Áp dụng biện pháp bảo lãnh, luật chưa rõ ràng

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Cơ quan tố tụng rất hạn chế áp dụng quy định cho bị can, bị cáo đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để khỏi bị tạm giam vì luật còn chung chung.

Theo quy định, sau khi xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân, tình trạng tài sản của bị can, bị cáo…, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định cho họ đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để không bị giam giữ, bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập.

>>  

Chưa rõ loại tội nào

Đầu tiên, theo nhiều chuyên gia, quy định trên không nêu rõ là sẽ được áp dụng cho tội ít nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng hay chỉ là cho tội ít nghiêm trọng. Do vậy đã có nhiều cách hiểu khác nhau. Có người hiểu áp dụng tất cả các trường hợp. Tuy nhiên, ý kiến khác cho rằng chỉ không áp dụng cho một trong các tội như tội xâm phạm , tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; tội về ma túy thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng…

Một luồng ý kiến khác lại bảo biện pháp này chỉ áp dụng cho hai mức tội nghiêm trọng và ít nghiêm trọng với nhóm tội phạm về kinh tế.

Lại có một điểm khác là chỉ không áp dụng khi có căn cứ cho rằng nếu áp dụng biện pháp này thì không đủ hiệu quả để ngăn chặn bị can, bị cáo bỏ trốn, tiêu hủy, che giấu chứng cứ, hoặc ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, phạm tội mới, hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử…

Thực tế là đến nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể nên gần như các cơ quan tố tụng lúng túng, không dám áp dụng vì sợ sai.

Nhân thân, tài sản chưa cụ thể

Cạnh đó, căn cứ nhân thân và tình trạng tài sản của bị cáo, bị can để xem xét áp dụng biện pháp trên cũng được quy định rất… chung chung. Luật không quy định nhân thân tốt hay xấu, tình trạng tài sản cụ thể thế nào, mức tối thiểu, tối đa ra sao.

Một ý kiến cho rằng quy định chung chung vậy có thể hiểu chỉ cần thấy bị cáo nhân thân tốt, tài sản có thể từ vài chục triệu đồng trở lên là áp dụng được. Nhưng nếu hiểu như vậy, nếu người tiến hành tố tụng không công tâm thì lại gây ra những chuyện tiêu cực.

Một thẩm phán chuyên xét xử hình sự đồng tình chỉ nên áp dụng biện pháp này với những người có nhân thân tốt và chỗ ở rõ ràng, giống như quy định về án treo. Còn về tài sản, luật nên định mức tối thiểu (10-20 tháng lương cơ bản chẳng hạn) để làm căn cứ xem xét, áp dụng.

Một ý kiến khác cho rằng nên ấn định theo mức tiền cụ thể với từng loại tội. Từ 5 triệu đến 100 triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, trên 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng…

Bỏ ngỏ thời hạn

Một vấn đề khác là luật chỉ mới quy định về thẩm quyền ra quyết định nhưng chưa quy định về thời hạn áp dụng. Luật vẫn chưa nêu rõ là nếu ở giai đoạn điều tra đã áp dụng biện pháp này thì khi hồ sơ qua viện, qua tòa thì hai cơ quan này vẫn duy trì quyết định đó của cơ quan điều tra hay là buộc bị can, bị cáo phải đóng tiền lại để ra quyết định khác…

Vấn đề nữa là luật cũng không quy định rõ trách nhiệm của cơ quan nào, trong thời hạn bao lâu thì phải trả lại số tiền hoặc tài sản mà bị can, bị cáo đã đặt. Thường bị can, bị cáo rất ít khi dám chủ động đề nghị với cơ quan tố tụng để được nhận lại. Do đó, nếu không quy định rõ trách nhiệm thì các cơ quan này rất có thể sẽ đùn đẩy, dây dưa và gây khó dễ không cần thiết.

———————————————————————

Đặt 2,5 tỉ đồng để khỏi bị giam

Năm 2003, giám đốc Techcom VN JSC Trần Thọ Nguyên đặt bằng tiền và một miếng đất (tổng giá trị 2,5 tỉ đồng) và được VKSND Tối cao ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam.

Đây là vụ án ở Techcom được khởi tố tháng 4-2003. Cơ quan điều tra cho rằng Nguyên sử dụng kênh Internet thuê riêng để chuyển cuộc gọi điện thoại từ nước ngoài về Việt Nam là trái phép, gây thiệt hại cho Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông 3,5 tỉ đồng.

Cần quy định rõ “Một thẩm phán Tòa Hình sự, TAND TP.HCM”

Những vấn đề nêu trên đang làm đau đầu các cơ quan tố tụng. Chúng tôi rất lúng túng, không biết áp dụng ra sao.

Cần có hướng dẫn thống nhất và cụ thể, rõ ràng hơn để giúp cho các cơ quan dễ dàng áp dụng, giảm bớt tình trạng giam giữ bị can, bị cáo.

Nên áp dụng nhiều hơn “Luật sư NGUYỄN THÀNH VĨNH”

Thực tế, tôi cũng ít gặp trường hợp bị can, bị cáo được đặt tiền để khỏi bị giam. Thiết nghĩ đây là một quy định tiến bộ. Tuy nhiên, với những quy định còn chung chung như hiện nay thì việc áp dụng rất khó khăn. Ngoài việc quy định rõ hơn những căn cứ áp dụng, cũng cần quy định thêm về sự phối hợp của gia đình, địa phương với các cơ quan tố tụng để tránh việc sau khi không bị giam giữ thì bị can, bị cáo chấp nhận bỏ số tiền đã đặt, đi đâu không rõ khiến cơ quan tố tụng khổ sở thêm.

Đó là chưa kể vẫn chưa có quy định các căn cứ, điều kiện để các cơ quan tố tụng trả lại tiền, tài sản cho bị can, bị cáo.

Nguồn: Sưu tầm internet

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

————————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1.

2.

3.

4.

5.

6.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *