Ai có quyền quyền đăng ký sáng chế khi xảy ra bất đồng giữa chủ sở hữu và tác giả khi xảy ra bất đồng ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Quyền đăng ký bản quyền, quyền sở hữu công nghiệp khi có tranh chấp được xác định như thế nào ? Và một số vướng mắc pháp lý khác liên quan đến việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ được luật sư tư vấn và gải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Ai có quyền quyền đăng ký sáng chế khi xảy ra tranh chấp ?

Thưa luật sư, Biết rằng việc Nhà nước quy định về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng nhằm đảm bảo về quyền của người đăng ký có ý nghĩa quan trọng, nên xin hỏi:

“Trong thời gian là nhân viên tại Công ty X – chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp, Anh A đã tạo ra phương pháp xử lý nước thải từ các nhà máy công nghiệp. Giữa anh A và Công ty X xảy ra bất đồng trong việc xác định ai có quyền đăng ký sở hữu công nghiệp và trở thành chủ sở hữa của phương pháp này.”

Tôi muốn hỏi luật sư về trường hợp của anh A thì Ai có quyền đăng ký sáng chế đối với phương pháp này? Phương pháp xử lý nước thải nên được đăng ký bảo hộ sang chế hay bảo hộ như một bí mất kinh doanh?

Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Đối với câu hỏi thứ nhất: Ai có quyền đăng ký sang chế đối với phương pháp này?

Điểm b khoản 1 Điều 86 () quy định:

Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này”.

Như vậy ở trường hợp trên Công ty X là bên có quyền đăng ký sang chế đối với phương pháp này. Vì:

Dựa vào mối quan hệ lao động trong quá trình tạo ra phương pháp xử lý nước thải từ các nhà máy công nghiệp thì anh A là tác giả của phương pháp xử lý nước thải. Trong tình huống trên, Công ty X là công ty chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp và anh A là nhân viên của Công ty X. Như vậy, công việc của anh A là công việc dựa trên nhiệm vụ được phân công hoặc theo hợp đồng. Anh A chế tạo ra phương pháp xử lý nước thải đó trong ở công ty X và bằng chi phí vật chất của Công ty X và Công ty X là chủ quản của anh A, trả tiền lương cho anh A nên ta một lần nữa khẳng định là Công ty X có quyền đăng ký sang chế đối với phương pháp xử lý nước thải này.

Đối với câu hỏi thứ 2: Phương pháp xử lý nước thải nên đăng ký bảo hộ sáng chế hay bảo hộ như một bí mật kinh doanh?

Việc lưạ chọn bảo hộ theo đăng ký bảo hộ sáng chế hay bảo hộ như một bí mật kinh doanh là sự lựa chọn của Công ty X mà trước khi quyết định hình thức bảo hộ nên cân nhắc đến hiệu quả của mỗi phương pháp, đồng thời phải kiểm tra xem giải pháp kỹ thuật có đáp ứng điều kiện bảo hộ hay không? Sau đây là một số những ưu điểm và hạn chế về bảo hộ sáng chế và bảo hộ bí mật kinh doanh:

– Ưu điêm:

+ Đăng ký bảo hộ sáng chế mang lại sự độc quyền, không được phép sản xuất, bán, sử dụng hoặc phân phối nếu không được cho phép. Điều nàycó thể giảm bớt hoặc loại bỏ bớt sự cạnh tranh.

+ Bằng độc quyền sáng chế có thể được mua, bán hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng. Bằng độc quyền sáng chế cũng có thể được sử dụng làm tài sản để vay vốn ngân hàng.

+ Bằng độc quyền sáng chế có thể thu hút các nhà đầu tư tiềm năng đến với công ty vì họ sẽ rất vui mừng khi nhận thấy một số rào cản việc nhập khẩu của đối thủ cạnh tranh – điều đó không những bảo vệ các khoản đầu tư của Công ty về R&D và do đó nâng cao lợi tức từ nguồn đầu tư của Công ty, mà còn có thể tạo ra thu nhập thông qua việc cho phép người khác sử dụng sáng chế của Công ty.

– Nhược điểm:

+ Bảo hộ sang chế bị giới hạn theo lãnh thổ và theo thời gian.

+ Theo Điều 93 LSHTT 2005 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ thì sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền và hiệu lực của bằng sáng chế là 20 năm. Bằng sáng chế không cấp cho những ý tưởng mơ hồ mà chỉ cấp cho những giải pháp kỹ thuật được trình bày cụ thể, chi tiết. Người yêu cầu cấp bằng sáng chế phải công bố trước công chúng một cách chi tiết những bí quyết kỹ thuật và phải nêu rõ phạm vi bảo hộ hợp lý.

+ Theo hình thức bảo hộ sáng chế thì Công ty X có quyền độc quyền tối cao trong việc sử dụng sáng chế cuả mình trong vòng 20 năm, nhưng đổi lại công ty phải công bố bí quyết cuả mình để mọi người có thể hiểu và học hỏi được từ những giải pháp kỹ thuật đó. Sau thời hạn bảo hộ, bất cứ ai cũng có quyền sử dụng phương pháp xử lý nước thải đó. Hết 20 năm này, sáng chế đã được đăng ký của Công ty, sẽ được công khai. Công ty lúc này không còn nắm ưu thế trong lĩnh vực mình đang kinh doanh nữa.

– Ưu điểm:

+Bảo hộ mật kinh doanh không mất chi phí đăng ký;

+ Bảo hộ bí mật kinh doanh không yêu cầu công bố thông tin hoặc thủ tục đăng ký.

+ Bảo hộ bí mật kinh doanh vô hạn;

+ Bí mật kinh doanh có hiệu lực ngay lập tức.

– Nhược điểm:

+ Những bí mật có trong sản phẩm sáng tạo có thể bị tìm ra thông qua “kỹ thuật phân tích ngược” và được sử dụng một cách hợp pháp.

+ Bảo hộ theo hình thức bí mật kinh doanh chỉ bảo vệ chống lại việc có được, sử dụng hoặc bộc lộ thông tin bí mật một cách trái phép.

+ Bí mật kinh doanh rất khó thực thi.

Ngày nay mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt nên các đối thủ chắc chắn không hề muốn chia sẻ thông tin cho nhau. Hơn nữa, khi người lao động có quyền tự do lựa chọn và thay đổi nơi làm việc, sẽ có khả năng rất cao là họ mang theo thông tin đến nơi làm việc mới mà thông thường là các đối thủ cạnh tranh của công ty cũ. Vì vậy, nếu lựa chọn hình thức bảo hộ như một bí mật kinh doanh thì Công ty X sẽ không phải giải trình công khai các thông tin bí mật, các doanh nghiệp khác sẽ không biết được các thông tin đó.

Tuy nhiên, bảo hộ bí mật kinh doanh không đơn giản. Muốn bảo hộ bí mật kinh doanh phải tìm những biện pháp cần thiết để hạn chế việc phổ biến thông tin. Chẳng hạn như: Phải hạn chế sự ra vào nơi làm việc; tránh sự tiếp cận với các tài liệu, thông tin bí mật; hạn chế nghiêm ngặt số lượng người có thể tiếp cận các thông tin cạnh tranh quan trọng; phải giáo dục nhân viên chủ chốt và phải giám sát rất kỹ các buổi thuyết trình, giới thiệu sản phẩm… Việc bảo hộ bí mật kinh doanh rất tốn kém và phần lớn phải dưạ vào các cơ quan pháp luật. Công ty tạo ra được một quy trình mới, quy trình này tuy có chứa thông tin cần bảo mật nhưng nếu thông tin này có thể được phân tích ngược một cách dễ dàng bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên, khoa học thì rõ ràng việc bảo hộ bí mật kinh doanh trong trường hợp này là bất khả thi.

Vậy biện pháp tốt nhất để Công ty không chỉ phát triển trên thương trường mà còn bảo vệ lợi ích của mình về mặt pháp lý thì Công ty X nên đăng ký hình thức bảo hộ sáng chế.

Việc sử dụng độc quyền sở hữu sáng chế của Công ty X dù chỉ trong một thời hạn nhất định là 20 năm nhưng cũng có thể đạt được lợi nhuận rất cao. Trong thời bảo hộ sáng chế, chủ sở hữu có quyền độc quyền sử dụng, chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế của mình, bất kỳ bên thứ ba nào khai thác sáng chế mà không được phép của chủ sở hữu sẽ bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu và sẽ bị xử lý theo pháp luật. Bằng việc khai thác và sử dụng độc quyền sáng chế, chủ sáng chế có thể được bù đắp các đầu tư về vật chất và trí tuệ và được hưởng lợi nhuận từ việc khai thác thành qủa sáng tạo của mình. Chủ sở hữu sáng chế có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm sáng chế đã được bảo hộ của mình.

Mặt khác sử dụng hình thức bảo hộ sáng chế còn có lợi ích công cộng khác. Vì sợ bộc lộ thông tin, nhiều sản phẩm đã không bao giờ xuất hiện, nhất là những sản phẩm có vốn đầu tư lớn, bởi khi sản phẩm được bán ra thị trường, các đối thủ cạnh tranh có thể dễ dàng bắt chước. Nhưng nếu cứ giữ bí mật mãi những sáng chế đó thì những sáng chế không được công bố này sẽ bị mai một đi. Việc cấp bằng sáng chế còn thúc đẩy sự phát triển công nghệ và thúc đẩy sự sáng tạo của con người.

Việc đăng ký bảo hộ phương pháp như một sang chế thay vì là một bí mật kinh doanh còn tránh được những hạn chế khác của việc đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh như: một bí mật công bố, thì bất kỳ người nào cũng có thể tiếp cận và sử dụng nó một cách tùy ý; một bí mật kinh doanh khó thực thi hơn một sang chế.

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Địa chỉ: Phòng 2007, Tầng 20, Tòa nhà C2, Vincom Trần Duy Hưng, Đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội

Tổng đài tư vấn luật đất đai trực tuyến và yêu cầu dịch vụ, gọi:

Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng! Trân trọng./.

2. Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng, sử dụng quyền tác giả

Để góp phần thi hành có hiệu quả Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn, Cục Bản quyền tác giả xin giới thiệu các mẫu hợp đồng chuyển nhượng, sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan để các tổ chức, cá nhân tham khảo khi thực hiện các giao dịch và ký kết hợp đồng.

– Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng, sử dụng quyền tác giả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————–

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ

Hôm nay, ngày…………..tháng………………năm ……………..

Tại………………………………………………………………………….

Chúng tôi gồm:

Bên chuyển nhượng (Bên A):

Họ và tên/Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………..

(Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu thì phải kèm theo thoả thuận uỷ quyền bằng văn bản thể hiện ý chí chung của tất cả các đồng chủ sở hữu cho người đại diện ký hợp đồng)

Là:……………………………………………………………………………………………………………….

(Tác giả, Chủ sở hữu quyền tác giả; Người thừa kế quyền tác giả; người đại diện cho các đồng chủ sở hữu, người đại diện cho các đồng thừa kế)

Sinh ngày:……….. tháng……….. năm…………………………………………………………………….

Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:………………………………………………

Cấp ngày……….tháng……….năm……….tại……………………………………………………………..

(Đối với tổ chức)

Số CMTND/Hộ chiếu………………………………………………………………………………………….

Cấp ngày………tháng……….năm…………..tại……………………………………………………………

Quốc tịch:……………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại:………………………Fax:……………………Email:………………………………………..

Là chủ sở hữu quyền tác giả đối với (các) tác phẩm:………………………………………………….

Bên nhận chuyển nhượng (Bên B):

Họ và tên/Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………………..

Là:…………………………………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày:……….. tháng……….. năm………………………………………………………………………

Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh :……………………………………………………

Cấp ngày………..tháng……….năm………………………..tại…………………………………………..

(Đối với tổ chức)

Số CMTND/Hộ chiếu………………………………………………………………………………………

Cấp ngày………tháng………..năm…………..tại………………………………………………………..

Quốc tịch:……………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại:………………………Fax:……………………Email:……………………………………..

Hai bên cùng thoả thuận và ký hợp đồng với các điều khoản sau:

Điều 1: Bên A đồng ý chuyển nhượng quyền: ………………………………thuộc quyền sở hữu của mình cho bên B đối với tác phẩm dưới đây:

(Ghi cụ thể tên quyền thoả thuận chuyển nhượng trong số các quyền quy định tại Khoản 1 Điều 20, Khoản 3 điều 19 Luật SHTT)

Tên tác phẩm:…………………………………………………………………………………………..

Loại hình:………………………………………………………………………………………………..

Tác giả:…………………………………………………………………………………………………….

Đã công bố/chưa công bố :………………………………………………………………………….

(Nếu tác phẩm đã công bố thì ghi rõ ngày, tháng, năm, hình thức, nơi công bố)

Điều 2: Bên A có trách nhiệm chuyển bản sao tác phẩm cho bên B quản lý và khai thác các quyền tác giả đã được chuyển nhượng ghi tại Điều 1 Hợp đồng này.

Thời gian chuyển bản sao tác phẩm :…………………………………

(Các bên có thể ấn định thời hạn hoặc thời điểm chuyển bản sao tác phẩm)

Địa điểm chuyển bản sao tác phẩm:………………………………….

Điều 3: Bên B khai thác sử dụng các quyền được chuyển nhượng ghi tại Điều 1 Hợp đồng này phải tôn trọng các quy định của Luật Sở

Điều 4: Bên B phải thanh toán tiền nhận chuyển nhượng các quyền ghi tại Điều 1 Hợp đồng này cho bên A theo phương thức sau:

(Giá chuyển nhượng, hình thức, cách thức thanh toán; thời gian, địa điểm thanh toán…)

………………………………………………………………………………………….

Điều 5: Kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực Bên A không được chuyển nhượng, sử dụng, cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng các quyền đã chuyển nhượng ghi tại Điều 1 Hợp đồng này.

Điều 6: Các bên có nghĩa vụ thực hiện các cam kết tại Hợp đồng này. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bên kia.

(Các bên có thể thoả thuận về việc bồi thường theo tỉ lệ % trên giá trị hợp đồng hoặc một khoản tiền nhất định).

Điều 7:Tất cả những tranh chấp về hợp đồng được giải quyết thông qua thoả thuận trực tiếp giữa hai bên. Nếu thoả thuận không đạt kết quả, một trong hai bên có thể nộp đơn yêu cầu Trọng tài hoặc khởi kiện tại Toà án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết.

(Các bên có thể thoả thuận lựa chọn toà án thuộc quốc gia liên quan)

Điều 8: Hợp đồng này có hiệu lực …….. .

(Các bên có thể thoả thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là ngày ký hợp đồng hoặc khoảng thời gian xác định sau ngày ký hợp đồng hoặc một

Hợp đồng này được lập thành …….. bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ …… bản.

(Các bên có thể thoả thuận về ngôn ngữ, số bản của hợp đồng ký kết)

bên A

Ký tên

(Ghi rõ họ tên và ký)

bên B

Ký tên

(Ghi rõ họ tên và ký)

Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng, sử dụng quyền tác giả

Ghi chú: Tuỳ theo từng trường hợp, hai bên vận dụng và có thể thoả thuận để thêm hoặc bớt nội dung của hợp đồng nhưng không được trái với các quy định của pháp luật.

» Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng, sử dụng quyền liên quan

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Đăng ký bảo hộ quyền tác giả tác phẩm tạo hình

Trả lời:

Khi sáng tác được một tác phẩm tạo hình mới thì người sáng tác tạo hình nên đi đăng ký cho tác phẩm của mình. Thủ tục đăng ký bảo hộ tác phẩm tạo hình bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm tạo hình

b) Biên bản giao việc trong trường hợp tác phẩm tạo hình tạo ra trên cơ sở giao việc

c) Bản sao tác phẩm cần đăng ký (2 bản) và giải trình về tác phẩm (2 bản)

d) Biên bản cam đoan của tác giả

e) Giấy uỷ quyền (Cung cấp sau khi nhận được yêu cầu)

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Đăng bạ và công bố đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào?

Điều 54 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định:

Đăng bạ và công bố đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào?

1. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan.

2. Quyết định cấp, cấp lại, đổi hoặc huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được công bố trên Công báo về quyền tác giả, quyền liên quan.

>> Xem thêm:

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *