Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm nước mắm như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Đối với hoạt động tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn DV Xingiayphephân hạnh được đồng hành cùng Công ty TNHH SEAGULL trong công cuộc bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của Công ty.

Mục lục bài viết

    1.Khái quát về sản phẩm và xác định nhóm cho sản phẩm, dịch vụ muốn đăng ký bảo hộ

    Cùng với sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực hiện nay thì việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh hay sản phẩm kinh doanh là điều được các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh rất quan tâm. Bởi lẽ, để lựa chọn được sản phẩm kinh doanh phù hợp cũng như lĩnh vực kinh doanh đem lại lợi nhuận cao với số vốn phù hợp là điều không hề dễ dàng. Theo đó, kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc hải sản hiện nay đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều đơn vị kinh doanh.

    Đặc biệt với sản phẩm nước mắm làm từ cá đang được các bà nội trợ Việt Nam ưu tiên sử dụng trong các bữa cơm gia đình, các bữa tiệc nhà hàng,… Đầy là điều kiện thuận lợi để các công ty, cá nhân kinh doanh tiến hành kinh doanh và phát triển thương hiệu của mình.

    Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nêu trên, nhiều đơn vị đang quan tâm đến việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu cho các sản phẩm liên quan đến hải sản. Chúng tôi lựa chọn từ bảng phân loại Nice 11 và đưa việc cung cấp các sản phẩm hải sản như: Cá, tôm, …vào nhóm 29 trong bảng phân loại Nice 11 (bảng thể hiện phạm vi đăng ký nhãn hiệu)

    Theo đó, Xin giấy phép cung cấp một số mã sản phẩm liên quan đến lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm hải sản như sau:

    STT

    TÊN SẢN PHẨM

    1

    Cá đã lạng xương

    290041

    2

    Tôm hùm, không còn sống

    290057

    3

    Hải sâm, không còn sống

    290150

    4

    Cá hồi, không còn sống

    290107

    5

    Cá, đóng hộp

    290144

    6

    Trứng cá đã chế biến

    290170

    Lưu ý: Khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn cần phải xác định cụ thể sản phẩm, dịch vụ và nhãn hiệu đi kèm. Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ được chia thành 45 nhóm, từ nhóm 1 đến nhóm 34 là các nhóm về sản xuất, từ nhóm 35 đến nhóm 45 là các nhóm về dịch vụ.

    2. Tiến hành tra cứu nhãn hiệu

    Khi đã xác định được sản phẩm và nhóm sản phẩm muốn đăng ký thì bước tiếp theo là xác định tên nhãn hiệu của sản phẩm hàng hóa và tiến hành tra cứu trên cổng thông tin http://iplib.noip.gov.vn của Cục sở hữu trí tuệ.

    Tên nhãn hiệu cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 72 Luật SHTT 2005

    Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

    Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

    “1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

    2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

    Theo đó tiến hành tra cứu theo các nhóm đã lựa chọn và tìm ra những đối chứng trùng, tương tự gây nhầm lẫn các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó. Mục đích của việc tra cứu trên là xem xét tên nhãn hiệu muốn đăng ký có xuất hiện đối chứng hay không? Khả năng đăng ký nhãn hiệu đó cao hay thấp? (Theo Điều 73, 74, 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

    Đây được coi là bước cơ bản, tiền đề trong việc dăng ký một nhãn hiệu hàng hóa nào đó. Góp phần tránh những trường hợp bỏ qua bước tiến hành tra cứu mà đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

    Theo đó, Xin giấy phép cung cấp dịch vụ pháp lý tra cứu chuyên sâu cho nhãn hiệu mà khách hàng muốn đăng ký . Nhằm xác định chính xác khả năng phân biệt của nhãn hiệu với tỷ lệ thành công ra sao? Cao hay thấp? Từ đó đưa ra những nhận xét, phướng án để việc đăng ký nhãn hiệu được hiệu quả nhất.

    3. Thủ tục và thời gian đăng ký

    Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký một nhãn hiệu kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là 13-15 tháng.

    Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm. Theo qui định, qui trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau (i) thẩm định hình thức (1-2 tháng), (ii) công bố Đơn trên Công báo (2 tháng); (iii) thẩm định nội dung (9-12 tháng); và (iii) cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).

    Sau khi có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, trong 2 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận Đơn hợp lệ. Đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và được chuyển sang giai đoạn thẩm định nội dung. Mục đích của giai đoạn này là xem xét xem nhãn hiệu xin đăng ký có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật không.

    – Nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Người Nộp Đơn;

    – Nếu nhãn hiệu không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục SHTT sẽ ra Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung (từ chối) và Người Nộp Đơn có 02 tháng để trả lời Thông báo này.

    Nếu Đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra Thông báo cấp bằng và Người nộp đơn có nghĩa vụ phải nộp lệ phí cấp bằng trong thời hạn là 1 tháng kể từ ngày thông báo. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho người nộp đơn trong vòng 1-2 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp bằng.

    Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, Xin giấy phép còn tiến hành tư vấn cho khách hàng cách sử dụng nhãn hiệu một cách hiệu quả nhất, đồng thời giúp khách hàng bảo vệ quyền lợi của mình đối với nhãn hiệu đã đăng ký.

    4. Dịch vụ của Xin giấy phép

    Xin giấy phép là một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được Nhà nước cho phép và Cục Sở hữu trí tuệ thừa nhận có chức năng và họat động tư vấn, đại diện thay mặt theo ủy cho các chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa xin xác lập độc quyền nhãn hiệu trước cơ quan Nhà nước thẩm quyền. Xin giấy phép là đại diện của hàng nghìn khách hàng trong nước và quốc tế trước Cục Sở hữu trí tuệ trong việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp trong đó có bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

    Đối với hoạt động tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Minh Khuê hân hạnh được đồng hành cùng Công ty TNHH SEAGULL trong công cuộc bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của Công ty.

    Xin giấy phép đã cung cấp dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp – đăng ký nhãn hiệu. Dưới đây là thông tin về đơn đăng ký nhãn hiệu của Công ty TNHH SEAGULL đã được đăng công bố vào tháng 3 năm 2019 tại công báo của Cục sở hữu trí tuệ.

    Tên đầy đủ: Công ty TNHH SEAGULL

    Địa chỉ: Số 8 Nguyên Trãi, phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam.

    Số đơn: 4-2019-00989

    Lĩnh vực đăng ký bảo hộ:

    Nhóm 29: Thực phẩm trên cơ sở cá; Cá, được bảo quản; Trai, sò, ngao, không còn sống; Tôm, không còn sống; Động vật giáp xác, không còn sống; Cá muối.

    Xin giấy phép cung cấp kèm theo đây hình ảnh của đơn đăng ký nhãn hiệu “THẦN TÀI” đăng ký cho nhóm 29 đã được đăng công báo tháng 03 năm 2019 của Cục sở hữu trí tuệ.

    Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nước mắm như thế nào?

    Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam vui lòng liên hệ trực tiếp với Chúng tôi để được tư vấn!

    Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

    Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ: 0986.386.648

    Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Trân trọng./.

    PHÒNG LUẬT SƯ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

    Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *