12 lỗi cảnh sát cơ động được quyền xử phạt vi phạm hành chính mới nhất hiện này?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Câu hỏi 1: Cảnh sát cơ động có quyền yêu cầu lái xe dừng xe để kiểm tra hành chính không?
Câu hỏi 2: Cảnh sát cơ động có được xử phạt vi phạm giao thông không?
Câu hỏi 3: Không có đèn soi biển số có bị phạt không?

Mục lục bài viết

Câu hỏi 1:

có quyền yêu cầu lái xe dừng xe để kiểm tra hành chính không?

Trả lời:

Cơ sở pháp lý: Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013

Thông tư 58/2015/TT-BCA

Tại Điều 3 Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành, có quy định: cơ động thuộc Công an nhân dân, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, tại Điều 7, Điều 8 Thông tư 58/2015/TT-BCA quy định tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của lực lượng cơ động do Bộ Công An ban hành, có quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn tuần tra kiểm soát của . Cụ thể:

  • Nhiệm vụ

Chấp hành nghiêm sự chỉ huy, chỉ đạo của cấp trên và kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong phạm vi khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật.

Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và hành vi vi phạm khác thuộc khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công tuần tra, kiểm soát.

Báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức liên quan có biện pháp khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Thực hiện khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

  • Quyền hạn

Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định của khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.

Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo thẩm quyền.

Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Sử dụng vũ khí, và phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ phục vụ hoạt động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và của Bộ

Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Bộ .

  • Đồng thời, về đối tượng

Cơ sở pháp lý: Điều 9 Thông tư 58/2015/TT-BCA

Đối tượng tuần tra gồm: khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công.

Đối tượng kiểm soát gồm: người, , đồ vật, tài liệu.

  • Phương tiện thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát

Cơ sở pháp lý: Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA

Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua , thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và tham gia giao thông.

=> Tóm lại, Từ những phân tích trên, ta có thể hiểu Cảnh sát cơ động có quyền yêu cầu dừng xe để kiểm tra hành chính khi có kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên hoặc một số trường hợp cụ thể khác mà pháp luật có quy định.

Câu hỏi 2:

Cảnh sát cơ động có được xử phạt vi phạm giao thông không?

Trả lời:

Cở sở pháp lý: Pháp lệnh cảnh sát cơ động 2013

Tại Điều 3 Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành, có quy định: Cảnh sát cơ động thuộc nhân dân, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, tại Điều 7 Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013 có quy định rõ nhiệm vụ quyền hạn của cơ động, một trong những nhiệm vụ quyền hạn đó là tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Trong đó có cả việc xử lý các hành vi vi phạm lĩnh vực giao thông đường bộ.

=> Như vậy, có nghĩa là, cơ động được xử phạt vi phạm giao thông. Cụ thể là những lỗi nào thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 70 có quy định cụ thể.

  • Đối với xe ô tô:

Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên: Phạt 600.000 đồng – 800.000 đồng;

Đi vào đường cấm, khu vực cấm; : Phạt 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng;….

  • Đối với xe máy:

Chuyển hướng không giảm hoặc không bật xi nhan: Phạt 300.00 đồng – 400.000 đồng;

Lái xe khi đã uống rượu, bia, có trong máu vượt mức quy định: Phạt 1 – 4 triệu đồng;

Đang chạy xe nhưng không gạt chân chống: Phạt 02 – 03 triệu đồng…

Câu hỏi 3:

Không có đèn soi biển số có bị phạt không?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại thì xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường mà việc có đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu là một trong những điều kiện đó.

Theo đó, việc xe của bạn không có đèn soi biển số là đã vi phạm về điều kiện lưu thông của xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy nên cà căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 17 thì người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà không có đèn soi biển số thì sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

Quý khách có thể tham khảo một số bài viết khác cùng chuyên mục

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *