Tội đe dọa giết người bị phạt bao nhiêu năm tù theo quy định của luật hình sự?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Theo quy định của pháp luật hiện nay hành vi đe dọa giết người khi nào bị truy tố trách nhiệm hình sự? Mức phạt với hành vi đe dọa giết người được quy định như thế nào? Bị phạt bao nhiêu năm tù? Luật sư tư vấn trực tuyến:

Mục lục bài viết

1. Hình phạt đối với tội đe dọa giết người?

Tội đe dọa giết người được quy định tại Điều 133 :

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến - 0899456055

HÀNH VI NÀO BỊ KÉP VÀO TỘI ĐE DỌA GIẾT NGƯỜI:

Căn cứ quy định tại Điều 133 , thì đe dọa giết người bị coi là tội phạm là hành vi đe dọa giết người mà hành vi đó có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.

Người bị coi là phạm tội là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau (qua điện thoại, thư từ…) hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa (như đi tìm công cụ, phương tiện…).

Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lý lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Như vậy, trường hợp một người nhiều lần nhắn tin, đe dọa người khác để đòi tiền chỉ có thể bị coi là phạm tội đe dọa giết người nếu nội dung của tin nhắn có việc dọa giết, đồng thời nội dung và phương thức nhắn tin phải làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.

Hành vi đe dọa giết người sẽ không cấu thành tội này khi hành vi đó cùng với những mục đích nhất định cấu thành tội khác. Ví dụ: Đe dọa giết người nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản cấu thành tội cướp tài sản.

Để đánh giá người bị đe dọa có phải ở trong tình trạng tâm lí như vậy hay không cần phải dựa vào những tình tiết sau: Nội dung và hình thức đe dọa; thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra; tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa; thái độ và những xử sự cụ thể của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa…

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra sự lo sợ cho người khác, có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.

Tội phạm này xâm phạm đến quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng.

Tội đe dọa giết người được coi là tội phạm ít nghiệm trọng, do đó khung hình phạt cơ bản của tội này có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm. Đối với trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết tăng nặng như: Đe dọa giết nhiều người; đe dọa giết người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của họ; đe dọa giết trẻ em; đe dọa giết người để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội khác thì bị coi là tội phạm nghiêm trọng, bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Người phạm tội có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Tuy nhiên, người chưa thành niên phạm tội này có thể được miễn trách nhiệm hình sự đối với tội này, nếu gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan:

2. Hướng dẫn làm thủ tục tố cáo hành vi đe dọa giết người, bạo lực gia đình?

Thưa Luật sư, tôi có một sự việc cần đến sự tư vấn của quý văn phòng, xin được trình bày như sau: Bố mẹ tôi kết hôn năm 1987, nhưng đã ly thân từ năm 2008 do bố tôi là một người lười lao động, thường xuyên rượu chè và đánh đập mẹ con tôi tàn nhẫn. Trong suốt thời gian trước ly thân, bố tôi thường xuyên đánh đập mẹ và anh trai tôi, khiến mẹ và anh trai tôi phải bỏ trốn ra ngoài sống. Có thời gian bố tôi đánh mẹ tôi đến gãy chân nhưng do sự thiếu hiểu biết nên không lưu giữ lại những bằng chứng cần thiết và cũng không làm đơn tố cáo. Anh trai tôi đã lập gia đình, có hai đứa con, do vợ anh ấy mất, đứa nhỏ ở với mẹ tôi, đứa lớn lên ở với bố tôi.

Sau thời gian ly thân, bố tôi tiếp tục đe dọa giết mẹ tôi qua gọi điện, đến nhà trọ mẹ tôi ở chửi bới. Đứa cháu lớn của tôi ở với bố tôi thường xuyên bị đánh đập vô lý, khủng bố tinh thần, thường xuyên bị bố tôi cho nghỉ học vô lý do (cháu tôi hiện học lớp 6). Gần đây nhất, bố tôi có mang dao đuổi đánh mẹ tôi, nhưng mẹ tôi chạy được. Việc này có sự chứng kiến và can ngăn của rất nhiều người. Mặc dù là máu mủ, nhưng thiết thấy bố tôi có những hành vi đe dọa đến tính mạng của mẹ mình, khiến mẹ tôi luôn sống trong sự lo lắng, sợ hãi, tôi là con gái đã đi lấy chồng không thể ở bên bảo vệ mẹ mình, nên mong viết đơn tố cáo để mẹ tôi nhận được sự bảo vệ của chính quyền.

Vậy xin quý luật sư tư vấn thủ tục làm đơn tố cáo, nội dung mẫu và cơ quan nào cần được gửi đến cũng như thủ tục của chính quyền sau khi nhận đơn sẽ tiến hành làm gì? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Điều 56 quy định:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia”.

Ở đây, mẹ bạn có thể nộp lên Tòa án nhân dân huyện nơi bố mẹ bạn đăng ký kết hôn để yêu cầu Tòa án với lý do người chồng có hành vi bạo lực gia đình.

Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 133 quy định về tội đe dọa giết người, theo đó, trong trường hợp của gia đình bạn thì bố có hành vi gọi điện chửi bới, cầm dao đuổi mẹ bạn khiến mẹ bạn sống trong tình trạng lo lắng, sợ hãi thì bạn có quyền làm đơn tố cáo bố bạn về hành vi đe dọa giết người theo quy định trên.

3. Làm thế nào khi bị người khác đe dọa và đánh đập?

Thưa Luật sư, em có câu hỏi mong được giải đáp: Em bị chồng của một người bạn thân đánh đập vì lý do hắn ta không tìm được vợ mình, tra hỏi em và bạn em (chúng em có ba đứa bạn thân chơi với nhau). Hắn cứ liên tục gọi điện nhắn tin chửi bới và đe dọa nếu không nói cho hắn biết vợ hắn ở đâu thì đừng trách hắn, nhắn tin đe dọa tụi em đừng nên ra đường.

Vừa tối hôm đó, hắn ta có dùng chất kích thích và cầm hàng chạy vòng ngoài đường để tìm để chặn đường vợ hắn nhưng không gặp. Cùng lúc đó em và bạn em cùng đi chơi về gặp hắn, hắn liền chặn đầu xe tụi em lại, lúc này đường vắng vẻ mọi nhà đều ngủ, hắn bước xuống xe xong tới chửi bới tụi em, hỏi vợ hắn ở đâu, tụi em nói không biết, em trả lời lại hắn “em có liên quan gì? “, xong hắn lao thẳng tới đánh thẳng vào đầu em, tiếp đến em bước xuống xe, hắn liền đi sang và đạp em một cái, lúc này em chỉ biết giàn giụa nước mắt đứng trơ trơ nhìn hắn không biết phải làm gì, lúc đó trong tay hắn cầm hung khí dài và to… Hắn chửi tiếp được một lúc lại đánh thẳng vào mặt em bằng hết sức của một thằng đàn ông. Em chỉ biết ôm mặt nức nở mất cảm giác, không thể tả nỗi lúc đó. Sau đó em mới nhận ra mình bị đánh đến chảy máu mũi, nhưng em lại không làm được gì, không biết làm gì.

Bây giờ, em muốn nhờ đến cơ quan chức năng can thiệp đòi lại công bằng giúp em, khi em chẳng liên quan gì, chẳng làm gì hắn, em xin luật sư tư vấn giúp em. Nếu bây giờ em trình đơn lên thưa kiện thì với hành vi của hắn như vậy thì sẽ bị xử phạt như thế nào ạ?

Em cảm ơn luật sư nhiều!

>>

Trả lời:

Theo thông tin mà bạn cung cấp, vì lý do không tìm được vợ mình, chồng của bạn thân bạn đã có hành vi gây sự, chửi mắng, đe dọa thậm chí là đánh đập bạn. Điều 20 quy định:

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”

Điều này có nghĩa là hành vi của người này đối với bạn là trái pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 134 quy định:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

…”

Như vậy, trước tiên để xác định được khung hình phạt đối với người này và đủ căn cứ chứng minh khi tiến hành khởi tố người này, bạn phải tiến hành giám định sức khỏe để xem xét tỷ lệ thương tật của bản thân. Để cơ quan chức năng tiến hành xử lý hành vi phạm tội của người này, bạn làm đơn tố cáo và yêu cầu khởi tố gửi đến cơ quan Công an cấp huyện hoặc Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện theo quy định của .

>> Bạn tham khảo thêm một số biểu mẫu sau:

+

+

4. Luật sư tư vấn giúp về tội mưu sát, tội đe dọa giết người?

Chào luật sư, tôi làm tại một công ty trà Olong của Đài Loan, doanh nghiệp thuộc Tỉnh Lâm Đồng. Mới đây, công ty có thuê người tới khoan giếng cho công ty và ban giám đốc yêu cầu tôi hỗ trợ những người khoan giếng, cách đây 02 ngày, một trong những người khoan giếng có hành vi gây hấn muốn tôi xung đột nhưng tôi đã cố tránh mặt, đầu tiên tôi chỉ hỏi cái máy bơm nước tôi đưa anh ta không sử dụng được hả?

Vậy anh rảnh thì mang lên kho giúp em, anh ta lao tới tôi và đấm tôi một cái lên mặt. Lúc đó, tôi mới nhìn lại thì hình như anh ta đang trong tình trạng không tỉnh táo nên tôi nói, vậy thôi đi, em không muốn nói chuyện lúc này. Rồi anh ta quay sang nói chuyện với mấy người khác lại thấy rất tỉnh táo, chuyện bắng đi khoảng 20-30 phút thì anh ta lại cầm 1 con dao (loại dao mấy người bán thịt heo thường dùng) chạy đùng đùng ra kiếm tôi vừa chạy lại vừa la lớn bố mày đâm chết mày, lúc này tôi mới nghĩ sao chuyện lại xảy ra ngoài tầm kiểm soát vậy? Nên tôi chạy đi báo cho ban giám đốc và ban giám đốc cũng có gọi công ty bảo vệ đến, và lúc đó thì người đàn ông này lại im lặng về phòng ngủ như chưa hề có gì xảy ra. Hôm nay, tôi lại nghe có người nói lại “Ông ấy nhắn với tao nếu mày ra khỏi công ty là ông ấy giết “. Thật sự tôi không hiểu có ai đó đả kích hay không chứ bình thường tôi sống rất tốt và hòa đồng với mọi người. nhưng giờ tôi thật sự lo lắng.

Mong luật sư email tư vấn giúp tôi! Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn giúp về tội mưu sát, tội đe dọa giết người ?

, gọi:

Trả lời

Căn cứ theo Điều 133 quy định về tội đe dọa giết người, áp dụng trong trường hợp này, như thông tin bạn cung cấp, người khoan giếng công ty bạn đã có những hành vi như: đấm vào mặt bạn, cầm dao vừa la vừa dọa giết, và có những lời lẽ (“Ông ấy nhắn với tao nếu mày ra khỏi công ty là ông ấy giết”) khiến cho bạn có cảm giác sợ, tin điều đó là thật, và tin rằng bạn đang trong hoàn cảnh nguy hiểm, người đàn ông đó sẵn sàng giết bạn bất cứ lúc nào. Hành vi đó có thể cấu thành tội đe dọa giết người theo Điều 133 . Bạn nên đến cơ quan Công an địa phương nơi bạn đang bạn việc hoặc sinh sống khai báo sớm nhất để được an toàn và yên tâm hơn khi làm việc.

5. Hướng dẫn xử lý hành vi đe dọa giết người?

Thưa luật sư, luật sư cho tôi hỏi rằng gia đình tôi bị người ta đến nhà đe dọa giết cả nhà rồi chửi bới đánh đập tôi. Sau đó, còn dùng cả gạch ném vào nhà tôi rồi giật dây chuyền của chị gái tôi vậy tôi phải viết đơn như thế nào ạ? Xin cảm ơn!

Hướng dẫn xử lý hành vi đe dọa giết người ?

Trả lời:

Theo như những thông tin mà bạn cung cấp thì hành vi của người đó có thể cấu thành tội đe dọa giết người (Điều 133) ; tội cướp tài sản (Điều 168) ; Tội cố ý gây thương tích (Điều 134) và tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 ). Trường hợp này, bạn có thể làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an huyện nơi xảy ra hành vi. Về cách viết đơn, mời bạn tham khảo mẫu đơn:

6. Phân tích cấu thành tội phạm đe dọa giết người?

Cháu của tôi có quen một người bạn trai tên T, chỉ mới quen thôi, tuyệt đối không có nhận bất cứ tài sản, tiền bạc gì nhưng khi thấy không hợp và chia tay thì T đã dọa sẽ giết cháu ấy, sau đó T nhiều lần đến nhà dù cả gia đình không đồng ý, làm cả nhà rất lo sợ, ngoài ra T còn đến tận cơ quan nơi cháu tôi công tác tìm cháu, rồi gặp các đồng nghiệp để kể nhiều chuyện không có thật, thậm chí lấy hình người bạn trai cũ của cháu đưa cho mọi người.

Lúc tết có lì xì cho các cháu trong nhà 250.000 đồng cũng đã nhắn tin số tài khoản đòi lại và cháu đã chuyển trả. Vấn đề là T dọa sẽ làm cho cháu bị đuổi việc và không để yên cho cháu. Rất tiếc tin nhắn dọa giết chết cháu đã xóa còn những tin nhắn khác vẫn còn lưu, xin hỏi quý luật sư như thế đã cấu thành tội chưa? Nếu đủ, bây giờ gia định tôi phải làm những thủ tục gì nếu khởi kiện và nộp hồ sơ ở đâu?

Xin cảm ơn luật sư. Mong thư của quý luật sư !

Đe dọa giết người ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 133 quy định về tội đe dọa giết người thì đe dọa giết người bị coi là tội phạm là hành vi đe dọa giết người mà hành vi đó có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.

Người bị coi là phạm tội là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa. Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lý lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.

Trường hợp này tin nhắn đe dọa bạn đã xóa đi nên chưa có bằng chứng để kết luận tội của T là tội đe dọa giết người. Bạn phải có chứng cứ chứng minh điều đó nên để có những căn cứ định tội bạn nên làm đơn tố cáo đến cơ quan Công an nơi bạn cư trú để cơ quan công an sẽ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để giải quyết. Do đó, bạn có thể làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an huyện nơi xảy ra hành vi.

Về cách viết đơn, mời bạn tham khảo mẫu đơn:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư tư vấn luật hình sự – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *