Anh, chị ruột có thể nhận em làm con nuôi không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào luật sư em vấn đề cần giải đáp như sau: Em năm nay 23 tuổi, ba mẹ em có hai người chung với nhau là em và em trai em (15 tuổi). Mẹ em mất cách đây 6 năm, bố em thì bị nghiện rượu đã lâu, bỏ bê em của em, đi nhậu hằng ngày, không chăm sóc, không giáo dục.

Em trai của em thực chất vẫn để ở nhà của dì em chăm sóc. Bây giờ em đã lớn và có thể tự chủ tài chính. Em muốn hỏi em có thể nhận em của em làm con nuôi được không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Dân sự 2015;

Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

Luật Nuôi con nuôi;

2. :

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

Theo như trường hợp mà bạn đưa ra, bạn muốn nhận nuôi người em ruột mình đã được 15 tuổi. Căn cứ theo Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010, độ tuổi của em bạn là độ tuổi phù hợp với quy định của Luật nuôi con nuôi về điều kiện về tuổi của người được nhận nuôi.

Điều 8. Người được nhận làm con nuôi

1. Trẻ em dưới 16 tuổi

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

Tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về các hành vi bị cấm, theo đó:

Điều 13. Các hành vi bị cấm

6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

Theo quy định trên thì pháp luật không cho phép anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi. Do đó, nếu bạn là chị gái thì không thể tiến hành làm .

Tuy nhiên, nếu không thể nhận em ruột làm con nuôi thì bạn vẫn có thể làm người giám hộ của em bạn. Theo quy định của BLDS 2015, giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, , người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 46).

Điều 49 BLDS 2015 quy định về điều kiện của người giám hộ như sau:

– Có năng lực đầy đủ.

– Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

– Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

– Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Theo bạn trình bày, bố bạn thường xuyên rượu chè, không chăm lo, giáo dục em của bạn thì theo Điều 47 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều ; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ”.

Theo đó, mặc dù mẹ bạn đã mất, nhưng em vẫn còn có bố và người bố hiện tại vẫn đang là người đại diện hợp pháp của em bạn. Trong trường hợp này, điều kiện để bạn có thể trở thành giám hộ cho em bạn khi đáp ứng được điều kiện rằng bạn sẽ phải chứng minh bố của bạn không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và bố của bạn có yêu cầu bạn là người giám hộ cho em.

Theo như lời bạn kể thì bố bạn là người nghiện rượu và không có khả năng chăm lo, săn sóc em cháu. Trường hợp này bạn có thể thỏa thuận với bố để bạn làm người giám hộ cho em bạn. Trường hợp bố bạn không chấp nhận, bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố hạn chế quyền của người cha, bạn cần phải chứng minh được bố bạn có những hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con,… theo quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân gia đình 2014.

Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”.

Theo đó, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu của bạn để ra quyết định không cho người bố trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.

Trường hợp, bố bạn không còn quyền trông nom, chăm sóc em bạn nữa thì bạn có thể trở thành người giám hộ đương nhiên của em bạn theo quy định của BLDS 2015. Điều 52 BLDS 2015 quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên như sau:

Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:

1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

Theo đó, việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *