Không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát có phải chống người thi hành công vụ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư, tôi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm khi phát hiện có cảnh sát cơ động đang ra hiệu lệnh dừng xe trước mặt nên tôi đã chủ động tăng tốc để trốn thoát. Trong trường hợp này tôi có bị coi là tội chống người thi hành công vụ không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Chống người thi hành công vụ – là một tội danh được pháp luật quy định tại điều 330 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Căn cứ theo cơ sở pháp lý trên thì việc chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thru đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Dưới góc độ pháp lý, tội phạm này có các dấu hiệu cơ bản sau:

– Chủ thể của tội phạm: không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ là chủ thể của tội phạm này.

– Khách thể của tội phạm: Xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người thi hành công vụ và thông qua đó xâm phạm đến hoạt động của Nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công. Đối tượng tác động là người thi hành công vụ, thông qua việc xâm phạm đến người thi hành công vụ mà xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ công.

– Mặt khách quan của tội phạm: Người phạm tội có thể thực hiện một trong cách hành vi khách quan như: Dùng vũ lực đối với ngườ thi hành công vụ; đe dọa dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ; dùng thủ đoạn cản trở người thi hành công vụ; dùng thủ đoạn ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.

– Mặt chủ quan của tội phạm là hành vi cố ý.

Như vậy, khi hành vi vi phạm không xuất hiện những dấu hiệu của tội phạm như trên thì không bị coi là tội chống người thi hành công vụ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  gọi số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *