Quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ việc không hưởng lương, nghỉ việc do ốm đau

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn về quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ việc không hưởng lương, nghỉ việc do ốm đau :

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Về cơ sở pháp lý:

2. Phân tích nội dung:

Chào luật sư, do em và bạn gái em ở xa nhau, thời gian đi lại hơn 3 ngày. Vậy em đang làm công ty thì em có quyền xin nghỉ việc không hưởng lương để làm đám ăn hỏi hay không ​?Chúc luật sư một ngày làm việc hiệu quả, thanh công. Chân thành cảm ơn luật sư.

Căn cứ theo quy định bộ luật lao động năm 2012 có quy định như sau:

“Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

>&gt Xem thêm: 

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.”

Vậy bạn chỉ được nghỉ việc riêng mà hưởng nguyên 3 ngay lương khi ban kết hôn. Nếu bạn muốn nghie không lương thì cần thỏa thuận và thống nhất với người sử dụng lao động về vấn đề này.

Tôi là giáo viên trong biên chế. Tôi muốn xin nghỉ không hưởng lương 1 năm thì thủ tục như thế nào và do ai cấp phép cho tôi nghỉ ạ? Tôi xin cảm ơn

Luật viên chức 2010 có quy đinh như sau

“Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.”

Hiện chưa có quy định về việc lý do chính đáng về việc viên chức xin nghỉ không hưởng lương tuy nhiên khi bạn nghỉ không hưởng lương 1 năm bạn phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Xin chào luật sư.Bên công ty em hoạt động loại hình Bệnh viện tư nhân thì quy định về phụ cấp độc hại như thế nào ? Và phụ cấp này có đóng tiền BHXH không ? Mong luật sư hướng dẫn giúp ạ. Xin cám ơn.

Căn cứ thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH Ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ban có thể đối chiếu văn bản luật trên và xác định trường hợp của mình có đủ điều kiện để hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm ở môi trường nơi bạn làm việc.

Căn cứ thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH điều 30 có quy định phụ cấp độc hại được dùng làm căn cứ đóng BHXH.

>&gt Xem thêm: 

Xin được kinh chào Xin giấy phép! Em mong được quý cơ quan có thể giải đáp giúp em một câu hỏi về vấn đề chuyển đơn vị công tác. Em hiện đang là phóng viên công tác tại Phòng thời sự một Đài PTTH tỉnh và hiện là viên chức. Em có dự định chuyển công tác sang cơ quan BHXH cùng tỉnh. Vậy chế độ của em có bị thay đổi gì không ạ? Ví dụ như chức danh viên chức? Chế độ lương vẫn được giữ nguyên theo bậc? Em xin chân thành cảm ơn Quý cơ quan đã quan tâm.

Hiện nay do thông tin chưa rõ bạn chuyển công tác do điều chuyển hay do tự nguyện xin điều chuyển. Nếu bạn có nhu cầu chuyển công tác sang cơ quan BHXH cùng tỉnh nghĩa là 1 đơn vị mới vậy các chế độ của bạn về mức lương, bậc lương có sự thay đổi

Hiện tại em làm cho 1 công ty tư nhân,em chỉ nộp và làm luôn,công ty không có hợp đồng,bhxh gì hết,ban đầu công ty nói trả lương cơ bản 5 triệu,làm được 1 thời gian,họ không trả lương cho em,thậm chí đòi mãi mới trả được gần 50%,nhưng em tức quá em không muốn nhận và muốn kiện,anh chị cho em xin ý kiến ạ. Em cảm ơn.

Hiện nay bạn có thể đưa các sai phạm của công ty này ra các cơ quan có thẩm quyền giải quyết như phòng lao động thương binh xã hội quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố; liên đoàn lao động tỉnh;bảo hiểm xã hội quận/huyện.. Các cơ quan này có thể sẽ tiến hành thanh kiểm tra và xử phạt doanh nghiệp như sau:

Căn cứ Nghị định 95/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên….”

>&gt Xem thêm: 

Xin Luật sư cho em xin hỏi làm đơn xin giám định thương tật : Chi tiết như sau :công nhân trong công ty trên đường đi làm bị tai nạn giao thông. Bệnh viện cho nghỉ việc hưởng chế độ BHXH là 1.5 tháng. Hôm nay hết thời hạn nhưng chưa làm việc nặng được bác sĩ dặn vào công ty xin giám đốc đơn làm giám định thương tật nghỉ việc không hưởng lương. Chân thành cảm ơn luật sư.

Theo quy định của pháp luật bạn bị tai nạn giao thông, bạn được hưởng chế độ ốm đau như sau:

“Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.”

Hết thời gian nghỉ ốm đau bạn có thể thương lương với người sử dụng lao động về việc sức khỏe còn yếu để nghỉ việc không hưởng lương.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với  hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật MInh Khuê 

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *