Tư vấn về việc đặt cọc, phạt cọc thuê phòng trọ

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư công ty luật minh khuê. Hiện em là sinh viên. Em muốn nhờ quý luật sư tư vấn giúp em về việc như sau:đầu tháng 6/2016 em với bạn có thuê một phòng trọ gần trường. Có đặt cọc trước 1 triệu 500 nghìn đồng. Nhưng chủ nhà trọ không làm hợp đồng mà chỉ có viết 1 biên nhận .

Mục lục bài viết

Đến nay em muốn chuyển nhà trọ và xin lại tiền cọc nhưng chủ nhà trọ lại nói phải ở đủ 12 tháng thì mới trả lại tiền cọc, đến nay em chỉ ở được 2 tháng và lấy lí do ở đây không làm hợp đồng và không đăng ký tạm trú nên không đồng ý trả. Vậy thưa quý luật sư tư vấn giúp em bên nào đúng, bên nào sai để tránh cả hai bên mất lòng nhau. Trước khi nhận được sự trả lời em xin chân thành cảm ơn.

Người gửi : C

Căn cứ pháp luật

5

Mục đich đặt cọc

Hợp đồng đặt cọc được quy định trong bộ luật dân sự như sau:

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Theo đó, về mục đích hợp đồng đặt cọc được đặt ra có thể nhằm thực hiện một trong hai hoặc cả hai mục đích sau:

– Nhằm đảm bảo giao kết một hợp đồng dân sự khác

– Nhằm thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung của một hợp đồng dân sự các đã thỏa thuận.

Hình thức của hợp đồng đặt cọc

Hiện tại pháp luật quy định về hình thức của hợp đồng bao gồm 3 loại: Lời nói, văn bản, hành vi pháp lý, cụ thể:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Hình thức của hợp đồng đặt cọc có thể là một trong ba hình thức nêu trên, pháp luật chưa có quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng đặt cọc.

Vậy bạn và người chủ nhà không có hợp đồng đặt cọc bằng văn bản nhưng có giấy biên nhận là đã nhận tiền đặt cọc với số tiền là 1.500.000 đồng thì đây cũng là bằng chứng về việc đã giao kết hợp đồng miệng. Bạn có thể nghiên cứu lại giấy biên nhận này xem có nội dung liên quan đến mục đích đặt cọc hay không.

Trường hợp 1: Việc đặt cọc chỉ nhằm đảm bảo việc giao kết hợp đồng.

Nếu việc đặt cọc chỉ nhằm mục đích hai bên sẽ tiến hành giao kết hợp đồng thuê nhà với nhau thì hiện tại bạn có thể láy lại tiền đặt cọc.

Trường hợp hai: Nếu việc đặt cọc nhằm mục đích thực hiện đúng hợp đồng thuê nhà.

Trong trường hợp này, do bạn chưa trao đổi rõ nguyên nhân vì sao bạn chuyển đi ( VD: Do chủ nhà tăng tiền nhà, do chủ nhà tính giá điện nước không hợp lý, do phòng ốc xuống cấp mà chủ nhà không có trách nhiệm khắc phục hay sửa chữa … và các vi phạm khác của chủ nhà) thì trong trường hợp này bạn hoàn toàn có thể chấm dứt hợp đồng thuê, thì bạn cũng có thể chuyển đi mà không bị phạt cọc. Bạn cũng nên chú ý tới thời hạn báo trước trước khi chuyển đi, nếu hai bên có thỏa thuận về thời hạn báo trước ( Ví dụ báo trước 30 ngày trước khi muỗn chấm dứt hợp đồng) thì bạn chú ý để tuân thủ thời hạn báo trước để có căn cứ yêu cầu trả lại tiền cọc.

Ngược lại, nếu hợp đồng có thời hạn 12 tháng, bạn cũng không có căn cứ để chấm dứt hợp đồng thuê nhưng lại chấm dứt trước thời hạn thì có thể bạn sẽ phải chịu phạt cọc.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *