Hỏa hoạn do chập cháy điện, chủ dãy phòng trọ xử lý như nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư tôi có câu hỏi cần luât sư tư vấn: Vừa qua gần viện Nhi có xảy ra một vụ hỏa hoạn do chập cháy điện dẫn đến 2 người thiệt mạng thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm trong trường hợp này ạ ?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Theo của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

sửa đổi, bổ sung nghị định số 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại

2. Luật sư tư vấn:

Trong trường hợp này ta cần căn cứ rất nhiều yếu tố liện quan xem khu nhà trọ bạn nói đến có cần phải tuân thủ quy định về Phòng cháy chữa cháy theo Theo Nghị Định 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Trường hợp 1: Khu trọ bạn nói không thuộc diện tại  Phụ lục I: Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy mà chỉ là khu nhà trọ cấp 4 thì lúc này việc cháy do chập điện chủ nhà trọ có thể không phải chịu trách nhiệm Hình sự

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động chủ nhà và người thuê nhà phải thực hiện đầy đủ các điều kiện an toàn về PCCC theo Điều 9 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện an toàn về PCCC với hộ gia đình:

Điều 9. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình

1. Nơi đun nấu, nơi thờ cúng, nơi có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

2. Tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử dụng đúng quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

3. Có phương tiện chữa cháy phù hợp với đặc điểm hoạt động và điều kiện của từng hộ gia đình.

Như vậy, nếu có căn cứ xác định nguyên nhân gây hỏa hoạn là do chập cháy thiết bị điện trong phòng trọ, đây được coi là rủi ro khách quan. Trong trường hợp này chủ nhà trọ không có lỗi gây ra hỏa hoạn.

Tuy nhiên, việc  mở dãy phòng trọ cấp bốn cũng cần phải đăng ký hoạt động với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực kinh doanh.

Nếu trường hợp ông Hiệp chưa thực hiện việc đăng ký kinh doanh thì có thể bị xử phạt hành chính theo điều 6, Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định số 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại

“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định”

Trường hợp 2: khu vực thuộc diện quản lý về PCCC.

Tức là khu vực của bạn thuộc diện quản lý về PCCC theo Phụ lục số I-NĐ 124/2015/NĐ-CP

“9. Nhà chung cư, nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ.”

Khi trong trường hợp này người chủ trọ có thể chịu trách nhiệm pháp lý về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy ( Điều 313 BLHS 2015)

1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 2 năm đến 5 năm:

a) Làm chết 1 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 8 năm:

a) Làm chết 2 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 3 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Như vậy căn cứ vào dấu hiệu vi  phạm về an toàn PCCC và hậu quả ở đây là 2 người. Chủ dãy trọ có thể phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Khoản 2 Điều 313 Bộ luật Hình sự năm 2015

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *