Giao dịch dân sự là gì ? Xác lập giao dịch dân sự như thế nào thì hợp pháp ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Công ty luật DV Xingiayphepgiải đáp thắc mắc liên quan đến giao dịch dân sự có điều kiện và hình thức xác lập giao dịch dân sự theo luật định của bộ luật dân sự mới nhất năm 2015 hiện nay, cụ thể như sau:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

2. Nội dung phân tích

Thưa luật sư, xin hỏi: Có thể cho e vài gợi ý về mặt tích cực cũng như tiêu cực về điều kiện có hiệu lực trong giao dịch dân sự trong bộ luật dân sự 2015 được không ạ? Em cảm ơn!

Xin chào đoàn luật sư ạ. E có một vấn đề đang thắc mắc rất mong được sự tư vấn từ đoàn. Cụ thể như sau: Phân tích điều kiện trong giao dịch là loại gì?

Xin chào bạn! Tôi có đọc BLDS 2015 nhưng tôi chưa hiểu rõ về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, do đó công ty có thể tư vấn cho tôi về vấn đề này? Xin cảm ơn!

Điều 117.

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự bao gồm:

– Điều kiện về năng lực của chủ thể : Chủ thể phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. 

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân ( điều 16).

1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

– Điều kiện về thái độ của chủ thể (tính tự nguyện): Các bên trong giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện, xuất phát từ ý chí của bản thân, không có sự cưỡng ép, đe doạ..

– Điều kiện về mục đích và nội dung của giao dịch:Giao dịch phải không vi phạm các quy định của pháp luật, không trái với những chuẩn mực, đạo đức của xã hội.

– Điều kiện về hình thức của giao dịch (nếu có): Tuỳ từng giao dịch cụ thể có yêu cầu về hình thức có thể bằng văn bản hoặc lời nói, văn bản phải công chứng, chứng thực.

Như vậy, BLDS 2015 đã quy định khá chặt chẽ về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự tuy nhiên BLDS 2015 vẫn chưa quy định cụ thể thế nào là tính tự nguyện trong giao dịch . Chẳng hạn, việc tham gia giao dịch của một bên không có lợi thế về sức mạnh thị trường do sức ép của một bên có vị thế mạnh trên thị trường, hay giao dịch giữa một bên là cấp dưới trực tiếp buộc phải tham gia giao dịch vì sợ “uy thế” của cấp trên có bị coi là không đáp ứng điều kiện “hoàn toàn tự nguyện” vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ

Cho em hỏi giả sử có trường hợp như thế này: Ông A có giấy chứng nhận sở hữu nhà chung cư và bán căn nhà cho ông B xong ông B lại bán cho ông C và ông C bán cho D Sau đó phát hiện ra ông A bị tâm thần phân liệt thì giao dịch giữa ông C và ông D có hiệu hay vô hiệu ạ ?

Theo quy định tại điều 117 BLDS 2015, nếu ông C và ông D đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch mua bán nhà thì giao dịch giữa ông C và ông D có hiệu lực. Ông A bị tâm thần không liên quan đến giao dịch giữa ông C và ông D.

Phân tích quy định về hình thức của giao dịch dân sự và ảnh hưởng của hình thức đến hiệu lực của giao dịch dân sự?

Điều 119. Hình thức của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

 Theo đó, hình thức của giao dịch dân sự cũng là một trong những điều kiện để một giao dịch dân sự được coi là hợp pháp, Nếu giao dịch dân sự không đáp ứng các điều kiện về hình thức thì giao dịch dân sự vô hiệu.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *