Hỏi về mức độ phạm tội khi cấu kết để người khác trộm cáp tài sản do mình quản lý ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư! Tôi đi tàu biển và tàu cháu có tổng cộng là 20 người. Tàu chở hàng đạm từ A về B. Trước khi vào cảng, thuyền trưởng và thuyền phó đã bán 100 tấn hàng, trị giá 300 triệu và chia cho tôi được 10 triệu đồng.

Mục lục bài viết

Trước khi bán hàng thì thuyền trưởng và thuyền phó cũng không tổ chức bàn bạc cụ thể gì với mọi người ở tàu mà chỉ rỉ tai nhau, người này nghe người kia nói. Và hôm bán trộm hàng thì thuyền trưởng và thuyền phó lệnh cho tôi xuống phụ việc trộm cắp, cụ thể là san lấp bề mặt hàng hóa trong hầm hàng của tàu sau khi cẩu xong hàng. Nay sự việc bị công an phát hiện và cũng đã tạm giam 6 người. Tôi cũng bị khởi tố nhưng không bị tạm giam mà chỉ cấm đi khỏi nơi cư trú, đợi ngày tống đạt quyết định và xét xử. Liệu rằng với mức độ phạm tội và nhận số tiền 10 triệu đó thì hình phạt nặng nhất có thể cháu sẽ phải chịu là gì? Bao nhiêu năm tù hay án treo? ( số tiền 10 triệu đồng tôi đã nộp lại cho công an)? cho tôi hỏi hành vi này là như thế nào? tôi có tình tiết tăng nặng nào không?

Xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty Xin giấy phép.

>>

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý

2. Nội dung tư vấn

2.1 Yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản là như thế nào?

Tội trộm cắp tài sản được quy định tại điều 173 , cụ thể các yếu tố cấu thành của tội danh này như sau:

Hành vi trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản để chiếm đoạt tài sản. Đặc điểm nổi bật của tội trộm cắp tài sản là người phạm tội lén lút (bí mật) lấy tài sản mà chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết mình bị mất tài sản, chỉ sau khi mất tài sản họ mới biêt bị mất tài sản.

Cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản

Chủ thể của tội trộm cắp tài sản : Cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác, chủ thể của tội trộm cắp tái sản là chủ thể thường. Nghĩa là, bất kỳ người nào đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của tội trộm cắp tài sản. Nười phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 do đây là trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng.

Khách thể của tội trộm cắp tài sản: Tội trộm cắp tài sản chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, mà không xâm phạm đến quan hệ về nhân thân. Đây là điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, bởi trong cấu thành tội trộm cắp tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt.

Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản: Hành vi khách quan: là hành vi “chiếm đoạt” tài sản, nhưng hành vi chiếm đoạt ở đây là chiếm đoạt bằng hình thức lén lút, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: chen lấn, xô đẩy, nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt mà người quản lý tài sản không biết.

Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản: Tội trộm cắp tài sản cũng được thực hiện do cố ý, mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản, nếu mục đich đó không cấu thành một tội phạm độc lập.

2.2 Đồng phạm là gì?

Theo thì đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức: Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

=> Ở đây, cho thấy đồng phạm là sự cấu kết chặt chẽ với nhau khi cùng thực hiện một tội phạm, có sự liên kết, phân công lô gic giữa các chủ thể thực hiện tội phạm.

2.3 Tình tiết tăng nặng của tội phạm là như thế nào?

Theo thì các tình tiết tăng nặng bao gồm: Phạm tội có tổ chức; Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; Phạm tội có tính chất côn đồ; Phạm tội vì động cơ đê hèn; Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; Phạm tội 02 lần trở lên; Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm; Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên; Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội; Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội; Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội; Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

=> Do đó, thì hành vi của các chủ thể này có hai tình tiết tăng nặng là phạm tội có tổ chức và lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *