Ai là “cha đẻ” của I-Web?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

A bảo B “chôm” mã phần mềm của mình rồi phát triển thành sản phẩm để kinh doanh nên kiện đòi bồi thường. B lại nói phần mềm của A cũng “chôm lại” từ sản phẩm của người khác nên chỉ chịu “bồi hoàn” cho “chủ sở hữu thật sự”:

Mới đây, trong vụ Công ty Phần Mềm Hà Nội (Hanoi Software) kiện Công ty Cổ phần Thương Mại Số (TMS) xâm phạm , TAND TP Hà Nội đã tổ chức buổi đối chất giữa các bên. Đây là vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm máy tính thứ hai ở nước ta phải nhờ đến tòa án phân xử và là vụ thứ nhất được đưa ra giải quyết tại TAND TP Hà Nội.

 

“Chôm” mã phần mềm “gốc”?

Theo Hanoisoftware, ý tưởng về phần mềm quản trị Website Web++ có từ tháng 5-2003. Hai tháng sau, Công ty hoàn thành và chính thức bán phần mềm này trên thị trường (khách hàng đầu tiên là Tổ chức Lao động Quốc tế ILO) nhưng chưa sở hữu trí tuệ.

Tháng 9/2006, Công ty phát hiện TMS giới thiệu, kinh doanh phần mềm I-Web có các tính năng, giao diện, tài liệu hướng dẫn sử dụng giống hệt Web++. Sau đó, Hanoisoftware đã tìm hiểu, xác định mọi chuyện bắt nguồn từ một nhân viên tên là T., từng làm việc tại Công ty từ năm 2005. Anh T đã sao chép mã của sản phẩm Web++ rồi chấm dứt tại Hanoi Software, đến làm việc cho TMS (hiện là trưởng phòng kỹ thuật) và đổi tên sản phẩm thành I-Web.

>>

 

(Chương trình Web++ của Hanoi Software là sản phẩm phần mềm có chức năng quản lý Web dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay một tổ chức có quy mô không lớn. Với mã nguồn Web, khách hàng có thể biên tập dễ dạng mọi nội dung của Website, có thể thay đổi được giao diện web hay thay đổi từ khóa tìm kiếm…

Tháng 9/2006, phát hiện I-Web của TMS đang bán rộng rãi trên thị trường, Hanoi Software đã đem so sánh với Web++ mà công ty đang làm chủ thì thấy giống 98% về mã nguồn, 99% về giao diện sử dụng và 98% tài liệu hướng dẫn sử dụng. Những điểm giống nhau này, theo Hanoi Software, phía TMS và nhân viên T. đã thừa nhận tại thư xin lỗi và cam kết của TMS gửi Hanoi Software ngày 24/10/2006)

Ngày 20/10/2006, ông Bùi Quang Minh, Giám đốc Hanoi Software, đã làm việc với lãnh đạo TMS và anh T. Theo ông Minh, tại buổi làm việc này, phía TMS đã thừa nhận nguồn gốc sản phẩm I-Web là từ Web++ của Hanoi Software. Ngay cả anh T cũng xác nhận việc làm sai trái của mình

Bốn ngày sau, Giám đốc TMS đã có thư xin lỗi gửi tới Hanoi Software với nội dung: “Chúng tôi thừa nhận đã sử dụng trái phép chương trình Web++, từ đó phát triển thành I-Web để bán ra thị trường. Chúng tôi cam kế không tiếp tục lưu trữ, nghiên cứu, phát triển chương trình dựa trên mã nguồn Web++; đồng thời trong vòng 3 tháng sẽ thay đổi mã nguồn “I-Web” mới của công ty, thông báo sự thật với khách hàng và tự động gỡ bỏ mã nguồn liên quan đến “Web++”. Tại văn bản này, giám đốc TMS còn cam kết sẽ chính thức xin lỗi công khai và bồi thường cho Hanoi Software 43 triệu đồng.

Thời hạn Hanoi Software đưa ra cho TMS phải thực hiện các cam kết trên là trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, quá thời hạn này, ngoài số tiền bồi thường phí bản quyền là 20 triệu đồng, phía TMS vẫn “im hơi lặng tiếng”, vẫn tiếp tục bán I-Web. Vì thế, ngày 26/12/2006, Hanoi Software đã chính thức gửi TMS vi phạm bản quyền phần mềm Web++, yêu cầu bồi thường thiệt hại và thực hiện đủ các cam kết như ngừng kinh doanh I-web, khôi phục lại tên sản phẩm….

 

“Gốc” cũng là của “chôm lại”?

Trao đổi với Pháp luật TP HCM, Giám đốc TMS Bùi Thế Đức cho biết công ty mình từng là khách hàng của Hanoi Software, khi nhận nhân viên T. vào làm việc cũng đã yêu cầu anh này phải chấm dứt hoàn toàn với công ty cũ. Tuy nhiên, ông Đức thừa nhận để kiểm soát hoàn toàn việc làm của nhân viên về máy tính là không hề đơn giản. Khi sản phẩm I-Web của TMS có sự tương đồng với Web++ của Hanoi Software, ông rất bất ngờ và muốn sự việc được giải quyết bằng hòa giải cũng như đáp ứng mọi yêu cầu của Hanoi Software.

Tuy nhiên, ngay sau đó ông Đức lại phát hiện sản phẩm Web++ của Hanoi Software cũng có nguồn gốc giống với sản phẩm Q-Websuite*) của Công ty MultiTech (một công ty Việt Nam mà TMS đã cùng hợp tác). Vì thế TMS đã không tiếp tục bồi hoàn nốt số tiền đã cam kết với Hanoi Software. Bởi theo ông Đức, công ty ông sẵn sàng sửa chữa việc làm sai của mình nhưng chỉ bồi hoàn cho đúng với chủ sở hữu thật sự của sản phẩm.

 

Đợi tòa phán quyết!

Đến đây thì vụ việc đã diễn tiến sang một hướng khác khá bất ngờ. Về nghi vấn chính phần mềm Web++ cũng “chôm” lại mã sản phẩm khác, lãnh đạo Hanoi Software đã phản đối, cho biết việc kiện TMS ra tòa không phải vì tiền mà chỉ mong có kết luận rõ ràng về sản phẩm Web++ mà Công ty làm ra để khỏi “mang tiếng”.

Tại buổi hòa giải tại tòa vừa qua, ở phần đối chứng giữa hai bên thì có nhiều lập luận bằng chứng không rõ ràng, lý lẽ chồng chéo khiến thẩm phán không thể có ngay kết luận. Chưa kể vụ kiện còn liên quan đến sản phẩm của mời tham gia tố tụng để xác định ai mới là “cha đẻ” thật sự của phần mềm I-Web đang bị tranh chấp.

Trong vụ kiện này, ai đúng, ai sai, có xâm phạm bản quyền phần mềm hay không sẽ do TAND TP Hà Nội phán xử. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc khi có diễn tiến mới.

Tố Như

Theo Pháp luật TP HCM

 (: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

———————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ LIÊN QUAN:
1. ;

2. ;

3. ;

4. ;

5. ;

6. ;

7.  ;

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *