Tư vấn về vấn đề kế toán doanh nghiệp: Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư, tôi xin được tư vấn một vấn đề như sau: Công ty chúng tôi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc, văn phòng tư vấn giúp tôi việc hạch toán cụ thể: Doanh nghiệp hạch toán theo Quyết định 48 Trụ sở cty xuất hàng cho CN theo phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ + lệnh điều động nội bộ, hạch toán:

Nợ TK1388/ Có TK156: giá trị theo giá vốn hàng hóa * Chi nhánh nhập hàng: Nợ TK 156/ Có TK3388: giá trị theo giá vốn hàng hóa * Khi chi nhánh bán hàng và gửi bảng kê chi tiết hàng hóa bán ra cho trụ sở công ty:

– Công ty xuất hóa đơn cho chi nhánh và hạch toán:

+ Nợ TK632/ Có TK1388: giá trị theo giá vốn hàng hóa bán được thực tế + Nợ TK1388/ Có TK5111, Có TK33311: giá trị theo giá bán hàng bán được thực tế

– Chi nhánh nhận hóa đơn của Cty và xuất hóa đơn cho khách hàng, hạch toán:

+ Nợ TK1331/ Có TK3388: tiền thuế GTGT theo hóa đơn Cty xuất cho chi nhánh + Nợ TK 131 (đối tượng khách hàng)/ Có TK 3388, Có TK33311: giá trị theo giá bán + Nợ 3388/ Có TK 156: giá trị theo giá vốn hàng hóa Giá trị hóa đơn chi nhánh xuất ra sẽ đúng như giá trị hóa đơn công ty xuất cho chi nhánh, khi đó thuế GTGT được khấu trừ và phải nộp tại chi nhánh đối với hàng hóa bán được sẽ đối trừ nhau, thuế GTGT phải nộp chính thức sẽ được nộp tại trụ sở công ty. Tôi dùng 2 tài khoản 1388 để theo dõi tại trụ sở cty và tài khoản 3388 theo dõi tại chi nhánh, 2 tài khoản này sẽ luôn có số dư bằng nhau. Tôi hạch toán như trên có đúng và phù hợp không ?

Đề nghị Luật sư tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Xin giấy phép. Sau khi nghiên cu vấn đề của bạn, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

I. Cơ sở pháp lý

II. Nội dung tư ván:

Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “trình bày báo cáo tài chính” từ đọan15 đến đọan32, khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thu các nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính.

Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn cuả chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:

Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào lọai ngắn hạn.

Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ trên 12 tháng tới trở lên kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào lọai dài hạn.

Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:

Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh  bình thường,  được xếp vào lọai ngắn hạn;

Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn.

Khi lập bảng cân đối kế toán tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân, đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư của các khoản mục phát sinh từ các gia dịch nội bộ, như các khoản phải thu, phải trả, cho vay nội bộ… giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.

Kỹ thuật lọa trừ các khoản mục nội bộ khi tổng hợp Báo cáo giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới  hạch toán phụ thuộc được thực hiện tương tự như kỹ thuật hợp nhất Báo cáo tài chính.

Dựa trên một số quy định và nguyên tắc trên bạn sẽ giải đáp được thắc mắc của mình. 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email:  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận luật sư dân sự

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *