Tại sao lại phải bảo hộ nhãn hiệu ? Cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu quan tâm đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu một cách bền vững trên thị trường đồng thời coi thương hiệu là tài sản quan trọng bậc nhất đối với doanh nghiệp. xin giấy phép phân tích thêm:

Mục lục bài viết

1. Tại sao lại phải bảo hộ nhãn hiệu ?

Một thực trạng diễn ra rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay là việc xâm phạm nhãn hiệu dưới nhiều hình thức như sao chép, bắt chước, lấy nhãn hiệu gần giống hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ đang là vấn đề đáng lo ngại đối với các doanh nghiệp. Chính vì thế, bảo hộ nhãn hiệu là một yêu cầu tất yếu và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp:

Tại sao lại phải bảo hộ nhãn hiệu?

1. Thế nào là nhãn hiệu?

Nhãn hiệu được hiể là dấu hiệu được người sở hữu hoặc người sáng tạo ra nó dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Ví dụ: Nhắc tới nhãn hiệu hình quả táo cắn dở là người tiêu dùng có thể liên tưởng tới các sản phẩm điện thoại và máy tính của APPLE, có khả phân biệt với nhãn hiệu các sản phẩm của các công ty khác như Samsung,..

Hiện nay, theo quy định của thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế (ngoại trừ nhãn hiệu nổi tiếng). Tuy vậy, không ít các doanh nghiệp hiện tại vẫn chưa ý thức được về việc đăng ký nhãn hiệu của mình.

2. Những lợi ích của việc bảo hộ nhãn hiệu?

Một là, đối với doanh nghiệp, bảo hộ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu sẽ hạn chế một cách tối đa các thiệt hại do việc khai thác, sử dụng nhãn hiệu bất hợp pháp nhãn hiệu từ các chủ thể khác. Từ đó có thể đảm bảo được uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu trên thị trường. Bảo hộ nhãn hiệu tạo nên một công cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp quảng bá và lưu thong hang hóa một cách hữu hiệu trên thị trường cũng như bảo vệ và phát triển thị phần của mình, đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm lien tục phát triển kinh tế.

Hai là, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cũng là cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Bảo hộ nhãn hiệu sẽ đảm bảo cho người tiêu dùng không bị nhầm lẫn trong quá trình lựa chọn các loại sản phẩm, hàng hóa mình cần, giúp cho người tiêu dùng sử dụng hiệu quả hơn đồng tiền của mình.

Ba là, việc bảo hộ nhãn hiệu tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ nước ngoài. Các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư thì điều quan tâm của họ là đối tượng Sở hữu công nghiệp mà họ đầu tư vào có được pháp luật tại nước mà họ đầu tư bảo hộ hay không. Nếu một nước mà việc bảo hộ nhãn hiệu không tốt, nhà đầu tư sẽ đối mặt với thực trạng nhãn hiệu của mình sẽ bị sao chép, bắt chước, làm giả và dẫn tới nguy cơ đầu tư thất bại do không tìm được chỗ đứng cho nhãn hiệu của mình.

2. Doanh nghiệp còn thờ ơ với bảo hộ nhãn hiệu?

Với mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng và tạo lập uy tín cho nhãn hiệu hàng hoá (thương hiệu) cho riêng mình đã khó nhưng việc giữ gìn, bảo vệ nó còn khó hơn nhiều nếu như không được đăng ký bảo hộ.

Hiện tại, Việt Nam đang có rất nhiều doanh nghiệp đang vươn ra thị trường thế giới, và cũng đã có không ít doanh nghiệp bị tranh chấp thương hiệu ở nước ngoài vì chưa được đăng ký bảo hộ.

Nhãn hiệu có vị trí đặc biệt quan trọng và trở thành “linh hồn” của mỗi doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Hiện nay, cùng với bằng sáng chế, bằng kiểu dáng công nghiệp và tên gọi xuất xứ, nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ nhiều nhất ở Việt Nam. Mỗi năm, Cục Sở hữu trí tuệ đã nhận được không dưới 17.000 đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá từ các doanh nghiệp trong nước và hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, trong số hơn 110.000 nhãn hiệu được ở Việt Nam thì chủ yếu là của doanh nghiệp nước ngoài (chiếm tới 75%) và còn lại là của doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù trong những năm qua, lượng đơn đăng ký từ doanh nghiệp trong nước đã tăng lên đáng kể nhưng cũng còn không ít doanh nghiệp Việt Nam còn thờ ơ với việc bảo hộ nhãn của mình.

Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhãn hiệu bị nhái, bị đánh cắp, tranh chấp. Thực tế ở Việt Nam mỗi năm đã có tới trên 3.000 vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bị xử lý bằng các biện pháp hành chính, hàng trăm vụ làm hàng giả và vi phạm nhãn hiệu bị xử tại toà hình sự.

Đặc biệt, số vụ vi phạm sở hữu công nghiệp mỗi năm một tăng mạnh. Nếu như năm 2000, mới chỉ có 176 vụ vi phạm thì đến năm 2002 đã tăng lên 395 vụ và năm 2004 là 404 vụ.

Theo ông Lê Văn Kiều, Chánh thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ, hàng năm, thanh tra Bộ đã kết hợp cùng công an kinh tế phát hiện, xử lý hàng trăm vụ vi phạm kiểu dáng, nhãn mác, nhãn hiệu hàng hoá. Không phủ nhận đã có nhiều doanh nghiệp xây dựng, quan tâm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình nhưng cũng vẫn còn không ít đơn vị không đầu tư tạo dựng thương hiệu mà ăn cắp, nhái nhãn mác hàng hoá… để làm hàng giả, hàng kém chất lượng.

Mất nhãn hiệu là mất thị trường

Để mất, tranh chấp thương hiệu ở trong nước đã phức tạp nhưng điều đó sẽ phức tạp và tốn kém gấp nhiều lần nếu như phải tranh chấp, đòi lại thương hiệu ở nước ngoài.

Trong thời gian qua, đã xảy ra khá nhiều vụ nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam bị chiếm đoạt tranh chấp ở thị trường nước ngoài khi không được đăng ký, bảo hộ. Điển hình nhất là các vụ bị tranh chấp thương hiệu của Petro Vietnam và Cà phê Trung Nguyên tại Hoa Kỳ, của thuốc lá Vinataba tại châu Á, kẹo dừa Bến Tre tại Trung Quốc; bánh phồng tôm Sa Giang tại Pháp và châu Âu…

Đây là những bài học “nhãn tiền” và là lời cảnh báo đối với các doanh nghiệp Việt Nam mà đặc biệt là những doanh nghiệp trực tiếp tham gia xuất khẩu hàng hoá. Bởi theo ông Trần Việt Hùng, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, việc chiếm đoạt nhãn hiệu của nhau ở nước ngoài là việc xảy ra thường xuyên trên bình diện quốc tế.

Một khi nhãn hiệu không được đăng ký bảo hộ kịp thời ra nước ngoài để đối tác chiếm đoạt mất thì doanh nghiệp sẽ gánh chịu những hậu quả rất nặng nề. Khi đó, nếu hàng hoá chưa xuất vào thị trường đó, thì việc xuất hàng sẽ không thực hiện được, doanh nghiệp sẽ phải thay đổi nhãn hiệu và chi phí tiếp thị mới.

Đặc biệt, khi hàng hoá của doanh nghiệp đang xuất tại thị trường, người chiếm đoạt nhãn hiệu có thể sẽ yêu cầu pháp luật can thiệp và hàng hoá nhập khẩu có thể bị bắt giữ, xử phạt và doanh nghiệp sẽ mất luôn thị phần. Nghiêm trọng hơn, nếu nhãn hiệu bị chiếm đoạt ở những nước tiếp giáp Việt Nam, những người chiếm đoạt nhãn hiệu sẽ lợi dụng để sản xuất hàng giả đưa vào Việt Nam.

Nói chung, doanh nghiệp sẽ thiệt hại đủ đường mỗi khi thương hiệu bị chiếm đoạt và việc vất vả, khó khăn đòi lại thương hiệu là tất yếu “cực chẳng đã” nếu doanh nghiệp không muốn rơi vào phá sản, bị “out” khỏi cuộc chơi.

Doanh nghiệp muốn tiếp thị, quảng cáo sản phẩm đến thị trường, xúc tiến thương mại, khuếch trương hoạt động sản xuất kinh doanh, đều dựa vào nhãn hiệu hàng hoá. Không những thế, nhãn hiệu trở thành cơ sở để cơ quan pháp luật phân biệt hàng thật với hàng giả, hàng nhái nhằm xử lý kịp thời các vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Tại Việt Nam, đã có một số nhãn hiệu được định giá trong quá trình chuyển nhượng và góp vốn kinh doanh như: “P/S” (được định giá 5 triệu USD năm 1996), “Dạ Lan” (được định giá 2,5 triệu USD vào năm 1997). Mặc dù mức này còn khiêm tốn so với các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới nhưng nó là khá cao ở Việt Nam và là minh chứng cho giá trị của nhãn hiệu các doanh nghiệp cần phải gìn giữ, bảo vệ.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài

Đăng ký theo Thoả ước Madrid

Việt Nam đã là thành viên của Thoả ước Madrid (do tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO quản trị) về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, với hơn 50 quốc gia là thành viên. Đăng ký theo thoả ước này, chủ nhãn hiệu chỉ cần dùng 1 đơn đăng ký quốc tế theo mẫu quy định, đánh dấu những nước thành viên doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu và nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ. Việc đăng ký theo hệ thống này khá đơn giản, tiện lợi và chi phí có thể rẻ hơn gấp 10 lần so với việc đăng ký trực tiếp ở từng nước. Tuy nhiên, đơn đăng ký này chỉ được thực hiện khi nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ ở Việt Nam. Thời hạn xem xét đơn đăng ký quốc tế trong vòng 01 năm. Nếu các doanh nghiệp quan tâm đến các thị trường là thành viên của Thoả ước thì nên thực hiện việc đăng ký theo hình thức này.

Mặt khác, từ ngày 11/7/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Nghị định thư Madrid. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng ký nhãn hiệu bảo hộ ở các nước đã là thành viên của Thoả ước hoặc Nghị định thư.

Đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia

Với những nước không phải là thành viên của Thoả ước Madrid, khi có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại các nước khác như: các nước ASEAN (trừ Singapore đã tham gia Nghị định thư)…, các doanh nghiệp sẽ phải đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia đó.

Thủ tục đăng ký được tiến hành tại các cơ quan sở hữu công nghiệp của các nước đó. Để nộp đơn và làm thủ tục đăng ký, doanh nghiệp có thể sử dụng đại diện hoặc chi nhánh tại các quốc gia; hoặc sử dụng Công ty đại diện sở hữu công nghiệp Việt Nam và nước ngoài.

3. Cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giống cây trồng vật nuôi

Công ty Xin giấy phép là đối tác tin cậy trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng và các dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực khác nói chung với tiêu chí trung thực, uy tín và chất lượng.

1, Thông tin chủ đơn:

Tên đầy đủ: Công ty TNHH thương mại và chăn nuôi Phước Sinh

Địa chỉ: 20/71 Hồ Đắc Di, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh

2. Thông tin nhãn hiệu:

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

– Mô tả nhãn hiệu:

Màu sắc: Màu xanh lam, màu trắng.

Mô tả: Nhãn hiệu bao gồm phần hình và phần chữ trên nền màu trắng.

Phần hình: Là hai hình elip màu xanh lam có viền màu xanh lam đậm. Hình elip bên trái nằm ngang bị che khuất một phần bởi hình elip bên phải nằm thẳng đứng.

Phần chữ: Bên dưới phần hình là phần chữ. Phần chữ là chữ “TÂM NIỆM” được viết in hoa, in đậm có màu xanh lam.

Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tổng thể.

Lĩnh vực đăng ký bảo hộ:

Nhóm 31: Vật nuôi gây giống; Vật nuôi để cung cấp giống. (Tổng 02 sản phẩm)

Số bằng: 287106

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam vui lòng liên hệ trực tiếp với Chúng tôi để được tư vấn!

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *