Bảo vệ quyền lợi của người thứ 3 ngay tình theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào Công ty xin giấy phép, tôi muốn hỏi sự khác nhau trong quy định của pháp luật về việc bảo vệ quyền và lợi ích của người thứ 3 ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu của Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005. Cho ví dụ minh họa. Cảm ơn luật sư

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>> 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ Luật Dân sự 2005.

2. :

Điều 138 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong khi giao dịch dân sự vô hiệu.

1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của Bộ luật này.

2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

Tại Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự bị vô hiệu:

“1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.

2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.

3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những và bồi thường thiệt hại”.

Như vậy, chế định người thứ ba ngay tình trong có một số điểm mới so với Bộ luật Dân sự năm 2005, cụ thể:

– Thứ nhất, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rộng hơn về đối tượng giao dịch đã thay thế cụm từ “động sản không phải đăng ký” bằng cụm từ “tài sản không phải đăng ký”. Nếu người thứ ba ngay tình căn cứ vào việc tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà xác lập giao dịch thì người thứ ba ngay tình được bảo vệ

– Thứ hai, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định giao dịch của người thứ ba ngay tình không bị vô hiệu trong trường hợp tham gia vào giao dịch tài sản phải đăng ký mà giao dịch trước đó đã thực hiện việc đăng ký.

– Thứ ba, quy định chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình là một quy định hoàn toàn mới của so với Bộ luật Dân sự 2005.

Ví dụ: M và N ký hợp đồng về việc mua bán nhà nhưng không tiến hành công chứng mà chỉ nhờ một người làm chứng việc ký kết. Sau đó, N bán lại cho P hai bên đã thực hiện đầy đủ thủ tục mua bán và P là người sử dụng hợp đồng hợp pháp căn nhà. Thực tế, giao dịch giữa M và N giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức. Còn P có được ngôi nhà – là đối tượng của một giao dịch dân sự trước đó bị vô hiệu. P đã xác lập và thực hiện giao dịch dân sự nhưng lại không đạt được lợi ích mag P mong muốn, mặc dù tuân thủ đúng các điều kiện khi tham gia vào giao dịch. Trong trường hợp này P – được coi là người thứ ba ngay tình. 

Như vậy, trong tình huống này quyền lợi của P sẽ vẫn được pháp luật bảo vệ vì theo quy định của Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015 giao dịch giữa N và P không bị vô hiệu và M sẽ không có quyền đòi lại ngôi nhà từ P.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *