chỉ dẫn địa lý:

– Sử dụng bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ gây ấn tượng sai lệch về xuất xứ địa lý của hàng hoá;

– Sử dụng bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho những hàng hoá trùng, tương tự hoặc có liên quan không bảo đảm uy tín, danh tiếng của hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp sử dụng cùng với các từ như­ ‘‘phương pháp’‘, ‘‘kiểu’‘, ‘‘loại’‘, ‘‘phỏng theo’‘, hoặc từ ngữ tương tự;

– Sử dụng chỉ dẫn địa lý về r­ượu vang hoặc rượu mạnh cho những loại rượu vang và rượu mạnh không có có xuất xứ tại lãnh thổ được chỉ dẫn, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới hình thức phiên âm ngôn ngữ khác hoặc được sử dụng kèm theo các từ như ‘‘kiểu’‘, ‘‘loại’‘, ‘‘phỏng theo’‘ hoặc những từ ngữ tương tự.

Đối với tên thương mại

– Mọi hành vi sử dụng bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Đối với cạnh tranh không lành mạnh

– Sử dụng các chỉ dẫn thương mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích:

a. Lợi dụng uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh của mình;

b. Làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của gn­ời sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh của mình;

c. Gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ… cho người tiêu dùng trong quá trình nhận biết, chọn lựa hàng hoá, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh.

Chiếm đoạt, sử dụng thành quả đầu tư của người khác mà không được người đó cho phép.

10.2 Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp

Theo quy định của pháp luật thì quyền tự do sáng tạo của cá nhân và quyền sở hữu công nghiệp có thể được bảo vệ thông qua nhiều phương thức khác nhau: chủ thể có thể tự bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình bằng các biện pháp như yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và yêu cầu người vi phạm phải bồi thường thiệt hại…)

Để bảo vệ quyền tự do sáng tạo của cá nhân và quyền sở hữu công nghiệp trong các trường hợp nêu trên khi bị xâm hại, công dân có thể khiếu nại hoặc khởi kiện tới các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Toà án nhân dân, các cơ quan quản lý Nhà nước…)

10.3 Các biện pháp bảo vệ quyền tự do sáng tạo của cá nhân và quyền sở hữu công nghiệp

Căn cứ vào tính chất của những biện pháp bảo vệ quyền tự do sáng tạo của cá nhân và quyền SHCN và cơ quan có thẩm quyền áp dụng chúng, có thể chia các biện pháp bảo vệ quyền:

a) Biện pháp xử lý hành chính

b) Biện pháp xử lý về hình sự

c) Biện pháp xử lý về dân sự

11. Các tranh chấp, yêu cầu, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp

11.1 Các yêu cầu, khiếu nại đối với các quyết định hành chính và hành vi hành chính trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Theo quy định tại Nghị định 63/CP/1996, NĐ 54/2000/NĐ-CP thì trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp có thể có các yêu cầu, khiếu nại đối với các quyết định hành chính và hành vi hành chính sau đây:

1) Tổ chức, cá nhân khiếu nại quyết định liên quan đến việc từ chối chấp nhận đơn yêu cầu cấp văn bằng Bảo hộ, cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 63 CP 1996

2) Tổ chức, cá nhân khiếu nại về việc từ chối không ghi hoặc ghi sai tên tác giả trong văn bằng bảo hộ theo quy định tại Điều 48 Nghị định 63CP1996;

3) Tổ chức, cá nhân khiếu nại quyết định từ chối cấp phó bản Văn bằng bảo hộ, bản sao các tài liệu liên quan theo quy định tại Điều 24 Nghị định 63 CP 1996;

4) Tổ chức, cá nhân khiếu nại quyết định đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ theo quy định tại điều 28 và Điều 29 Nghị định 63CP1996;

5) Tổ chức, cá nhân khiếu nại quyết định liên quan đến việc xử lý đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ; yêu cầu gia hạn văn bằng bảo hộ; phê duyệt, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; đề nghị cấp li xăng không tự nguyện; cấp và thu hồi giấy phép đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định tại các Điều 18, 30, 42, 51, 59, 61 Nghị định 63CP1996;

6) Tổ chức, cá nhân khiếu nại quyết định liên quan đến việc thu hồi và hoàn trả các khoản phí và lệ phí trong thủ tục yêu cầu tra cứu, yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ; yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ; đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; đề nghị cấp giấy phép đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định trong Nghị định 63CP/1996 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

7) Tổ chức, cá nhân khiếu nại quyết định về việc trả tiền thù lao tr­ưng cầu ý kiến chuyên gia theo quy định tại điều 21 Nghị định 63 CP1996;

8) Tổ chức, cá nhân khiếu nại quyết định hành chính trong quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp tại địa phương của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, của Sở khoa học, công nghệ và môi trường các địa phương;

10) Tổ chức, cá nhân khiếu nại quyết định từ chối phê duyệt Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; về việc cấp hoặc từ chối cấp lixăng không tự nguyện.

11.2 Theo quy định của BLDS, Nghị định 63CP1996 và Nghị định 54/2000/NĐ-CP thì trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp có thể phát sinh các tranh chấp, các yêu cầu, khiếu nại dân sự nh­ư sau:

1) Cá nhân yêu cầu, khiếu nại đối với tổ chức, cá nhân khác có hành vi cản trở, hạn chế quyền tự do sáng tạo và quyền sở hữu đối với sản phẩm trí tuệ của mình (theo quy định taị điều 47 BLDS);

2) Chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá yêu cầu, khiếu nại đối với tổ chức, cá nhân khác có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình (theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 796, khoản 2 Điều 804 BLDS, khoản 1 Điều 36 Nghị định 63 CP1996;

3) Chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp yêu cầu, khiếu nại đối với tổ chức, cá nhân khác không trả tiền đền bù cho việc sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp của mình trong khoản thời gian từ ngày công bố đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ trên Công báo sở hữu công nghiệp đến ngày cấp văn bằng bảo hộ (theo quy định tại khoản 2 điêù 10 và khoản 2 điều 36 Nghị định 63CP 1996;)

4) Người được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá yêu cầu, khiếu nại đối với tổ chức, cá nhân khác về hành vi sử dụng bất hợp pháp tên gọi xuất xứ hàng hoá hoặc sử dụng dấu hiệu t­ương tự gây nhầm lẫn với tên gọi xuất xứ hàng hoá thuộc quyền sử dụng của mình (theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 197 BLDS và điểm b, khoản 1 Điều 47 NĐ 63CP1996);

5) Chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp yêu cầu, khiếu nại đối với tổ chức, cá nhân có quyền của người sử dụng trước sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp về việc tổ chức, cá nhân đó mở rộng phạm vi, khối l­ượng sử dụng so với trước ngày công bố đơn hoặc đã thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng so với trước ngày công bố đơn hoặc đã thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan cho người khác (theo quy định tại Điều 801BLDS, Điều 50 NĐ63CP1996);

6) Chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp yêu cầu, khiếu nại đối với tổ chức, cá nhân được cấp lixăng không tự nguyện về việc tổ chức, cá nhân này không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền lixăng, nghĩa vụ sử dụng theo các điều kiện quy định trong Quyết định cấp lixăng không tự nguyện hoặc đã thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng được cấp lixăng không tự nguyện đó cho người khác (theo quy định tại Điều 802 BLDS và Điều 51 NĐ63CP1996;

7) Tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp yêu cầu, khiếu nại đối với chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp có hành vi xâm phạm quyền tác giả, cụ thể là không thực hiện đúng nghĩa vụ trả thù lao, không bảo đảm các quyền tinh thần của tác giả (theo quy định tại điều 48 và khoản 2 Điều 53 NĐ63CP1996;

8) Tổ chức cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật trong hoạt động bảo hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý hàng hoá, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp;

9) Tranh chấp về quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ (theo quy định tại Điều 789 BLDS và Điều 14 NĐ63CP1996);

10) Tranh chấp về quyền ưu tiên (theo quy định tại Điều 790 BLDS và Điều 17 NĐ63CP1996);

11) Tranh chấp về quyền tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp (theo quy định tại Điều 799BLDS);

12) Tranh chấp về việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và tranh chấp về hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp gồm hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp – hợp đồng lixăng (theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 796 BLDS và các điều từ điều 37 đến Điều 43 NĐ63CP1996);

13) Tranh chấp về việc uỷ quyền đại diện sở hữu công nghiệp, hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (theo quy định tại các điều 15, 56, 57 NĐ63CP1996);

14) Tranh chấp về thừa kế quyền sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá (theo quy định tại khoản 2 Điều 796 BLDS và Điều 37 NĐ63CP1996);

Và các tranh chấp hoặc yêu cầu, khiếu nại khác liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp mà pháp luật có quy định.

Đánh giá các quy định đang hiện hành của pháp luật nước ta về SHCN, chúng ta có thể khằng định:

– Với việc ban hành BLDS, chúng ta đã hoàn thành một bước cơ bản của quá trình pháp điển hoá các quy phạm pháp luật về SHCN vào một văn bản có tầm hiệu lực cao nhất từ trước tới nay. Nói cách khác, kể từ ngày 1/7/1996, những vấn đề cơ bản của bảo hộ quyền SHCN đã được tập trung thống nhất điều chỉnh bởi một văn bản có hiệu lực pháp lý cao là BLDS của nước CHXHCN Việt Nam;

– Nội dung từng vấn đề cơ bản về bảo hộ quyền SHCN trong các văn bản hiện hành được quy định đầy đủ rõ ràng hơn, rõ hơn so với trước khi có BLDS và phù hợp hơn với yêu cầu phát triển của kinh tế xã hội đã có nhiều biến đổi so với thời kỳ từ năm 1989 trở về trước (ví dụ, trước đây văn bằng bảo hộ sáng chế chỉ có hiệu lực trong 15 năm, văn bằng bảo hộ giải pháp hữu ích chỉ có hiệu lực trong 6 năm, nhưng hiện nay thời gian có hiệu lực của các văn bản bằng này là 20 năm và 10 năm v.v…)

– Về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu, quy định trong các văn bản hiện hành rõ ràng hơn, rút gọn bớt thời gian nhằm đáp ứng nhanh hơn yêu cầu của các tổ chức, cá nhân. Ví dụ, thời gian để cục SHCN xem xét hồ sơ phê duyệt hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trước đây là 3 tháng, nay chỉ còn 2 tháng; Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra quyết định phê duyệt hợp đồng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục SHCN; thời gian để Cục SHCN xem xét hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao là 2 tháng (riêng đối với hợp đồng đã được phê duyệt thì thời hạn xem xét hồ sơ đăng ký là 15 ngày); trường hợp cần phải làm cả thủ tục phê duyệt và thủ tục đăng ký thì những tài liệu nào đã nộp trong hồ sơ phê duyệt đồng thời được coi là tài liệu của hồ sơ đăng ký.

Việc ban hành BLDS, các văn bản cụ thể, hướng dẫn thi hành BLDS và các văn bản khác có liên quan nêu trên là một b­ước tiến lớn của quá trình hoàn thiện pháp luật n­ước ta về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, tạo cơ sở pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn cho việc xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Nhờ đó việc đăng ký xác lập quyền với các đối tượng sở hữu công nghiệp này ngày càng gia tăng, góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh và sự ổn định trong quá trình phát triển kinh tế.

II. Một số vấn đề trong việc hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Mặc dù các quy định của pháp luật đã điều chỉnh được nhiều mối quan hệ trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nhưng nếu so với những yêu cầu của thực tiễn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các tổ chức, cá nhân hiện nay, đặc biệt là so với các yêu cầu tối thiểu quy định trong Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền SHCN ( Hiệp định TRIPS) của WTO mà n­ước ta đang cố gắng sớm gia nhập, và của cả tổ chức ASEAN cũng như diễn đàn APEC, hệ thống các quy định hiện hành của pháp luật nước ta đang tự bộc lộ rõ một số yếu, nhược điểm và bất cập như­:

– Còn không ít vấn đề quan trọng về SHCN chư­a được pháp luật quy định. Ví dụ các vấn đề: Bảo hộ bí mật kinh doanh; Bảo hộ tên thương mại; Bảo hộ chỉ dẫn nguồn gốc hàng hoá; Bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN, Bảo hộ quy trình mang bản chất sinh học để sản xuất thực vật mà quy trình đó không phải là quy trình vi sinh; Bảo hộ phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh cho thực vật.

– Trong lĩnh vực bảo hộ quyền SHCN, các cơ quan quản lý Nhà nước giữ vai trò rất quan trọng. Trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay, để tránh tình trạng cơ quan quản lý Nhà nước can thiệp không cần thiết vào hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt của các doanh nghiệp làm đại diện SHCN, cần có các quy định xác định thật rõ nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động SHCN chưa có quy định này.

– Pháp luật hiện hành đã có các quy định về nhãn hiệu hàng hoá, nhưng chưa có các quy định cụ thể về điều kiện phân biệt một nhãn hiệu đăng ký với chỉ dẫn nguồn gốc địa lý hàng hoá được bảo hộ, và cũng chưa có các quy định đặc thù để bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng và bảo hộ, đăng ký nhãn hiệu liên kết.

– Có các văn bản d­ưới luật đang tồn tại một số quy định không phù hợp với các quy định của Luật. Ví dụ: Các quy định tại Điều 50 của NĐ63 về quy định sử dụng trước sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp không hoàn toàn phù hợp với BLDS; Các quy định về khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại chưa thật sự phù hợp với Luật khiếu nại, tố cáo.

– Có những vấn đề đã được pháp luật hiện hành quy định nhưng chưa hợp lý. Ví dụ: Việc giới hạn thời gian sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa trong vòng 10 năm và có thể gia hạn liên tiếp mỗi lần 10 năm (điểm e, khoản 2, Điều 9 của NĐ/63); Phân biệt mức phí, lệ phí SHCN giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Điểm 2 và Điểm 3, Thông tư­ số 23/TC/TCT ngày 9/5/1997).

– Một số thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý Nhà nước về SHCN vẫn còn rườm rà, phức tạp, không cần thiết. Ví dụ: việc quy định thủ tục phê duyệt hợp đồng chuyển giao quyền SHCN đối với một số trường hợp như đã quy định tại khoản 5 Điều 38 và khoản 5, Điều 62 của NĐ/63 là không cần thiết và có thể lược giản được.

Như­ vậy, những năm gần đây Nhà nước ta đã có rất nhiều cố gắng và đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền SHCN. Song kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống các quy định hiện hành về SHCN cũng vẫn còn không ít điều bất cập so với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường cũng như yêu cầu của quá trình hội nhập với khu vực và thế giới. Những điều bất cập nói trên cần phải được sớm khắc phục.

Phương hướng tiếp tục hoàn thiện pháp luật nước ta về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dựa trên những quan điểm cơ bản sau:

a. Cần bảo đảm tính thống nhất, tính đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng và cụ thể của pháp luật nhằm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các tổ chức, cá nhân một cách có hiệu quả; ngăn chặn một cách hữu hiệu, xử lý thật nghiêm khắc các hành vi giả mạo, ăn cắp, tiếm đoạt bất hợp pháp kết quả đầu tư sáng tạo của các chủ thể, lạm dụng quyền SHCN.

b. Cần kế thừa, phát huy hơn nữa tác dụng tích cực của các quy định về SHCN trong pháp luật hiện hành còn phù hợp, sớm khắc phục những điểm bất cập so với yêu cầu nâng cao hiệu qủa việc bảo hộ quyền SHCN trong điều kiện xảy ra nền kinh tế thị trường, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

c. Mở rộng hợp tác quốc tế; tiếp thu một cách có chọn lọc kinh nghiệm của các nước về bảo hộ quyền SHCN: bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của các điều ước quốc tế về SHCN mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Xuất phát từ các quan điểm nêu trên, trong khi chờ Quốc hội sửa đổi, bổ sung ch­ương về bảo hộ quyền SHCN trong Bộ luật dân sự, có thể nêu lên một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật nước ta về bảo hộ quyền SHCN nh­ sau:

– Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 63/ CP quy định chi tiết về SHCN. Cụ thể: Sửa đổi các quy định về khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại, cho phù hợp với Luật khiếu nạI, Tố cáo; bỏ việc giới hạn thời gian sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá; sửa quy định về quyền sử dụng trước sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp cho phù hợp với Bộ luật Dân sự; lược bỏ thủ tục phê duyệt hợp đồng chuyển giao quyền SHCN đối với các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 62 của Nghị định, vì thông qua việc đăng ký hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể quản lý được việc chuyển giao này;

– Bổ sung vào Nghị định một số quy định về: bảo hộ quy trình mang bản chất sinh học để sản xuất thực vật mà quy trình đó không phải là quy trình vi sinh; bảo hộ phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh cho thực vật; các điều kiện phân biệt một nhãn hiệu đăng ký với chỉ dẫn nguồn gốc địa lý hàng hoá được bảo hộ; Các quy định đặc thù để bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng; các quy định đặc thù để bảo hộ và đăng ký nhãn hiệu liên kết; các quy định về nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động SHCN .

– Ban hành ngay các thông tư hướng dẫn thi hành các vấn đề mà Nghị định số 63/CPngày 24/10/1996 (khoản 6 và 7 của Điều 64) đã giao cho các bộ thực hiện. Ban hành ngay thông tư hướng dẫn một loạt nội dung cần hướng dẫn thi hành nêu trong Nghị định số 12/1999/ NĐ-CP ngày 6/3/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN.

Ngoài việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành và ban hành mới một số văn bản về SHCN với những nội dung như nêu ở trên, pháp luật cũng cần phải có những biện pháp chặt chẽ, nghiêm khắc để lập lại trật tự trong việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nhà nước các cấp nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác thi hành pháp luật về bảo hộ quyền SHCN nói riêng.

Ben cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về SHCN trong nhà trường, trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân.

Hiện nay, vấn đề SHCN ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề mới mẻ đối với toàn xã hội. Hầu hết các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, các nhà đầu tư­, các công chức Nhà nước đều chưa có hiểu biết đầy đủ, thậm chí có một số lượng lớn người chưa có hiểu biết tối thiểu về SHCN, về ý nghĩa, tầm quan trọng và thủ tục đăng ký bảo hộ quyền SHCN. Đây là một trong những nguyên nhân lý giải tại sao những năm qua hành vi vi phạm pháp luật về SHCN ngày càng gia tăng.

Nhanh chóng xây dựng và hiện đại hoá mạng thông tin về SHCN trên cả nước, nối mạng giữa trung tâm thông tin SHCN của Cục SHCN với tất cả các bộ, ngành và các cửa khẩu nhằm bảo đảm thông tin nhanh, đủ đáp ứng yêu cầu của tất cả các đối tượng có liên quan.

– Tăng cường hơn nữa năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách trong quản lý Nhà nước về SHCN, đồng thời phải có chính sách và biện pháp khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp và mọi chủ sở hữu các đối tượng SHCN áp dụng các biện pháp tự bảo vệ quyền SHCN của mình; khuyến khích mạnh mẽ hoạt động của các tổ chức làm dịch vụ bảo vệ quyền SHCN nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân.

Nguồn tham khảo:

Tài liệu của Vụ Khoa học-Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

– Một số bài báo của các tác giả: Đoàn Năng, Phạm Đình Chương…

(: Biên tập)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *