Tag Archives: tư vấn sở hữu trí tuệ

Xử lý vi phạm Kiểu dáng Công nghiệp: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tình trạng vi phạm kiểu dáng công nghiệp (KDCN) ở nước ta ngày càng phổ biến, phức tạp và đa dạng. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề này, hoặc nếu có quan tâm thì lại gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối phó với những vi phạm. Bài viết phân tích thực trạng vi phạm và tình hình xử lý vi phạm KDCN hiện nay, đồng thời đề xuất những giải pháp khắc phục.

Bàn về cơ chế kiểm soát biên giới nhằm bảo hộ hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ

Bảo hộ sở hữu trí tuệ là vấn đề quan trọng trong thương mại quốc tế và là lĩnh vực được WTO quan tâm xây dựng hành lang pháp lý khá chặt chẽ thông qua Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Đây là một Hiệp định đa phương của WTO có tính toàn diện nhất về quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài các yêu cầu chung quy định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong xây dựng pháp luật, các thiết chế thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ; phải đối xử công bằng đối với

Thực thi quyền Sở Hữu Trí Tuệ theo quy định của WTO: Lợi ích quốc gia hay uy tín quốc tế

Bài viết đề cập đến nội dung thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) theo quy định “mở” của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đối với các quốc gia thành viên. Việc chọn “ngưỡng” nào trong phạm vi “mở” đó là tùy thuộc vào mỗi quốc gia nhưng phải tuân theo nguyên tắc có thể “vượt trần” nhưng không được “dưới sàn”. Trong quá trình hoạch định chính sách, tùy từng thời điểm, quốc gia thành viên có thể chọn việc đặt uy tín quốc tế (khi quy định “trên sàn” hoặc “vượt trần”) lên trên lợi ích quốc gia (nếu

Licence tài sản trí tuệ: Cánh tay nối dài

Các loại tài sản hữu hình nói chung, việc sử dụng tài sản đồng nghĩa với việc làm cho giá trị tài sản giảm đi. Tuy nhiên, đối với tài sản trí tuệ, phạm vi và đối tượng sử dụng tài sản càng rộng thì giá trị tài sản càng lớn. Chính vì vậy, licence quyền sử dụng tài sản trí tuệ là một phương thức dẫn đến sự khai thác có hiệu quả các tài sản đó.

Đừng quyên bảo vệ tài sản trí tuệ

SAGA – Các doanh nghiệp luôn chú trọng đến việc xây dựng, khuếch trương, quảng cáo cho sản phẩm để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa. Sản phẩm càng nổi tiếng, sức tiêu thụ càng nhiều và khả năng thu lợi nhuận càng lớn. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp ít quan tâm là thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ của mình trước sự xâm phạm của các doanh nghiệp khác. Họ không nhìn thấy những giá trị của tài sản trí tuệ cho đến khi bị đối thủ cạnh tranh xâm phạm.

Đừng quên lắp khóa khi xây nhà

Việc xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình giống như việc làm nhà phải có khóa cửa. Nhưng vì sao nhiều doanh nghiệp vẫn bỏ qua điều tưởng như sơ đẳng này? Nhãn hiệu là tài sản vô hình nhưng chiếm giữ vai trò rất lớn trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Khi chuẩn bị đưa một sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường, việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần nghĩ đến là phải đăng ký nhãn hiệu để tạo ra cơ sở pháp lý ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của mình.

Đào tạo nhân lực Sở hữu trí tuệ đáp ứng yêu cầu hội nhập

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều đó cũng có nghĩa khung pháp lý về sở hữu trí tuệ (SHTT) của chúng ta đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu mà tổ chức này đề ra. Pháp luật về SHTT của Việt Nam đã có những bước tiến khá mạnh như vậy thì việc đào tạo nhân lực về SHTT của Việt Nam cần được coi trọng và có biện pháp thúc đẩy đúng mức.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ: Thực thi kém

Theo đánh giá chung, VN đã có một hệ thống pháp luật hiện đại và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về sở hữu trí tuệ (SHTT). Tuy nhiên, Cục trưởng Cục SHTT Trần Việt Hùng cũng phải thừa nhận, việc thực thi Luật SHTT vẫn còn nhiều hạn chế.

Đào tạo nhân lực sở hữu trí tuệ trong các trường Đại học – Từ kinh nghiệm của trường Đại học khoa học xã hội nhân văn

Với tư cách là một trong ba trụ cột của thương mại quốc tế hiện đại, Sở hữu trí tuệ (SHTT) đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, nhất là từ khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Vấn đề bảo hộ SHTT đang đặt ra ngày càng gay gắt và cấp bách. Nhưng Việt Nam hiện nay vẫn bị đánh giá là quốc gia có tỷ lệ vi phạm quyền SHTT cao, là quốc gia đứng đầu thế giới về tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm (tới 92%).

Hội nhập quốc tế và đổi mới và cơ chế thực thi, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Theo đánh giá của các đối tác kinh tế quan trọng, Việt Nam đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ nhưng vấn đề thực thi đang cần một lộ trình và giải pháp phù hợp.