Trách nhiệm khi đơn phương hủy bỏ hợp đồng thuê nhà?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Việc đơn phương hủy bỏ/chấm dứt hợp đồng thuê nhà (để ở hoặc để làm văn phòng) sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thuê nhà đã được giao kết giữa bên đi thuê và bên cho thuê. Vấn đề pháp lý trên sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Trách nhiệm khi đơn phương hủy bỏ hợp đồng thuê nhà?

Tôi có ký hợp đồng thuê nhà, tạm gọi là với ông A. Hợp đồng thuê nhà của chúng tôi có thời hạn 3 năm, từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2018. Tôi sử dụng nhà thuê vào việc mở cửa hàng sản xuất khung tranh từ tháng 3/2015. Đến ngày 28/8/2017, ông A có thông báo về việc lấy lại nhà cho thuê và yêu cầu tôi trả nhà vào ngày 4/9/2015.

Trong hợp đồng thuê nhà có điều khoản “Nếu bên thuê chấm dứt hợp đồng thì phải báo trước cho bên chủ nhà trước 1 tháng. Nếu bên nào đơn phương hủy bỏ hợp đồng thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm”.

Cửa hàng của tôi là cửa hàng nhỏ, không có đăng ký kinh doanh, sản xuất khung tranh các loại. Đến thời điểm về cuối năm như hiện nay, lượng hàng cũng như lượng khách của cửa hàng tôi tương đối nhiều, việc ông A đòi nhà cho thuê khiến tôi rơi vào tình trạng khá khó khăn, vì chúng tôi không thể tìm được địa điểm thuê ngay lập tức và còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cửa hàng.

Tôi xin hỏi, bên cho thuê nhà phải chịu trách nhiệm như thế nào với tôi?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trách nhiệm khi đơn phương hủy bỏ hợp đồng thuê nhà?

Trả lời:

Trước hết, phải khẳng định rằng sự kiện một bên trong hợp đồng thuê nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng đã được thỏa thuận bằng một điều khoản cụ thể trong hợp đồng. Do đó, việc một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà là hoàn toàn hợp pháp.

Trong điều khoản mà bạn nếu ra có nhắc đến vấn đề “đơn phương hủy bỏ hợp đồng”. Trong lĩnh vực hợp đồng dân sự, “hủy bỏ hợp đồng” và “chấm dứt hợp đồng” là 2 khái niệm khác nhau, có hệ quả pháp lý khác nhau. Tuy nhiên, đối với hợp đồng dân sự, khi các bên dùng cụm từ “đơn phương hủy bỏ hợp đồng” thì chúng ta được phép xem xét hành vi của các bên theo từ ngữ được thể hiện trong hợp đồng. Do đó, việc ông A – bên cho thuê nhà yêu cầu lấy lại nhà cho thuê thì được hiểu là hành vi đơn phương hủy bỏ hợp đồng thuê nhà.

Vấn đề là xác định trách nhiệm như thế nào khi hợp đồng có ghi “hoàn toàn chịu trách nhiệm”?

Điều 360, 361 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng như sau:

Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Điều 361. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

2. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.”

Theo quy định của điều luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng gồm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần. Bạn có nói, bạn sử dụng nhà thuê để mở cửa hàng sản xuất khung tranh, đối với việc bên cho thuê đơn phương hủy bỏ hợp đồng thiệt hại về vật chất là điều dễ nhận thấy, nhưng thiệt hại về tinh thần là điều không thể xác định được. Do đó, trong vụ việc của bạn, chỉ có thể xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất.

Cũng theo Điều 361 , trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

Như thông tin của bạn, bạn mở cửa hàng sản xuất khung tranh, vào thời điểm những tháng cuối năm, số lượng hàng cũng như số lượng khách đặt hàng của cửa hàng bạn tăng lên nhiều, do đó, cũng xác định được doanh thu của cửa hàng bạn trong những tháng cuối năm là nhiều hơn so với những tháng khác trong năm. Từ đó dễ dàng xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất mà bên cho thuê phải chịu đó là:

– Tổn thất vật chất thực tế: trường hợp của bạn xác định tổn thất vật chất thực tế là việc xuất phát từ hành vi đơn phương hủy bỏ hợp đồng thuê nhà khiến cho cửa hàng của bạn chịu những tổn thất như mất đi một số lượng khách do phải chuyển địa điểm kinh doanh, các hoạt động sản xuất ở thời điểm hiện tại bị ảnh hưởng như thế nào…

– Thu nhập thực tế bị giảm sút: như bạn có cung cấp, thời điểm cuối năm do lượng khách tăng lên nên doanh thu của cửa hàng bạn cũng tăng lên, việc bên cho thuê đơn phương hủy bỏ hợp đồng khiến cho bạn phải chuyển địa điểm cửa hàng dẫn đến doanh thu của cửa hàng bạn bị giảm sút. Do đó, bên cho thuê phải chịu trách nhiệm đối với khoản thu nhập bị giảm sút này.

Tuy nhiên có một vấn đề khác, đó là, cửa hàng của bạn không có đăng ký kinh doanh, lại là cửa hàng nhỏ, không có giấy tờ, chứng từ, hóa đơn, sổ sách ghi chép về hoạt động cũng như doanh thu của cửa hàng, nên việc bạn chứng minh về thiệt hại xảy ra do hành vi đơn phương hủy bỏ hợp đồng của bên cho thuê là khó khăn vì không có chứng cứ.

Chúng tôi cho rằng, để chứng minh về thiệt hại thực tế xảy ra, bạn có thể chứng minh bằng việc vào thời điểm này của năm trước hoạt động của cửa hàng bạn trong những tháng cuối năm là lượng khách nhiều, số lượng đơn đặt hàng nhiều thì những tháng cuối năm nay lượng khách và số lượng đơn đặt hàng cũng không thể kém so với năm trước. Dựa trên sự so sánh với hoạt động kinh doanh của năm trước, bạn có thể xác định được tổn thất cũng như doanh thu thực tế bị giảm sút để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

>> Tham khảo thêm:

2. Đơn phương phá vỡ hợp đồng thuê nhà (không công chứng) thì có phải bồi thường không ?

Thưa luật sư, Tôi thuê nhà với giá 18triệu/tháng, hợp đồng thuê nhà (không có dấu công chứng hay gì cả, do 2 bên tự thoả thuận) 1 năm nhưng đã đóng tiền 6 tháng. Do buôn bán làm ăn ế ẩm và do nhà chủ tổ chức đánh bài bạc (4-5 người chơi) nên tôi đã chuyển mặt hàng đi để lại nhà trống.

Nay tôi muốn hỏi tôi có thể đơn phương phá huỷ hợp đồng được không và phá huỷ tôi phải đền bù gì cho chủ nhà hay không ?

Xin giải đáp thắc mắc. Cảm ơn luật sư!

– L.H

Đơn phương phá vỡ hợp đồng thuê nhà (không công chứng) thì có phải bồi thường không ?

>> Luật sư trả lời:

3. Có thể đòi lại tiền cọc nhà và bồi thường khi bị ép đơn phương hủy hợp đồng thuê nhà?

Ngày 10/1/2018 tôi có số 238/15 cư xá phú lâm a để ở trong 2 năm với giá thuê 5 triệu/ tháng và đặt cọc trước 1 tháng, nhưng sau đó bà M yêu cầu tôi đặt cọc thêm 1 tháng tiền nhà là 5 triệu để làm lại cửa sắt của căn nhà. Tôi cũng đồng ý và đã viết thêm vào hợp đồng.

Ngay ngày vào ở đã có mưa lớn và dột nhiều chỗ, bà M đồng ý sẽ cho người sửa chữa lại mái nhà tôi mới đồng ý ký hợp đồng thuê nhà. Nhưng sau nhiều lần sửa chữa (2 lần: sau khi dọn vào ở khoảng 2 tuần và một lần vào ngày 9/5/2018) nhưng đến ngày 18/5/2018 mái nhà vẫn dột. Bà M đã hứa lên sửa chữa nhưng ngày 20/5 bà đã đến nhà và nói không sửa chữa (tôi có đính kèm đoạn ghi âm bà nói không sửa chữa để tôi đơn phương hủy hợp đồng và bảo tôi muốn báo công an thì báo) đến nay vẫn không sửa chữa, để nhà đột hư hại dàn máy tính trị giá 26,7 triệu đồng. Bà nói không sửa chữa mái nhà để ép tôi đơn phương hủy hợp đồng để bà chiếm đoạt số tiền cọc 10 triệu. Tôi muốn đòi lại khoản tiền đặt cọc để dọn đi nơi khác, bà M làm như vậy có phải là ép tôi đơn phương hủy hợp đồng hay không. Tôi phải khởi kiện ở đâu, án phí như thế nào và có cơ hội thắng không ạ ?

Chân thành cảm ơn quý luật sư.

– T.T.N.P

>> Luật sư trả lời:

4. Đơn phương hủy hợp đồng thuê nhà ?

Tôi là sinh viên năm nhất, vừa qua tôi có ký hợp đồng thuê nhà với thời hạn 1 năm, giá thuê nhà là 3 triệu đồng. Hợp đồng thuê nhà được lập bằng văn bản và có điều khoản nếu một trong hai bên lấy lại nhà hoặc trả lại nhà trước khi hết hạn hợp đồng thì phải chịu phạt với mức là 3 tháng thuê nhà. Hiện nay, tôi vừa tới ở được 5 ngày tuy nhiên do giao thông ở đây không thuận lợi cho nên tôi muốn trả lại nhà nhưng như vậy thì tôi sẽ bị phạt.

Mong Luật sư tư vấn cho tôi làm sao có thể chấm dứt được hợp đồng mà tôi không bị phạt ?

Xin cảm ơn!

Đơn phương hủy hợp đồng thuê nhà ?

Trả lời:

Điều 131 và Điều 132 quy định:

“Điều 131. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở

1. Trường hợp thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà được thực hiện khi có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 84 của Luật này.

2. Trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng;

b) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;

c) Nhà ở cho thuê không còn;

d) Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống;

đ) Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác.
Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

e) Chấm dứt theo quy định tại Điều 132 của Luật này.

Điều 132. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở

1. Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật này;

b) Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng;

d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;

đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;

e) Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;

g) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này.

3. Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây:

a) Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng;

b) Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận;

c) Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.

4. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, để không bị phạt vi phạm hợp đồng bạn chỉ có thể chấm dứt hợp đồng với bên cho thuê nhà trong những trường hợp nêu trên.

>> Tham khảo ngay:

5. Giải đáp về đơn phương hủy bỏ hợp đồng thuê nhà?

Chào Luật sư, nhờ Luật sư tư vấn cho tôi một viêc như sau: Hiện tại tôi đang thuê đất từ một công ty khác để mở khu vui chơi Băng tuyết. Hợp đồng ký kết là 1 năm. Tiền cọc: 1,350,000,000. Tiền nhà: 270,000,000. Tiền điện 300,000,000 chia làm 3 kỳ (10 ngày 1 kỳ).

Chúng tôi kinh doanh thua lỗ, nợ tiền mặt bằng. Vào cuối tháng 8 vừa qua chúng tôi đang nợ 2 tháng tiền nhà, 3 kỳ tiền điện của tháng 8. Vào ngày 31/8 bên cho thuê nhà cắt điện là phá huỷ hoàn toàn khu vui chơi trị giá hơn 30tỷ của chúng tôi. Rồi làm công văn gửi qua với nội dung: Chúng tôi vi phạm thanh lý hợp đồng (ko có giấy tờ nào nói là chúng tôi muốn thanh lý trước thời hạn). Họ yêu cầu chúng tôi trả tiền nợ 2 tháng tiền nhà cộng với 1 tháng tiền điện. Kèm theo tiền cọc 500,000,000đ để san lấp lại mặt bằng về hiện trạng như cũ. Biên bản đó có đề cập là chúng tôi vi phạm nên không trả cọc lại cho chúng tôi. Trong hợp đồng có hai điều đáng lưu ý:

– Nếu bên cho thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn không đúng với các điều khoản đã cam kết thì phải đền bù gấp đôi số tiền coc và đền bù các thiệt hại cho bên thuê (nếu có)

– Bên thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn không đúng với các điều khoản đã cam kết thì số tiền coc sẽ thuộc về bên cho thuê.

Nhờ luật sư giải đáp giúp tôi những điều sau ạ:

1. Bên cho thuê có quyền cắt điện kinh doanh bên tôi không ạ? Vì lý do họ nói là bên tôi chưa thanh toán tiền điện nên cắt. (tiền điện 3 kỳ, 10 ngày 1 kỳ được tính vào cuối tháng). Vào ngày cuối cùng của tháng khi bên tôi chưa nhận được hóa đơn chứng từ thanh toán họ đã cắt. Như thế họ đã vi phạm điều luật nào ạ. Bên họ có phải là người đơn phương chấm dứt hợp đồng không ạ.

2. Chúng tôi chưa hề có công văn gửi qua bên cho thuê là yêu cần thanh lý mặt bằng. Vậy họ có quyền lấy tiền đặt cọc của chúng tôi không.

3. Vào ngày 31 chúng tôi bị cắt điện. chúng tôi xử lý vé với khách hàng đã mua vé, họ đang nhiện niêm phong khu vui chơi của chúng tôi. Không cho chúng tôi động đến tài sản của chúng tôi nằm trong khu vui chơi. Luật pháp có điều khoản nào chiếm giữ tài sản của chúng tôi.?

4. Chúng tôi yêu cầu họ lấy tiền cọc để đàm phán việc thanh lý hợp đồng và chi trả các khoản nợ. Họ không đồng ý. Đòi chúng tôi trả hết nợ cho họ, cộng thêm đặt cọc 500,000,000đ tiền san lấp mới cho lấy máy móc, và vẫn bị mất cọc. Rất mong luật sư xem qua rồi phản hồi sớm giúp em. Cám ơn luật sư rất nhiều ạ.

Trả lời

1.Điều 385 quy định:

Điều 385. Khái niệm hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Theo đó, nội dung của hợp đồng dân sự dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên và các bên sẽ tuân theo thỏa thuận để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Theo đó, nếu như trong hợp đồng giữa bạn và chủ nhà có quy định rõ “nếu bên thuê không trả tiền thuê nhà thì bên cho thuê có quyền cắt điện, cắt nước” thì bên chủ nhà mới có quyền cắt điện của bạn. Như vậy, hành vi này của chủ nhà là sai quy định pháp luật, hơn nữa việc cắt điện đã gây thiệt hại cho bạn thì bên cho thuê nhà có nghĩa vụ phải bồi thường cho bạn.

2. Vì công ty bạn chưa hề có ý định thanh lý hợp đồng hay nói cách khác là không đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, nên không vi phạm điều khoản “Bên thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn không đúng với các điều khoản đã cam kết thì số tiền cọc sẽ thuộc về bên cho thuê.”. Khi đó, bên cho thuê nhà không thể yêu cầu bạn thực hiện hợp đồng là số tiền cọc sẽ thuộc về bên cho thuê. Như vậy, việc bên cho thuê lấy tiền cọc của bạn là trái pháp luật.

3. Hiện nay, không có quy định nào của pháp luật quy định về việc cho phép bên cho thuê được vứt bỏ đồ đạc, tài sản của bên thuê nhà ra đường, hoặc niêm phong nhà, ngay cả trong trường hợp bên thuê nhà vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ, hoặc đã hết hạn hợp đồng. Các bên cho thuê và thuê nhà đều phải tôn trọng pháp luật, thay vì tự cho phép mình hành xử. Việc bên cho thuê niêm phong khu vui chơi và tài sản của bạn là trái quy định pháp luật, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của bạn.

Điều 164 quy định như sau:

Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Như vậy, bạn có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình bằng những biện pháp mà pháp luật không cấm và yêu cầu bên cho thuê nhà chấm dứt hành vi niêm phong, chiếm giữ tài sản của bạn. Việc chiếm giữ tài sản đã gây thiệt hại cho bạn, bạn cũng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu như sau khi yêu cầu bên cho thuê chấm dứt hành vi trái pháp luật của mình mà họ không tiến hành thì họ sẽ bị xử lý theo Điều 176 , như sau:

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

“1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

4. Theo như điều phân tích ở trên, bên bạn không đơn phương chấm dứt hợp đồng nên số tiền cọc bên chủ nhà sẽ không có quyền yêu cầu được hưởng, bạn sẽ không bị mất cọc. Nếu như trong hợp đồng không quy định về việc “đặt cọc 500,000,000đ tiền san lấp mới cho lấy máy móc” thì bên cho thuê nhà không được đòi thêm số tiền này và bên bạn không có nghĩa vụ đặt cọc thêm 500.000.000đ. Nếu bên cho thuê không giao trả tài sản cho bạn thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết. Hiện nay, việc bạn và bên cho thuê đang làm là tiến hành thanh lý hợp đồng, hai bên thanh toán cho nhau những khoản nợ còn thiếu và bàn giao lại nhà mà thôi. Hai bên vẫn phải tiến hành trên cơ sở tuân thủ hợp đồng và pháp luật, không được vi phạm các quyền khác của nhau.

>> Xem thêm nội dung:

6. Đơn phương huỷ hợp đồng thuê nhà

Kính gửi văn phòng Xin giấy phép! Tôi thuê 1 nhà nguyên căn để dạy anh ngữ, thời hạn hợp đồng là 1 năm (từ tháng 05/2017 đến tháng 6/2018), cho đến nay là được 4 tháng. Nhưng do vấn đề tâm linh, tôi không thể tiếp tục hoạt động tại ngôi nhà ấy nên có báo với chủ nhà xin huỷ hợp đồng (báo trước 1 tháng), giá trị thuê mỗi tháng là 10,000,000/ tháng, tiền cọc là 10,000,000đ, nay tôi chấp nhận mất cọc để được huỷ hợp đồng, nhưng bên cho thuê không đồng ý. Hợp đồng 2 bên có công chứng của Huyện.

Vậy xin cho hỏi, tôi có được đơn phương huỷ hợp đồng hay không và thiệt hại ra sao ạ ? Cảm ơn luật sư!

 Đơn phương huỷ hợp đồng thuê nhà

Trả lời:

6.1. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà

Điều 428 của quy định:

“Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự

1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.”

Do vậy, nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên cho thuê theo quy định tại khoản 4 Điều 426.

6.2. Về hành vi chiếm giữ tài sản

Theo quy định của pháp luật, bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và bạn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với bên cho thuê khi đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trường hợp không thống nhất được việc giải quyết hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, các bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Bên cho thuê không có quyền chiếm giữ tài sản của bạn. Do bạn không nêu rõ hành vi của bên cho thuê, cho nên chúng tôi chỉ xin nêu ra quy định của , hiện hành về tội cưỡng đoạt tài sản để bạn tham khảo, đối chiếu và xác định hành vi của bên cho thuê, cụ thể:

“Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”

Như vậy theo quy định của điều luật trên đây quý khách có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng

Trường hợp các bên không thoả thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý.

Do vậy, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà theo đúng quy định của thì thì bên thuê nhà sẽ được lấy lại tiền đặt cọc và không phải bồi thường cho bên cho thuê

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *