Bán đất có cần phải hỏi ý kiến của con trai trưởng?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư, bố mẹ tôi có một thửa đất là tài sản do bố mẹ tôi mua khi đã kết hôn, nay bố mẹ tôi muốn bán cho một người khác, nhưng cả gia đình đều không đồng ý, vậy Luật sư cho tôi hỏi nếu bây giờ tôi là con trai trưởng trong gia đình, nếu bây giờ tôi không đồng ý thì bố mẹ tôi có bán được thửa đất đó hay không? Mong Luật sư tư vấn cho tôi. Cám ơn Luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của

>> 

Thưa Luật sư, bố mẹ tôi có một thửa đất là tài sản do bố mẹ tôi mua khi đã kết hôn, nay bố mẹ tôi muốn bán cho một người khác, nhưng cả gia đình đều không đồng ý, vậy Luật sư cho tôi hỏi nếu bây giờ tôi là con trai trưởng trong gia đình, nếu bây giờ tôi không đồng ý thì bố mẹ tôi có bán được thửa đất đó hay không? Mong Luật sư tư vấn cho tôi. Cám ơn Luật sư.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Như bạn có trình bày thì thửa đất này là của bố mẹ bạn mua trong thời kỳ hôn nhân, là do bố mẹ bạn tạo lập nên, và con cái không có bất cứ đóng góp gì về vật chất hay công sức. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Như vậy, thửa đất này là do bố mẹ bạn đã mua bán trong thời kỳ hôn nhân nên đây là tài sản chung của bố mẹ bạn. Về vấn đề này, Quyền định đoạt của chủ sở hữu được quy định tại Điều 194 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 194. Quyền định đoạt của chủ sở hữu

Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

Đồng thời, Điều 195 của Bộ luật này cũng quy định:

Điều 195. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

Đồng thời, mặt khác, theo quy định tại điều 188 Luật Đất Đai 2013 cũng có quy định:

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Như vậy có nghĩa là, với những quy định trên, các con của bố mẹ bạn không có quyền sở hữu thửa đất nên không có quyền định đoạt. Vì vậy, bố mẹ bạn không cần hỏi ý kiến các con khi chuyển nhượng. Nếu các con không đồng ý bán đất quyền định đoạt của bố mẹ bạn cũng không ảnh hưởng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *