Hình thức hạch toán của chi nhánh công ty theo quy định của pháp luật thuế ?

Kính chào xin giấy phép! Công ty em là công ty cổ phần, năm 2015 có thành lập chi nhánh và hạch toán theo hình thức phụ thuộc. Đầu năm 2018 thực hiện chuyển đổi hình thức hạch toán từ “hạch toán phụ thuộc” sang “hạch toán độc lập”.

Em muốn hỏi:

1/ Chi nhánh phụ thuộc đã có hóa đơn gtgt riêng để xuất cho khách. Vậy sau khi thay đổi hình thức hạch toán thì chi nhánh độc lập có được kế thừa hóa đơn gtgt cũ không?

2/ Chi nhánh độc lập này có tư cách pháp nhân không? Liệu có thể coi đây là một hình thức chia tách không? Vậy chia tách có pháp nhân là như thế nào ạ?

3/ Chi nhánh độc lập này có được thực hiện các giao dịch mua bán với khách hàng như: ký hdkt, chuyển khoản. Tại sao?

4/ Việc chuyển tài sản từ công ty sang chi nhánh độc lập như thế nào. Việc góp vốn để chi nhánh hoạt động được thực hiện ra sao?

5/ Các công nợ phải thu, phải trả được thực hiện như thế nào sau khi chi nhánh chuyển đổi hình thức hạch toán từ phụ thuộc sang độc lập.

6/ Hình thức hạch toán kế toán độc lập này được hạch toán theo luật doanh nghiệp hay theo luật liên quan đến kế toán (tổng cục thuế, bộ tài chính). Nhờ các anh chị tư vấn giúp và cung cấp giúp em các thông tư nghị định, văn bản liên quan đến hình thức hạch toán độc lập của chi nhánh. Em xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của

>>

Luật sư trả lời:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Phụ lục đính kèm Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về ký hiệu hóa đơn, mẫu hóa đơn, loại hóa đơn,…những nội dung này hoàn toàn không bị thay đổi khi chi nhánh chuyển đổi hình thức kế toán. Mặt khác, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC, các tiêu thức trên hóa đơn cũng không có tiêu thức nào ghi nhận về hình thức kế toán. Do đó, khi chuyển đổi hình thức hạch toán kế toán từ chi nhánh hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập thì chi nhánh vẫn tiếp tục sử dụng số hóa đơn đã phát hành mà chưa sử dụng hết.

Chi nhánh hạch toán độc lập không có tư cách pháp nhân. Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:

“Điều 74. Pháp nhân

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập…”

Và khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

Điều 45. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

Xét trên trường hợp cụ thể này, chi nhánh mặc dù thực hiện việc hạch toán kế toán, thu chi riêng so với doanh nghiệp, thành lập theo quy định của luật, có địa chỉ riêng nhưng tài sản không độc lập với doanh nghiệp, hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp nên chi nhánh hạch toán độc lập cũng không có tư cách pháp nhân. Đây cũng không phải là hình thức chia tách doanh nghiệp khi không tạo ra doanh nghiệp mới. Theo hướng dẫn tại Điều 192, Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2014, chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp là hai trong các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, nhằm tạo ra một hoặc nhiều doanh nghiệp mới.

Cúng căn cứ theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014, chi nhánh được phép ký các hợp đồng kinh tế, chuyển khoản và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo sự ủy quyền của doanh nghiệp.

Do chi nhánh không phải là pháp nhân, do đó không làm thủ tục góp vốn vào chi nhánh. Về phần điều chuyển tài sản, chuyển tiền, điều chuyển hàng hóa doanh nghiệp có thể sử dụng lệnh điều động nội bộ để điều chuyển tài sản dùng cho chi nhánh, xuất hóa đơn đối với hàng hóa xuất cho chi nhánh, ghi nhận số tiền chuyển cho chi nhánh dưới dạng phải chi nội bộ,…Bạn căn cứ vào các chuẩn mực kế toán và quy định về chế độ kế toán để ghi nhận các bút toán trên. Việc hạch toán kế toán chỉ bắt đầu khi thực hiện khi đơn vị bạn chuyển đổi hình thức hạch toán, những công nợ cũ vẫn được theo dõi và ghi nhận theo sổ sách của doanh nghiệp.

Pháp luật doanh nghiệp quy định về trình tự thủ tục về vấn đề đăng ký hình thức hạch toán kế toán trong nội dung đăng ký thuế. Còn pháp luật về kế toán quy định về cách thức hạch toán kế toán, pháp luật thuế quy định về vấn đề khai thuế, nộp thuế.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *