Có 1 xe dưới 3 tấn có phải gắn phù hiệu và lắp thiết bị giám sát hành trình không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tôi có một chiếc xe ô tô hơn 2 tấn, tôi có dùng xe để chở hàng của nhà đi cho khách, nhà tôi bán chổi đót quét nhà, mỗi khi khách gọi hàng là tôi đều đem hàng lên xe để chở đi cho khách. Vậy, do đó, tôi có phải gắn phù hiệu hay lắp thiết bị giám sát hành trình không?

Mục lục bài viết

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư tư vấn:

2.1 Đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp và có thu tiền trực tiếp là gì?

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.

>&gt Xem thêm: 

Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

2.2 Những quy định đối với lái xe, người điều hành vận tải và xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải là gì?

Lái xe kinh doanh vận tải phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:Phải được đơn vị kinh doanh vận tải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định;Phải được khám sức khỏe định kỳ và được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Y tế; Phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Người điều hành vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:Không được đồng thời làm việc tại cơ quan, đơn vị khác;Không phải là lao động trực tiếp lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh của đơn vị mình;Được tập huấn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phù hiệu; xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn biển hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;Xe ô tô phải được bảo dưỡng, sửa chữa và có sổ ghi chép theo dõi quá trình hoạt động theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;Trên xe phải được niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về màu sơn của xe taxi trong phạm vi địa phương mình.

Đối với những loại xe chưa được gắn phù hiệu trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc gắn phù hiệu được thực hiện theo lộ trình sau đây:Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải; Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn; Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn; Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

2.3 Có một xe dưới 5 tấn có phải gắn phù hiệu và lắp thiết bị giám sát hành trình không?

– Theo quy định tại khoản 3 Điều 24 thì đã giao Bộ GTVT “Quy định cụ thể về việc quản lý và cấp phù hiệu cho xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách, vận tải hành khách nội bộ; lộ trình và đối tượng đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp phải cấp Giấp phép kinh doanh”

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, đã quy định, cụ thể:

>&gt Xem thêm: 

“1. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thuộc một trong các đối tượng sau đây:

a) Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của Chính phủ về danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

b) Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

c) Có từ 05 xe trở lên.

d) Sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển hàng hóa.”

=> Vì thế cho nên, trên cơ sở các quy định nêu trên thì đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 10 tấn để vận chuyển hàng hóa và có số lượng dưới 05 xe không thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu và gắn thiết bị giám sát hành trình. Đồng thời, khi đi bạn sẽ phải đem theo giấy vận tải.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *