Khái niệm cơ bản về nhãn hiệu thương mại, cách đăng ký nhãn hiệu

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Có thể khẳng định nhãn hiệu/thương hiệu là tài sản trí tuệ (tài sản vô hình) có giá trị lớn nhất đối với doanh nghiệp. Xây dựng thành công một thương hiệu mạnh luôn là động lực tốt nhất cho mọi hoạt động sản xuất và phát triển kinh doanh của mỗi doanh nghiệp:

Mục lục bài viết

1. Khái niệm cơ bản về nhãn hiệu thương mại

Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá,dịch vụ của các cơ sở sản xuất,kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu;có thể là từ ngữ,hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

– Nhãn hiệu gồm:

+ Nhãn hiệu gắn vào sản phẩm,bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau;

+ Nhãn hiệu dịch vụ gắn vào phương tiện dịch vụ để phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh,dịch vụ khác nhau.

– Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là:

+ Chữ có khả năng phát âm,có nghĩa hoặc không có nghĩa,trình bày dưới dạng chữ viết,chữ in hoặc chữ được viết cách điệu;

+ Hình vẽ,ảnh chụp;

+ Chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ,ảnh chụp.

– Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải:

+ Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo,dễ nhận biết;

+ Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã nộp đơn (đơn nhãn hiệu) tại Cục SHTT hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ;

+ Không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá được coi là nổi tiếng.

– Dấu hiệu không được công nhận là nhãn hiệu :

+ Các dấu hiệu không có khả năng phân biệt như các hình và hình học đơn giản,các chữ số,chữ cái,các chữ không có khả năng phát âm,…,trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận một cách rộng rãi;

+ Các dấu hiệu làm hiểu sai lệch,gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa đảo người tiêu dùng về xuất xứ,tính năng,công dụng hoặc chất lượng của hàng hoá;

+ Dấu hiệu chỉ thời gian,địa điểm sản xuất,tên gọi thông thường của sản phẩm,…

Giấy chứng nhận

Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu được gọi là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ”. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ,và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần,mỗi lần là 10 năm.

Quyền đăng ký nhãn hiệu

+ Tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất,kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh;

+ Tổ chức hoặc cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên;

+ Đối với nhãn hiệu tập thể,quyền nộp đơn thuộc về tổ chức,cá nhân đại diện cho tập thể các cá nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tương ứng.

+ Quyền nộp đơn,kể cả đơn đã nộp,có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.

Cần làm gì trước khi đăng ký nhãn hiệu

– Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của Nhãn hiệu;

– Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu đã thuộc quyền của người khác :

+ Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn,hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi;

+ Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác,gồm tên thương mại,chỉ dẫn địa lý,,quyền tác giả.

+ Trùng với tên riêng,biểu tượng,hình ảnh của quốc gia,địa phương,danh nhân,tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).

+ Mỗi một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm,dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất – là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy,để tránh sức và chi phí vô ích,trước khi nộp đơn đăng ký,doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký. Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:

+ Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng;

+ Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá (lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ);

+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hoá công bố trên mạng Internet

+ Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ,với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính.

Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu

– Hồ sơ đơn bao gồm các tài liệu sau đây:

+ Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai),làm theo Mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành;

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu,nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể;

+ Mẫu nhãn hiệu;

+ Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp,nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế,Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn,kể cả đơn đã nộp,Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,…);

+ Giấy uỷ quyền,nếu cần;

+ Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm,nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế,gồm một (1) bản;

+ Tài liệu xác nhận về xuất xứ,giải thưởng,huy chương,nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó;

+ Chứng từ nộp phí nộp đơn.

+ Bản gốc Giấy uỷ quyền;

+ Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm,nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế,kể cả bản dịch ra tiếng Việt.

– Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu,trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt,thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa,thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.

– Nếu các chữ,từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là yếu tố phân biệt của nhãn hiệu,thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ,từ ngữ đó.

– Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc chữ số La mã,thì phải dịch ra chữ số ả-rập.

– Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm,thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.

– Danh mục hàng hoá và dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải phù hợp với phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Ni-xơ 9).

– Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các Mẫu nhãn hiệu khác được trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm,và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm.

– Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc,thì Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.

– Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc,thì tất cả các Mẫu nhãn hiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

– Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp trực tiếp hoặc gửi tới Cục Sở hữu trí tuệ.

– Địa chỉ của Cục Sở hữu trí tuệ:

Cục Sở hữu trí tuệ: 386 Nguyễn Trãi,Thanh Xuân, Hà Nội – Tài khoản: 920.90.006 Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân

– Tổ chức,cá nhân Việt Nam có quyền tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu,hoặc có thể (không bắt buộc) thông qua dịch vụ trung gian của một Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp,thay mặt mình làm và nộp đơn.

– Tổ chức,cá nhân nước ngoài không thường trú hoặc không có đại diện hợp pháp,không có cơ sở kinh doanh thực thụ ở Việt Nam nộp đơn thông qua việc uỷ quyền cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

-Lệ phí đăng ký nhãn hiệu có thể được nộp bằng tiền mặt,séc chuyển khoản hoặc uỷ nhiệm chi cho Cơ quan đăng ký nhãn hiệu.

Quá trình thẩm định đơn nhãn hiệu:

– Thẩm định hình thức

– Đơn yêu cầu cấp Giáy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không. Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ,thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ,số đơn hợp lệ,ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.

– Các yêu cầu của đơn hợp lệ gồm có: Các yêu cầu chung,các yêu cầu cụ thể về hình thức và yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu công nghiệp.

– Thời hạn xét nghiệm hình thức là 01 tháng kể từ ngày đơn đến Cục Sở hữu Trí tuệ.

– Công bố đơn

+ Các đơn nhãn hiệu hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Công báo này được ấn hành hàng tháng. Bất cứ ai có nhu cầu có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp bản in Công báo và phải trả tiền mua Công báo.

– Thẩm định nội dung

– Việc thẩm định nội dung được tiến hành khi đơn đã được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn đã nộp lệ phí xét nghiệm nội dung theo quy định. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 06 tháng tính từ ngày công bố.

– Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ là để xác định đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định hay không.

– Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Đăng bạ

– Căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung,nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ,thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho Người nộp đơn kết quả thẩm định và yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ,lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ,lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ .

– Nếu Người nộp đơn nộp các lệ phí nêu trên,thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho Người nộp đơn,đăng bạ và công bố Văn bằng bảo hộ. Nếu Người nộp đơn không nộp lệ phí theo yêu cầu,thì đơn coi như bị rút bỏ.

+ Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cấp Văn bằng bảo hộ

– Người có quyền khiếu nại:

– Người nộp đơn có quyền khiếu nại việc từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ;

– Bất người thứ ba nào cũng có quyền khiếu nại quyết định cấp Văn bằng và phải nộp lệ phí khiếu nại theo quy định.

– Thủ tục khiếu nại:

+ Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng văn bản,trong đó phải nêu rõ họ,tên và địa chỉ của người khiếu nại; số,ngày ký,nội dung Quyết định hoặc Thông báo bị khiếu nại; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan; tên đối tượng cần được bảo hộ nêu trong đơn; nội dung,lý lẽ,dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc huỷ bỏ Quyết định hoặc kết luận liên quan;

+ Đơn khiếu nại phải được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn quy định.

+ Đơn khiếu nại nộp sau thời hạn nêu trên không được xem xét.

+ Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được khiếu nại,Cục Sở hữu trí tuệ phải có ý kiến trả lời bằng văn bản cho Người khiếu nại.

+ Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ,Người khiếu nại có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Trường hợp khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại,Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho Người khiếu nại. Nếu không đồng ý với giải quyết của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, người khiếu nại coa quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính.

– Phân loại quốc tế hàng hoá và dịch vụ lần 9 (phân loại Ni-Xơ 9)

– Bảng phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu (phân loại Viên).

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư Sở hữu trí tuệ, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng! Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ liên quan:

2. Nhãn hiệu liên kết là gì ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Nhãn hiệu liên kết là gì ? Cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ pháp lý: thì khái niệm “Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau”.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Tra cứu nhãn hiệu hàng hoá trực tuyến

Tra cứu nhãn hiệu hàng hoá trực tuyến, danh sách công ty đã đăng ký bảo hộ. Cục Sở hữu công nghiệp và Trung tâm thông tin Khoa học công nghệ (thuộc Sở KHCN TP.HCM) vừa ra mắt cơ sở dữ liệu Nhãn hiệu hàng hoá:

Câu hỏi tra cứu nhãn hiệu ở đâu đã giúp một phần giải quyết thắc mắc khi truy cập vào trang web này người dùng có thể tra cứu thông tin tham khảo về các nhãn hiệu hàng hoá đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.

Người dùng có thể tìm kiếm thông tin của các nhãn hiệu hàng hoá đã được Cục Sở hữu công nghiệp cấp chứng nhận đăng ký từ số đầu tiên (cấp ngày 29/6/1984) cho đến 17/05/2001. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu này không bao gồm các nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ tại Việt Nam thông qua thoả ước Madrid.

Tra cứu thông tin nhãn hiệu hàng hóa, danh sách công ty đã đăng ký bảo hộ

Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu trên thư viện số của cục SHTT

Tìm kiếm theo từ khoá, thì có thể áp dụng một số quy tắc sau:

Ký tự “*”: Thay thế cho không ký tự nào hoặc nhiều ký tự.
Ví dụ: Nếu nhập vào từ khoá tìm kiếm là “h*n” => kết quả trả về có thể là : hoan, hon, hơn…

Ký tự “?”: Thay thế cho không ký tự nào hoặc một ký tự.
Ví dụ: Nếu nhập vào từ khoá tìm kiếm là “h?n” => kết quả trả về có thể là: han, hon, hen…

Ký tự “_”: Thay thế cho một ký tự.
Ví dụ: Nếu nhập vào từ khoá tìm kiếm là “h_” => kết quả trả về có thể là: hà, hô,…

Cặp ngoặc kép “…”: khi tìm kiếm, hệ thống sẽ tìm chính xác những bản ghi chứa chuỗi đó.

Phân biệt “Nhãn hiệu tìm kiếm” và “Từ khóa tìm kiếm”: Nhãn hiệu có thể viết bằng chữ thường, có dấu trong khi “từ khóa” chỉ có chữ in hoa, được tạo ra từ nhãn hiệu, cho nên tra cứu theo từ khóa cho kết quả chính xác hơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Nhãn hiệu cần được thiết kế như thế nào ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Nhãn hiệu cần được thiết kế như thế nào thì có thể đăng ký độc quyền được ạ ? Cảm ơn!

Trả lời:

Nhãn hiệu cần phải được thiết kế độc đáo,

dễ nhận biết có khả năng thực hiện chức năng phân biệt. Những dấu hiệu sau đây bị coi là không có khả năng phân biệt của một nhãn hiệu:

Dấu hiệu chỉ là màu sắc mà không được kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không được thể hiện thành dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình.

Dấu hiệu trái với trật tự xã hội, có hại cho an ninh quốc gia.

Dấu hiệu thuộc ngộn ngữ mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thông thường không thể nhận biết ghi nhớ được, ký tự có nguồn gốc La tinh nhưng chỉ bao gồm các chữ cái và chỉ bao gồm chữ số hoặc mặc dù có hai chữ cái nhưng không thể đọc được, trừ trường hợp được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác.

Tập hợp quá nhiều chữ cái hoặc từ ngữ khiến cho không thể nhận biết và ghi nhớ được

Ký tự có nguồn gốc La tinh nhưng là một từ có nghĩa và nghĩa của từ đó được sử dụng nhiều và thông dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực liên quan đến mức bị mất khả năng phân biệt.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người khác.

Dấu hiệu là hình học phổ thông như hình tròn, hình elip, tam giác, tứ giác… hoặc hình vẽ đơn giản hoặc dấu là hình vẽ, hình ảnh chỉ được sử dụng làm nền hoặc đường nét trang trí sản phẩm, bao bì sản phẩm.

Dấu hiệu là hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối, phức tạp khiến cho người tiêu dùng không thể nhận thức và không thể ghi nhớ được, đặc điểm của hình, như gồm quá nhiều hình ảnh, đường nét kết hợp và chồng lên nhau.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến, gọi ngay số : để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *