Ảnh khoả thân (truy cứu trách nhiệm hình sự)

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư. Em muốn hỏi là em đi làm gái dịch vụ có chụp ảnh khoả thân để đưa lên các trang mạng xã hội. Bây giờ em bị người ta lấy hình ảnh đó mang lên facebook vậy cho em hỏi em có thể kiện người ta được hay không.

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư trả lời:

Thứ nhất, về hành vi bán dâm

Căn cứ Điều 23 của quy định về hành vi bán dâm cụ thể như sau:

Điều 23. Hành vi bán dâm

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi bán dâm.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho nhiều người cùng một lúc.

3. Người nước ngoài có hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, dựa theo thông tin bạn cung cấp thì bạn “hành nghề” “gái gọi” có hành vi chụp ảnh đưa lên các trang mạng xã hội do đó trường hợp của bạn có thể bị xử phạt vi phạm về hành vi bán dâm. Mức phát hành vi này có thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng hoặc trong trường hợp bán dâm cho nhiều người cùng một lúc có thể phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Thứ hai, về hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồ trụy

Căn cứ theo Điều 326 quy định về hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồ trụy như sau:

Điều 326. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);

b) Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;

c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;

d) Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;

đ) Đã bị về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB);

c) Ảnh có số lượng từ 200 ảnh đến dưới 500 ảnh;

d) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 200 đơn vị;

đ) Phổ biến cho từ 21 người đến 100 người;

e) Phổ biến cho người dưới 18 tuổi;

g) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên;

b) Ảnh có số lượng 500 ảnh trở lên;

c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng 200 đơn vị trở lên;

d) Phổ biến cho 101 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn có hành vi là đăng tải những hình của mình lên các trang mạng xã hội và những người khác đã sao chép những hình ảnh đó lên facebook, hành vi đó có họ được xem là hành vi sao chếp, lưu hành những hình ảnh “” của bạn nội dung khiêu dâm đồ trụy, với hành vi này họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồ trụy theo Điều 326 .

.

– Khách thể của tội phạm.

Hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trực tiếp xâm phạm chế độ bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam, tác động tiêu cực đến đời sống tinh thẩn của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên.

– Mặt khách quan của tội phạm.

Mặt khách quan của tội này thể hiện ở hành vi sao chép, lưu hành hình ảnh có tính chất đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong .

– Chủ thể của tội phạm.

Chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

– Mặt chủ quan của tội phạm.

Tội phạm này thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp

– Hình phạt.

Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính và 1 hình phạt bổ sung:

Khung 1: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu hành vi phạm tội thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 326 .

Khung 2: phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu hành vi phạm tội thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 326 .

Khung 3: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu hành vi phạm tội thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 326 .

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm quy định tại khoản 4 Điều 326 .

Thứ ba, về hành vi trao đổi thông tin riêng tư của người khác

Căn cứ Điều 159 quy định cụ thể như sau:

Điều 159. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;

b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;

c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;

đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

đ) Làm nạn nhân tự sát.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy hành vi của họ lấy hình ảnh “khỏa thân” của bạn đăng lên facebook mà không được sự cho phép của bạn làm ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn. Hành vi này có thể xem là hành vi “tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác” được quy định tại Điều 159 .

Cấu thành tội phạm

– Mặt khách quan của hành vi

+ Hành vi phạm tội: khi một người thực hiện 1 trong 5 hành vi nêu trên, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này, theo đó 5 hành vi cụ thể là: Hành vi chiếm đoạt hình ảnh của bạn được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào; Hành vi cố ý lấy hình ảnh của bạn được truyền đưa bằng mạng …

+ Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: gây ra những thiệt hại về vật chất và tinh thần cho bạn hoặc gây ra những thiệt hại về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi là lỗi cố ý (cố ý phạm tội), tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi xâm hình ảnh của bạn là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Người phạm tội này có nhiều động cơ khác nhau; động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nên việc xác định động cơ phạm tội của người phạm tội chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt. Mục đích của người phạm tội là mong muốn xâm phạm hình ảnh của bạn.

– Khách thể của tội phạm: quyền được bảo đảm bí mật và an toàn hình ảnh của bạn.

– Chủ thể của tội phạm: những người đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực hành vi hình sự, không bị mắc các bệnh về tâm thần dẫn đến không thể điều khiển được hành vi của mình. Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi này do tội này không được liệt kê tại Điều 12 quy định về áp dụng cho người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.

Hình phạt

– Theo quy định tại khoản 1 điều 159 BLHS thì người thực hiện một trong các hành vi được mô tả tại khoản 1 điều luật này, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Tức là tội ít nghiêm trọng.

– Phạm tội thuộc 1 trong 5 trường hợp tăng nặng tại khoản 2 điều luật này thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm, cũng thuộc trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng.

– Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tóm lại, hành vi của hộ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồ trụy quy định tại Điều 326 hoặc tội trao đổi thông tin của người khác Điều 159 .

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *