So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh ? Cách tính thuế hộ gia đình

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Phương thức kinh doanh dưới dạng hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp có sự khác biệt, ưu điểm và hạn chế như thế nào ? Và một số vấn đề pháp lý khác liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế của hộ kinh doanh sẽ được xin giấy phép phân tích chi tiết:

Mục lục bài viết

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật Doanh nghiệp 2014;

Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

2. :

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, trong khi đó đối với có một số trường hợp không phải đăng ký hoạt động. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra một số điểm khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh) cũng như những ưu, nhược điểm của hai hình thức kinh doanh này:

1. Khái niệm:

– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

– Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, và chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá 10 lao động, không có con dấu và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2. Chủ thể thành lập:

– Doanh nghiệp tư nhân: một cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, có thể là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài.

– Hộ kinh doanh: cá nhân là công dân Việt Nam, một nhóm người, một hộ gia đình.

3. Quy mô:

– Doanh nghiệp tư nhân: không giới hạn quy mô, vốn, không giới hạn số lượng lao động.

– Hộ kinh doanh: số lượng lao động không quá 10 người.

4. Địa điểm kinh doanh:

– Doanh nghiệp tư nhân: được mở nhiều địa điểm, chi nhánh.

– Hộ kinh doanh: không được mở nhiều địa điểm kinh doanh.

5. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh:

– Doanh nghiệp tư nhân: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh: Sở Kế hoạch và đầu tư.

– Hộ gia đình: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện: Phòng Kế hoạch và đầu tư.

6. Con dấu:

– Doanh nghiệp tư nhân: có con dấu riêng.

– Hộ kinh doanh: không có con dấu.

7. Thủ tục chấm dứt hoạt động.

– Doanh nghiệp tư nhân: thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp về giải thể doanh nghiệp hoặc theo quy định của Luật Phá sản về thủ tục phá sản.

– Hộ kinh doanh: không áp dụng hình thức giải thể hay phá sản. Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ gia đình tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký.

8. Ưu điểm:

– Doanh nghiệp tư nhân:  Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất  nên người chủ sở hữu này hoàn toàn chủ động trong việc quyết định bất cứ vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác, các loại hình có quy mô lớn hơn.

– Hộ kinh doanh:  Quy mô gọn nhẹ, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, phù hợp với cá nhân .

9. Hạn chế:

– Doanh nghiệp tư nhân: Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– Hộ kinh doanh: Không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ, tính chất hoạt động nhỏ. 

Trên đây là một số thông tin về hai hình thức kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình, bạn có thể tham khảo và đưa ra quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nào là phù hợp nhất cho mình.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *